Những cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai hiệu quả mà mẹ bầu nên biết

Bích Ngọc

01-06-2024

goole news
16

Phụ nữ có thai thường gặp rất nhiều các vấn đề liên quan đến phụ khoa. Cơ thể có sự thay đổi về nội tiết tố khiến vùng kín xuất hiện mùi hôi khó chịu. Vậy mẹ bầu nên làm gì để chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Vì sao vùng kín có mùi hôi khi mang thai?

Vùng kín có mùi hôi khó chịu khi mang thai là một trong những trường hợp mẹ bầu có thể gặp phải. Hầu hết chị em phụ nữ gặp tình trạng này ở thời điểm nào đó trong thai kỳ. Một số nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi có thể kể đến như:

Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu có mùi hôi khó chịu ở vùng kín. 

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi rất nhiều, đó là hormone progesterone và estrogen sẽ tăng nhanh để hình thành nhau thai giúp nuôi dưỡng thai nhi. 

Không chỉ vậy, nồng độ prolactin cũng tăng lên để mẹ bầu có thể sản xuất sữa. Đây là những nội tiết tố thay đổi và nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi và âm đạo tiết nhiều dịch. 

Nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị hôi vùng kín là do thay đổi nội tiết tốNguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị hôi vùng kín là do thay đổi nội tiết tố

Mất cân bằng độ pH

Thông thường, độ pH của âm đạo từ 3.8 đến 4.5, độ pH này sẽ giúp âm đạo luôn trong trạng thái ổn định bởi vi khuẩn có lợi và hệ vi sinh vật tự nhiên trong âm đạo. Khi mang thai, lượng máu chảy qua vùng âm đạo tăng khiến cho độ pH có sự thay đổi. Do đó âm đạo dễ bị nhiễm khuẩn và làm vùng kín bị hôi. 

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng âm đạo trong quá trình mang thai là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu ra khí hư có mùi hôi. Khi bị nhiễm trùng, bên cạnh dịch âm đạo có mùi, mẹ còn có cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng có thể là vi khuẩn hoặc nấm. 

Chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống khi mang thai cũng khiến vùng kín có mùi hôi. Nếu mẹ bầu ăn nhiều thực phẩm “nặng mùi” như tỏi, đồ ăn cay,... thì dịch âm đạo có mùi cũng là điều dễ hiểu.

Vùng kín ra nhiều khí hư có mùi hôi khiến mẹ bầu cảm thấy tự ti, khó chịu. Ngoài ra, trong thời gian này, vi khuẩn và nấm men dễ dàng tấn công âm đạo gây viêm, ngứa,... Đặc biệt, chúng có thể tấn công vào cổ tử cung gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu nên chủ động chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai để không gây ảnh hưởng đến bản thân và bé. 

Chế độ ăn uống cũng có thể khiến mẹ bầu có mùi hôi tại vùng kínChế độ ăn uống cũng có thể khiến mẹ bầu có mùi hôi tại vùng kín

Cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai

Nếu mẹ bầu mong muốn chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ có thể tham khảo một số cách khắc phục mùi hôi an toàn hiệu quả dưới đây: 

Vệ sinh vùng kín đúng cách 

Để chấm dứt tình vùng kín có mùi hôi, mẹ bầu nên vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Mẹ có thể vệ sinh bằng nước ấm thông thường hoặc một số dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, an toàn đối với mẹ bầu. Khi lựa chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh, cần chú ý đến độ pH để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường pH tự nhiên của vùng kín. 

Ngoài ra, chị em phụ nữ có thể cắt tỉa lông vùng kín gọn gàng và tránh để nước tiểu ứ đọng sau khi đi vệ sinh. 

Lựa chọn đồ lót phù hợp với cơ thể

Đồ lót có chất liệu bằng cotton có khả năng thấm hút mồ hôi khá tốt và giúp thông thoáng. Đặc biệt, mẹ nên lựa chọn đồ lót vừa vặn với cơ thể mình, tránh mặc quá chật. Việc lựa chọn đồ lót không phù hợp có thể khiến vi khuẩn tích tụ gây ra mùi hôi. 

Lựa chọn đồ lót phù hợp sẽ giúp chữa mùi hôi vùng kín khi mang thaiLựa chọn đồ lót phù hợp sẽ giúp chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai

Lựa chọn thực phẩm không gây mùi

Một số loại thực phẩm có thể khiến vùng kín có mùi hôi như hành, tỏi, cần tây,... Nếu muốn mùi hôi không xuất hiện, mẹ nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này. 

Ngoài ra, một số loại đồ ăn khác như: Đồ cay nóng, chiên rán, đường,... cũng có có thể khiến mẹ bầu ra khí hư có mùi hôi. Vì vậy, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm trên là cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai khá hiệu quả và đơn giản. 

Uống đủ nước giúp chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai

Mẹ bầu uống đủ nước sẽ giúp giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng hay mùi hôi ở vùng kín. Uống nước giúp nước tiểu loãng, giảm mùi khó chịu. Hơn nữa, uống nước còn lợi tiểu, đào thải vi khuẩn theo đường nước tiểu nên giảm mùi hôi vùng kín. 

Không những vậy, uống đủ nước còn giúp mẹ bầu ngừa táo bón, giảm chuột rút và vận chuyển dinh dưỡng đến thai nhi dễ dàng hơn,...

Mẹ bầu uống đủ nước mỗi ngày là cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai hiệu quảMẹ bầu uống đủ nước mỗi ngày là cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai hiệu quả

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nếu mẹ bầu bị hôi vùng kín do nhiễm trùng, hãy đi khám và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý sử dụng thuốc vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Xem thêm:

Khi nào vùng kín có mùi cần đi khám?

Vùng kín có mùi khi mang thai có thể nguyên nhân từ thay đổi nội tiết tố hoặc chế độ ăn có sự thay đổi. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên đi khám để không gây nhiễm trùng hoặc có vấn đề khác về sức khoẻ có thể ảnh hưởng đến bé. 

Mùi hôi kéo dài

Dịch âm đạo có mùi hôi có thể kéo dài trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm dịch có màu sắc khác thường, mẹ nên đi khám vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm âm đạo do nấm men hoặc vi khuẩn. 

Có cảm giác ngứa ngáy khó chịu

Nếu khí hư có mùi đi kèm ngứa ngáy dai dẳng, khó chịu bên trong âm đạo thì đó có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo do nhiễm trùng. Mẹ bầu nên đi khám để được kiểm tra và điều trị phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. 

Khi vùng kín có mùi kéo dài gây ngứa ngáy thì mẹ nên đến bác sĩ kiểm traKhi vùng kín có mùi kéo dài gây ngứa ngáy thì mẹ nên đến bác sĩ kiểm tra

Lây truyền qua đường tình dục

Một số bệnh lây qua đường tình dục cũng có thể khiến khí hư có mùi hôi. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, mẹ bầu cần đi khám để điều trị sớm, tránh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của bé. 

Đau và viêm nhiễm

Nếu mẹ bầu có cảm giác đau, nóng rát khi quan hệ tình dục hoặc khi đi tiểu và có khí hư có mùi hôi thì nên đi khám. Đây là dấu hiệu cảnh báo của nhiễm trùng. 

Dịch âm đạo có mùi hôi đi kèm các dấu hiệu khác

Dịch âm đạo có màu sắc, kết cấu bất thường và có mùi tanh thì mẹ bầu cũng nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị sớm nhất có thể. 

Phòng ngừa tình trạng vùng kín có mùi hôi khi mang thai

Giữ vệ sinh vùng kín luôn sạch sẽ là cách chữa hôi vùng kín khi mang thai đơn giản nhất. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa dưới đây:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục. 
  • Không thụt rửa sâu trong âm đạo và sử dụng dung dịch vệ sinh có tính tẩy mạnh. 
  • Lựa chọn quần lót thoải mái, thông thoáng để vùng kín không bị bí bách. 
  • Bổ sung nước đầy đủ giúp giảm tình trạng âm đạo có mùi hôi đáng kế. 
  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết để mẹ và bé đều khỏe mạnh. 
  • Thăm khám thai định kỳ để phát hiện sớm những vấn đề bất thường và có phương án điều trị kịp thời. 

Chú ý thực hiện những lưu ý sẽ giúp chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai hiệu quảChú ý thực hiện những lưu ý sẽ giúp chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai hiệu quả

Chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và tự tin hơn. Chính vì vậy, khi thấy dịch âm đạo xuất hiện mùi hôi, mẹ bầu có thể tham khảo một số phương pháp chữa hôi vùng kín mà Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã chia sẽ qua bài viết dưới đây. 

Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho mẹ bầu những thông tin cần thiết để chữa mùi hôi tại vùng nhạy cảm. Nếu tình trạng bệnh không giảm, mẹ hãy chủ động đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên môn kiểm tra và tư vấn điều trị phù hợp, tránh để mùi hôi kéo dài lâu gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Chị em có các thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,061

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám