Vàng da sơ sinh tình trạng hồng cầu bị vỡ, chức năng chuyển hóa bilirubin của gan chưa hoàn thiện. Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có thể gây biến chứng vàng da nhân não, chậm phát triển thậm chí là tử vong. Do đó cha mẹ cần nắm được chỉ số Bilirubin vàng da ở trẻ sơ sinh và cách phân biệt vàng da sinh lý với vàng da bệnh lý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích về vấn đề này cho bạn đọc.
Chỉ số Bilirubin là gì?
Bilirubin là gì? Là một sắc tố mật hình thành từ sự thoái hóa Heme- một thành phần có trong Hemoglobin của hồng cầu. Quá trình này diễn ra ở lưới nội mạc võng mô như: gan, lách, tủy xương.
Chỉ số Bilirubin trong máu gồm: bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp và bilirubin gián tiếp. Chỉ số này rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh lý liên quan đến máu, cơ quan tạo máu, gan mật, bệnh nhiễm trùng, siêu vi, phân biệt một số bệnh vàng da.
Những điều cần biết về chỉ số Bilirubin vàng da ở trẻ sơ sinh
Nồng độ bilirubin cao hơn mức bình thường có thể gây ra tình trạng vàng da, nước tiểu có màu đậm, xuất hiện các vết bầm tím có màu vàng trên da.
Hiện tượng vàng da xảy ra phổ biến ở 25- 30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng vì trẻ nhỏ có lượng tế bào hồng cầu cao mà các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Trong khi đó gan của trẻ lại chưa phát triển hoàn thiện để có thể lọc bỏ hết Bilirubin trong máu gây nên hiện tượng vàng da.
Khi trẻ được 2 tuần tuổi, gan đã phát triển hoàn thiện hơn và có thể xử lý được Bilirubin nên bệnh vàng da tự khỏi mà không gây ra di chứng nguy hiểm nào.
Chỉ số Bilirubin vàng da ở trẻ sơ sinh thế nào là bình thường?
Chỉ số vàng da ở trẻ sơ sinh được đánh giá là bình thường khi:
Bilirubin toàn phần:
- Ở trẻ sơ sinh có chỉ số bilirubin < 10 mg/dl hay < 171μmol/L.
- Trên 1 tháng tuổi có chỉ số bilirubin 0.3 – 1.2 mg/dl hay 5.1 – 20.5 μmol/L.
- Người lớn có chỉ số bilirubin 0.2 – 1.0 mg/dL hay 3.4 – 17.1 μmol/L.
Chỉ số bilirubin bình thường ở trẻ sơ sinh là bao nhiêu?
Bilirubin trực tiếp:
- Bình thường 0 – 0.4 mg/dl hay 0 - 7 μmol/L
Bilirubin gián tiếp:
- Bình thường 0.1 -1.0 mg/dL hay 1 - 17 μmol/L
Tỷ lệ Bilirubin trực tiếp/ Bilirubin toàn phần:
Phân loại và nhận biết các loại vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể là vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý (vàng da nguy hiểm). Do đó mẹ cần phân biệt được 2 loại này, chú ý quan sát và theo dõi những thay đổi trong cơ thể trẻ để có phương án xử lý kịp thời, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và an toàn.
Vàng da sinh lý
Vàng da sinh lý là tình trạng vàng da xuất hiện sau 24 giờ sau sinh. Với những trẻ được sinh ra đủ tháng hoặc có sức khỏe bình thường thì hiện tượng vàng da thường là vàng da sinh lý, nó sẽ tự khỏi trong khoảng 7 ngày đối với trẻ sinh đủ tháng, còn với trẻ sinh non thì lâu hơn, có thể kéo dài đến 14 ngày mới hết.
Vàng da sinh lý sẽ tự biến mất trong vòng 2 tuần đầu sau sinh
Chỉ số vàng da của trẻ sơ sinh quy định mức độ vàng da của bé. Vàng da sinh lý mức độ nhẹ biểu hiện chỉ đơn thuần là vùng da ở vùng mặt, cổ, bụng, ngực có màu vàng, kể cả nước tiểu cũng màu vàng và không kèm theo triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, bỏ bú hoặc gan to, mệt mỏi,…
Với trẻ đủ tháng thì nồng độ bilirubin không quá 12mg% còn với trẻ thiếu tháng thì không vượt 14mg%. Bên cạnh đó thì tốc độ tăng bilirubin không vượt quá 5mg% trong 24h.
Mức độ nguy hiểm: Bệnh không gây nguy hiểm và tự biến mất trong 2 tuần.
Vàng da bệnh lý
Vàng da bệnh lý là dấu hiệu trẻ đang mắc phải căn bệnh nào đó, tình trạng này cũng xuất hiện ngay trong 24h sau sinh nhưng lại không tự biến mất. Mức độ vàng da nghiêm trọng khi toàn thân, lòng bàn tay, chân và mắt trẻ đều vàng đi kèm với các dấu hiệu như mệt mỏi, lừ đừ, bỏ bú, co giật. Tốc độ của chỉ số Bilirubin trong máu tăng nhanh.
Vàng da bệnh lý gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời
Nguyên nhân gây bệnh:
- Bất đồng nhóm giữa mẹ và bé
- Mắc bệnh lý tan máu
- Xuất huyết dưới da
- Chậm đi phân su
- Nhiễm virus bào thai
- Mắc bệnh lý gan mật bẩm sinh
Mức độ nguy hiểm: vàng da sơ sinh bệnh lý nếu không được xử lý sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thần kinh khiến trẻ bại não hoặc tử vong.
Chính vì thế, nếu thấy trẻ có biển hiện kể trên cần đưa ngay đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Chỉ số bilirubin bao nhiêu thì trẻ cần được đi khám
Chỉ số Bilirubin bình thường ở trẻ sơ sinh là dưới 10 mg/dl hay dưới 171μmol/L. Trong ngày đầu vừa sinh thì chỉ số bilirubin ở trẻ sơ sinh sẽ cao hơn những ngày sau. Bác sĩ sẽ dựa vào nguy cơ mắc bệnh, tuổi của em bé để định lượng nồng độ bilirubin. Mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra ngay nếu:
Chỉ số bilirubin ở trẻ sơ sinh bao nhiêu là cao?
- Chỉ số bilirubin vàng da tăng quá nhanh tại 1 thời điểm, tăng khoảng hơn 5mg/dl mỗi ngày, hiện tượng này thường gặp ở vàng da tan máu (nhóm máu 2 mẹ con bất đồng).
- Chỉ số bilirubin vượt qua ngưỡng trên 15mg/dl.
- Thời gian da vàng quá dài, kéo dài hơn 7- 10 ngày, nếu quá 2 tuần vẫn chưa hết thì cần chú ý.
Dấu hiệu vàng da trẻ cần đi khám
Dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh liệt kê dưới đây, dù là có ít nhất 1 dấu hiệu thì mẹ cũng cần đưa con đến cơ sở y tế để tìm bác sĩ tìm nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời:
Vàng da dễ nhận biết bằng mắt thường
- Vàng da xuất hiện sớm, cụ thể là trước 48 giờ sau sinh.
- Vàng toàn thân gồm cả lòng bàn tay và chân.
- Trẻ sinh đủ tháng thì tình trạng vàng da kéo dài trên 1 tuần còn trẻ sinh thiếu tháng thì trên 2 tuần.
- Trẻ vàng da kèm các dấu hiệu bú ít, co giật, sốt, phân bạc màu,...
Vàng da dễ dàng nhận biết bằng mắt thường, nếu da trẻ đỏ hồng hoặc đen khiến bố mẹ khó nhận biết thì hãy dùng ngón tay ấn nhẹ lên da trong vài giây rồi buông ra, nếu trẻ bị vàng da thì nơi vừa ấn sẽ có màu vàng rõ rệt. Do đó cha mẹ hãy quan sát tỉ mỉ và theo dõi sự thay đổi của bé mỗi ngày để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Phòng ngừa tình trạng vàng da sơ sinh
- Chăm sóc sức khỏe tốt khi mang thai bằng cách thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học đồng thời khám thai theo đúng lịch hẹn để sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý trong thai kỳ nếu có.
- Cho trẻ bú sữa ngay sau sinh, đây là sữa non nên rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ.
- Giữ ấm cho trẻ để không bị hạ thân nhiệt, hạ đường huyết và đi phân su sớm ngay sau sinh.
Tắm nắng cho trẻ để phòng vàng da sơ sinh
- Cho trẻ tắm nắng mỗi ngày và bổ sung vitamin D nếu có chỉ định của bác sĩ.
- Phòng ngủ đảm bảo đủ sáng để theo dõi sự thay đổi màu sắc da trẻ.
Nếu chỉ số Bilirubin vàng da ở trẻ sơ sinh của trẻ tăng nhanh hoặc thấy trẻ có biểu hiện vàng da sinh lý cần đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám. Bệnh viện đa khoa Phương Đông có chuyên khoa Nhi với đội ngũ bác sĩ có trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn, đồng thời hệ thống máy móc hiện đại giúp phân tích số liệu chính xác 100% giúp chẩn đoán đúng mức độ bệnh và tiến hành điều trị sớm, với phác đồ phù hợp nhất. Quý khách đặt lịch khám vui lòng liên hệ qua Hotline 1900 1806.