Chữa cảm lạnh bằng gừng có hiệu quả không? Bằng cách nào?

Thu Hiền

27-11-2023

goole news
16

Gừng (Zingiber officinale) là vị thuốc nổi tiếng trong Đông Y với phần rễ (củ) được sử dụng nhiều nhất. Củ gừng có vị cay, tính ấm nên người Việt xưa thường chữa cảm lạnh bằng gừng. Liệu cách trị cảm này có hiệu quả hay không? Cùng tìm hiểu chi tiết về điều đó trong bài viết này của Bệnh viện Phương Đông nhé.

Sử dụng gừng trị cảm lạnh có hiệu quả không?

Gừng là thảo dược có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm ấm áp. Những đặc điểm này của nó đến từ các loại dầu tự nhiên có trong thân cây. Nổi bật nhất chính là dầu gingerol - hợp chất sinh học quan trọng nhất trong củ gừng.

Gừng tươi là vị thảo dược vàng, có tác dụng giải cảm rất tốt

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, gingerol có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh. Chính vì vậy, nó được dùng trong đông y với khả năng hỗ trợ tiêu hóa, giảm cảm giác buồn nôn và ngăn tình trạng đầy hơi, khó chịu. Đặc biệt, tinh dầu ấm nóng còn giúp giải cảm, chống lại các triệu chứng khó chịu cảm lạnh thông thường.

Chính vì vậy, bạn có thể an tâm là gừng sẽ giúp trị cảm lạnh. Khi dùng đúng cách, cảm giác khó chịu, đau họng, triệu chứng viêm đường hô hấp cũng vì thế mà giảm đi. Người bệnh sẽ sớm khỏe lại nhờ vị thuốc tự nhiên này đấy.

Làm giảm các triệu chứng của sốt rét bằng gừng tươi

Khi bị cảm, triệu chứng sốt rét sẽ khiến người bệnh kiệt sức nhanh. Nguyên nhân là do thân nhiệt giảm, làm các cơ quan bị ảnh hưởng và người bệnh lả đi.

Chính vì vậy, việc làm giảm đi những triệu chứng khó chịu của bệnh sốt rét có ý nghĩa rất lớn. Thực hiện càng sớm, bệnh cảm sẽ ít ảnh hưởng và cơ thể bạn cũng sẽ mau phục hồi hơn nhiều.

Dưới đây là cách đơn giản để sử dụng gừng trong cách làm giảm triệu chứng sốt rét khó chịu. Cụ thể như sau:

  • Lấy 10 gam gừng tươi, rửa thật sạch với nước.
  • Giữ nguyên vỏ, giã nát trong cối.
  • Hòa phần gừng đã giã với nước sôi, khuấy đều để tạo thành một hỗn hợp.
  • Cho thêm vào nước 10 gam đường trắng, quấy đều.

Uống ngay hỗn hợp này khi còn nóng. Sau đó nằm nghỉ, đắp chăn kín cho cơ thể ra mồ hôi là các triệu chứng cảm, sốt rét sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Chế biến gừng để chữa trị cảm lạnh

Dưới đây, Bệnh viện Phương Đông sẽ giúp bạn có một số cách đơn giản để sử dụng gừng tươi trong điều trị cảm lạnh. 

Cháo gừng

Khi nấu cháo gừng với một chút thịt bằm, bạn có thể bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, hơi nóng từ cháo và gừng tươi sẽ giúp người ăn đổ mồ hôi để giải cảm hiệu quả.

Cháo gừng giúp làm nóng, làm ấm cơ thể Cháo gừng giúp làm nóng, làm ấm cơ thể 

Để nấu cháo gừng, bạn chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 100 gam gạo
  • 70 gam thịt heo bằm
  • 5 gam gừng tươi
  • 10 gam hành lá
  • 2 củ hành tím
  • Các loại gia vị cơ bản trong bếp

Cách nấu cháo thịt bằm và gừng như sau:

  • Đem gọt vỏ gừng, sau đó thái thành từng sợi mỏng.
  • Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tím bóc vỏ, thái thành từng lát mỏng.
  • Ướp thịt băm với một chút hạt nêm, hạt tiêu để thịt đậm vị và thơm hơn.
  • Gạo vo sạch, ninh nhừ sau đó chi thịt băm và hành tím thái mỏng vào nấu thêm một chút.
  • Nêm nếm các loại gia vị cần thiết, khuấy đều đến khi cảm thấy vừa ăn là dùng được ngay.

Trà sả gừng

Trà sả gừng có tác dụng giải khát tốt, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Cả 2 nguyên liệu này đều có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và làm thông đường thở.

Để pha trà gừng sả, bạn chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 1 lít nước
  • 200 gam đường phèn
  • 1 củ gừng tươi
  • 1 quả chanh tươi

Sau khi chuẩn bị đủ nguyên liệu, bạn pha trà theo cách sau:

  • Bạn đun đường phèn với phần nước đã chuẩn bị cho tan hoàn toàn
  • Sả rửa sạch, bóc phần vỏ úa bên ngoài, bỏ gốc và đập dập, cắt thành từng khúc ngắn cỡ 2cm.
  • Gừng rửa sạch, giữ nguyên vỏ và thái thành từng lát mỏng sau đó đập dập.
  • Cho sả vào nồi nước đường đun 5 phút. Sau đó cho gừng đun thêm 2 phút.
  • Thêm vào nồi ½ thìa muối rồi khuấy đều để hỗn hợp tan hoàn toàn.
  • Tắt bếp, ủ trà trong vòng 30 phút là có thể dùng được ngay. Bạn nên dùng trà nóng để tăng hiệu quả giải cảm lên nhé.

Mọi thắc mắc cần tư vấn về cảm lạnh cũng như các bệnh khác, vui lòng gọi số tổng đài 19001806 hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé.

Nước chanh sả gừng

Nước uống chanh, sả gừng được sử dụng để giải cảm từ lâu trong dân gian. Các nguyên liệu để nấu món nước này như sau:

  • 4 quả chanh tươi
  • 10 cây sả
  • 1 củ gừng nặng khoảng 100 gam
  • 300 gam đường phèn
  • 1 ít muối trắng

Nước chanh sả gừng khá hiệu quảNước chanh sả gừng khá hiệu quả

Khi đã đủ nguyên liệu, bạn nấu nước uống theo các bước sau:

  • Sả bỏ đi phần lá xanh, các lá xấu rồi rửa sạch. Đập dập, cắt thành từng khúc cỡ 3cm.
  • Gừng rửa sạch (giữ hoặc cạo vỏ tùy ý), đập dập rồi cắt thành từng miếng vừa ăn cỡ 0,5 cm là được.
  • Chanh rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng ở giữa để trang trí. Phần còn lại thì vắt lấy nước cốt vào cốc để bỏ hạt.
  • Bắc nồi lên bếp, đổ vào 2 lít nước sau đó nấu sôi. Lần lượt cho sả, gừng và đường phèn, 1 nhúm muối vào nồi. Sau đó đun sôi khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp.

Bạn giữ nồi ủ trên bếp 30 phút. Sau đó, nhắc xuống, vớt hết sả gừng ra ngoài sau đó lọc lại nước gừng qua rây để lấy nước trong. Bạn có thể uống ngay hoặc để tủ lạnh dùng dần trong ngày đều được.

Trà gừng mật ong

Nếu bạn đang tìm một loại thuốc chữa cảm lạnh tự nhiên, trà gừng mật ong là lựa chọn không thể bỏ qua. Bạn đem 1 củ gừng đi rửa sạch, sau đó gọt vỏ và thái thành từng lát mỏng.

Đun sôi 500ml nước, sau đó cho vào nước 4 - 6 lát gừng tươi và đun âm ỷ trong 10 phút. Rót nước qua rây để lọc bỏ cặn, các lát gừng.

Sau đó, bạn thêm lượng mật ong tùy thích vào nước gừng. Có thể thêm 1 vài lát chanh sau đó uống ngay khi còn nóng là được.

Xông hơi với gừng để chữa cảm lạnh

Xông hơi là biện pháp giúp cơ thể đổ mồ hôi, đồng thời đưa tinh dầu có ích vào sâu trong phế quản để đẩy lui cảm lạnh nhanh nhất.

Chi tiết cách xông hơi bằng gừng

Trong dân gian, gừng đã được dùng như một thành phần quan trọng để nấu nước xông hơi, giải cảm. Ngoài gừng, bạn sẽ cần thêm sả, lá chanh, bạc hà, hương nhu… Những loại thảo dược tự nhiên này sẽ giúp tăng tác dụng khi xông hơi, làm giảm các triệu chứng cảm lạnh nhanh chóng.

Các loại thảo dược cơ bản cần có trong nồi nước xôngCác loại thảo dược cơ bản cần có trong nồi nước xông

Cách xông hơi với gừng để giải cảm như sau:

  • Bạn chuẩn bị các nguyên liệu để nấu nước xông là: gừng, lá bạc hà, hương nhu, lá bưởi, lá chanh tươi, sả…
  • Rửa lại thật sạch các nguyên liệu, giữ nguyên vỏ của gừng và cuống của cây sả. Sau đó bạn đập dập các loại nguyên liệu này.
  • Cho tất cả vào một nồi lớn, đổ nước ngập ⅔ nồi sau đó đun với lửa lớn. Sau khoảng 3 - 5 phút thì tiến hành xông hơi.

Bạn ngồi trong phòng kín gió, sau đó cởi bỏ quần áo ngoài. Ngồi trên nền đất, nghiêng người sang một bên. Đặt nồi nước xông vừa đun nóng lên trước mặt, chùm một chăn lên trên, mở nồi xông cho hơi nước nóng bên trong xông ra từ từ. Nên chú ý điều chỉnh cỡ mở vung để tránh bị nóng quá nhé.

Những lưu ý quan trọng khi xông hơi với gừng

Trong suốt quá trình xông hơi với gừng sả, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Thời gian xông hơi mỗi lần khoảng 10 - 15 phút. Mỗi ngày bạn nên xông hơi 1 lần.
  • Trong quá trình xông hơi, nên chú ý hít sâu, thở mạnh để tinh dầu gừng, tinh dầu sả và các loại tinh dầu khác đi sâu vào trong phế nang, làm sạch đường thở.
  • Sau khi xông hơi xong, bạn mở chăn ra, lau sạch mồ hôi thật kỹ bằng khăn mềm rồi mặc quần áo vào.
  • Khi xông hơi, nên có người một người ngồi cùng giám sát để tránh xảy ra sự cố.
  • Chỉ xông hơi nếu người bệnh còn khỏe mạnh, không có triệu chứng kiệt sức. Nếu không, rất dễ xảy ra tai nạn trong quá trình xông hơi.
  • Xông hơi nên áp dụng vào 1-2 ngày đầu bị bệnh, không nên xông hơi khi đã bị nhiễm cảm sâu.
  • Không xông hơi khi trong các trường hợp: ra nhiều mồ hôi, mất nước, bị mất máu nhiều, bị bệnh ngoài da, bị chóng mặt, bị huyết áp cao, tim mạch, là phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 12 tuổi.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng gừng chữa cảm lạnh

Khi sử dụng gừng tươi trong điều trị cảm, bạn nên lưu ý những điều sau đây để tránh tác dụng phụ, gây cảm giác khó chịu cho cơ thể nhé.

  • Gừng có tính cay, nóng nên nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây nóng trong, tạo cảm giác khó chịu.
  • Không để gừng tiếp xúc lâu với 1 vùng da. Nếu không có thể khiến da bị kích ứng, khó chịu.
  • Dù khá hiếm gặp, nhưng một số người sau khi sử dụng gừng theo đường uống có triệu chứng ợ chua, tiêu chảy, kích ứng quanh vòm miệng. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm là sau khi ngừng sử dụng gừng triệu chứng sẽ sớm biến mất.
  • Phụ nữ có thai nên thận trọng hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng gừng để điều trị cảm cúm. Không dùng quá nhiều gừng vì có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Những cách chữa trị cảm cúm, sử dụng gừng tươi chỉ chỉ nên áp dụng nếu người bệnh bị nhẹ, mới khởi phát chưa lâu. Khi đã chuyển nặng, nên sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ.
  • Dùng quá nhiều gừng có thể gây ảnh hưởng đến cơ chế đông máu của cơ thể. Nếu bạn bị bệnh chống đông máu hay các vấn đề liên quan, không sử dụng gừng để trị cảm nhé.

Hãy thận trọng khi sử dụng gừng để bảo vệ sức khỏe nhéHãy thận trọng khi sử dụng gừng để bảo vệ sức khỏe nhé

Lời kết

Với bài viết này, Bệnh viện Phương Đông đã giúp bạn có được cách chữa cảm lạnh bằng gừng hiệu quả, an toàn tại nhà. Nếu bạn cần hỗ trợ điều trị cảm lạnh nặng hay muốn tư vấn thêm về bệnh, liên hệ ngay Bệnh viện Phương Đông nhé.

Mọi thắc mắc cần tư vấn, vui lòng liên hệ số điện thoại tổng đài 19001806 hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,926

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám