Trẻ sơ sinh bị vàng da - những điều cha mẹ cần lưu ý

Hương Thắm

21-08-2020

goole news
16

Bệnh vàng da sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng này thường biến mất sau 1 đến 2 tuần sau sinh nhưng có trường hợp kéo dài hơn do các bệnh lý nguy hiểm về gan. Vậy bé sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không? 

Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

Trẻ sơ sinh có 2 dạng vàng da là: sinh lý và bệnh lý

  • Vàng da sinh lý: xảy ra khi trẻ được 1-7 ngày tuổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường và hiện tượng này sẽ tự hết, không cần điều trị và không nguy hiểm.
  • Vàng da bệnh lý hay vàng da nhân thường gặp ở trẻ sinh non. Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt từ đầu đến chân ngay khi lọt lòng. Nếu không được điều trị đúng mức, trẻ sẽ bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.

trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Làm thế nào để phát hiện vàng da?

Phụ huynh cần theo dõi vàng da ở trẻ dưới ánh sáng mặt trời hằng ngày. Dùng tay ấn vào vùng trán, mặt, ngực, bụng, trên rốn, dưới rốn, đùi, cẳng chân, bàn chân, bàn tay… của trẻ để xác định trẻ bị vàng da. Một số em bé da đỏ sẽ khó thấy, nên khi ấn vào thấy để lại màu vàng của da phía dưới chỗ ấn, đây là cách nhận biết vàng da dễ nhất mà phụ huynh có thể lưu ý để theo dõi trẻ.

Vàng da được chia thành 2 mức độ:

  • Nhẹ: Da hơi vàng ở mặt, thân mình, trẻ vẫn bú tốt.
  • Nặng: Da vàng sậm, lan xuống tay, chân; trẻ bú kém, bỏ bú; hoặc vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh. Những trẻ sinh non, nhiễm trùng, sinh ngạt dễ bị vàng da nặng.

Biểu hiện vàng da bệnh lý dễ dàng phát hiện bằng mắt thường

Biểu hiện vàng da bệnh lý dễ dàng được phát hiện bằng mắt thường

Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không?

Phần lớn ba mẹ lo lắng đặt câu hỏi trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không? có nguy hiểm không? Trong phần lớn các trường hợp, vàng da ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng mà bố mẹ cần phải lo lắng. Nếu nồng độ bilirubin của con quá cao, bệnh vàng da có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thần kinh bé. Hội chứng này gọi là kernicterus, có thể làm cho bé điếc, chậm phát triển hoặc bại liệt. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc phải hội chứng kernicterus là không cao.

Cách chăm sóc trẻ vàng da

Đối với những trẻ sơ sinh bị vàng da nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng những cách sau để giúp trẻ điều trị được tốt hơn

  • Cho trẻ ăn thường xuyên để đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa và giúp gan hoạt động tốt.
  • Cho con ngừng bú sữa mẹ tạm thời trong trường hợp sữa mẹ có thể khiến bé phát triển bệnh vàng da. Lúc này, có thể sử dụng sữa công thức cho trẻ ăn. Mẹ cũng nên tiếp tục hút sữa ra ngoài để tránh mất sữa, đảm bảo có sữa khi bé sẵn sàng ăn sữa mẹ.
  • Vệ sinh thân thể cho bé cẩn thận và giữ ấm cho trẻ
  • Nên để trẻ gần cửa sổ có ánh nắng mặt trời dịu và cho trẻ tắm nắng.
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng vàng da của trẻ cho đến hết 7-10 ngày sau sinh. Cần chú ý quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi đủ ánh sáng. Nếu cảm thấy khó nhận biết thì có thể áp dụng cách sau: ấn nhẹ ngón tay cái của trẻ vào vùng da phía trong của đùi, giữ vài giây rồi buông ra. Nếu thấy ngón tay có màu vàng thì trẻ bị vàng da.
  • Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường mẹ cần đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị. Tránh những biến chứng không đáng có thể xảy ra.

Khi nào bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ khám?

  • Da của bé ngày càng bị vàng nhiều hơn
  • Màu vàng ở mặt, mắt đã lan đến bụng, cánh tay hoặc chân của trẻ
  • Em bé trở nên chậm chạp, khó thức dậy
  • Bạn không thể cho bé ăn hoặc bú tốt, hoặc bé rất kén chọn ăn uống
  • Bé bị sốt hoặc khóc thét

cách chăm sóc trẻ vàng da

Trẻ sơ sinh bị sốt, bỏ bú cũng cha mẹ cần cho con đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?

Nếu em bé sơ sinh bị vàng da, mẹ cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, và thực hiện chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh để đảm bảo lượng dưỡng chất cho con bú.

Ăn đầy đủ, đa dạng 4 nhóm thức ăn

Theo các bác sĩ sản khoa tại bệnh viện Đa khoa Phương Đông đều khuyên ăn đa dạng thực phẩm trong 4 nhóm chất sau:

  • Nhóm chất bột đường
  • Nhóm chất đạm
  • Nhóm chất béo
  • Nhóm vitamin và khoáng chất

Bổ sung trái cây có công dụng thải độc

Ngoài thực phẩm ở 4 nhóm chất, mẹ cần bổ sung thêm các loại trái cây có khả năng thải độc rất tốt như: quả bơ, chanh, dưa hấu, bưởi, dưa chuột... để kích thích men gan, lọc thận, giải độc gan.
Đặc biệt, những loại hoa quả này còn rất tốt cho quá trình tiết sữa nuôi con của mẹ.

Bổ sung rau xanh

Nếu không may em bé của bạn bị vàng da sinh lý, mẹ cần đặc biệt ưu tiên đến các món rau xanh trong bữa ăn.
Một số loại rau xanh rất ngon miệng như cải xoăn, măng tây, bông cải xanh, rong biển, củ xả giúp nguồn sữa mẹ chất lượng hơn đẩy lùi bệnh vàng da ở bé sơ sinh.

Uống nhiều nước

Với từ 2 lít đến 2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào hơn để thanh lọc cơ thể, giải độc gan cho bé qua việc phân giải được hết bilirubin sản sinh trong quá trình thay mới hồng cầu.
Uống trà thảo dược
Một số trà thảo dược có tác dụng thải độc, đẩy nhanh hết sạch dịch và đặc biệt giúp cho mẹ mới sinh em bé cảm thấy thoải mái tinh thần hơn. Một số loại trà thảo dược thông dụng như trà hoa cúc, trà atisô, trà mật ong và chanh, trà gừng, trà cam thảo và táo gai…

Cần tư vấn thêm, cha mẹ vui lòng liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo số Hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
14,924

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám