Chướng bụng khó thở là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Phạm Thị Lương

13-03-2024

goole news
16

Chướng bụng khó thở là bệnh lý của hệ tiêu hoá có thể gặp cả ở trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh gây khó chịu, đau từ mức độ nhẹ, trung bình đến dữ dội. Cần theo dõi để xử lý nếu đó là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.

Chướng bụng khó thở là gì?

Tức bụng khó thở là hiện tượng khá phổ biến với cảm giác căng tức và khó chịu do áp lực vùng bụng tăng lên. Đa số là do rối loạn tiêu hoá, một vài trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do thay đổi hormone theo chu kỳ.

Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng chướng bụng khó thở một cách rõ rệt. Cảm giác bụng căng lên và khó chịu có thể tiến triển theo mức độ nhẹ, trung bình đến đau tức dữ dội. Lúc này hơi trong ống tiêu hoá nhiều nên lợi khuẩn gặp khó khăn để chuyển hóa thức ăn. Khi lợi khuẩn tích tụ lại người bệnh sẽ bị tức bụng khó thở.

Đầy bụng và khó thở là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi.Đầy bụng và khó thở là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi.

Về cơ bản, hiện tượng này không nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe, đầy bụng khó thở thường kéo dài từ 1-3 ngày, sau đó sẽ hết hoàn toàn. Tuy nhiên một vài người bệnh có thể lặp lại hiện tượng chướng bụng khó thở vì bệnh lý nào đó, khi ấy bạn cần đến bác sĩ để được khám chữa kịp thời.

Người có triệu chứng tức bụng khó thở không nên chủ quan nếu đi kèm triệu chứng như: ợ hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, tức ngực thường xuyên, đau bụng âm ỉ, mệt mỏi uể oải. Đây có thể là tín hiệu cảnh báo người bệnh đang mắc bệnh về đường tiêu hóa và cần đến bác sĩ điều trị.

Theo khảo sát, từ 10 – 25% người khỏe mạnh có các dấu hiệu của chướng bụng khó thở. 75% trong số đó bệnh tiến triển ở mức trung bình đến dấu hiệu nặng. 10% xuất hiện triệu chứng thường xuyên. Có đến 90% trường hợp ăn không tiêu đầy bụng khó thở mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), và 75% phụ nữ bị đầy bụng khó thở trước và trong khi hành kinh.

Nguyên nhân đầy bụng khó thở

Nhiều người ăn không tiêu đầy bụng khó thở nhưng không biết nguyên nhân do đâu để có hướng điều trị phù hợp giúp nhanh cải thiện tình trạng khó chịu. Cùng điểm qua một số nguyên nhân gây chướng bụng khó thở:

Khó tiêu

Nếu bạn ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, ăn không khoa học hoặc uống nhiều rượu bia, dùng thuốc nhu ibuprofen gây kích ứng dạ dày sẽ khiến bạn bị đầy bụng khó thở. 

Ngoài ra, chứng khó tiêu đi kèm với đau bụng mà không phải do ăn uống có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm như ung thư dạ dày hoặc loét dạ dày.

Khó tiêu do chế độ ăn uống sẽ khiến bạn bị căng tức bụng và khó chịu.Khó tiêu do chế độ ăn uống sẽ khiến bạn bị căng tức bụng và khó chịu.

Một số bệnh lý tiêu hoá

Nhiều người bị chướng bụng khó thở do đang mắc một số bệnh liên quan tới tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là nhiễm trùng đường ruột hoặc đau ruột thừa. Lúc này, quá trình tiêu hoá diễn ra không bình thường do lợi khuẩn trong đường ruột giảm. Bệnh nhân không chủ quan với biểu hiện bệnh mà cần chủ động theo dõi, điều trị dứt điểm, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Tăng giữ nước trong cơ thể

Các thay đổi điển hình trong cơ thể như nồng độ hormone, nạp quá nhiều muối, không dung nạp thức ăn khiến cơ thể tăng giữ nước hơn bình thường. Đó là nguyên nhân nhiều người bị chướng bụng khó thở và nhiều phụ nữ mắc phải trước trong kỳ kinh hoặc giai đoạn đầu thai kỳ. Nếu triệu chứng kéo dài có thể nghiêm trọng với các bệnh như: suy gan thận, tiểu đường…

Chức năng dạ dày suy giảm

Bác sĩ cho biết đầy hơi và khó thở cũng có thể cảnh báo chức năng dạ dày suy giảm, thường gặp nhất là: trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày. Đối với những trường hợp này, hơi sản sinh ra nhiều do thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn. Đi kèm với đầy hơi, bệnh nhân còn cảm thấy khó thở, tức ngực. Bệnh dạ dày không chỉ gây tức bụng khó thở mà còn khiến sức khỏe suy giảm, vì vậy bạn cần đi khám để được bác sĩ lên phác đồ điều trị kịp thời.

Ngoài ra, bệnh đại tràng co thắt cũng là nguyên nhân gây ra đầy hơi và khó thở. Đây là căn bệnh cần điều trị kịp thời bơi khá nguy hiểm, nếu bệnh nhân chủ quan tình trạng bệnh sẽ càng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Đại tràng co thắt gây đầy bụng, khó thở vô cùng nguy hiểm với người bệnh.Đại tràng co thắt gây đầy bụng, khó thở vô cùng nguy hiểm với người bệnh.

Làm gì khi bị chướng bụng khó thở?

Nếu người bệnh gặp tình trạng đầy hơi khó thở nên thực hiện các cách như:

  • Massage quanh rốn sau khi ăn từ 30 - 60 phút, tuyệt đối không thực hiện khi bệnh nhân vừa mới ăn xong. Dùng đầu ngón tay xoa quanh vùng rốn theo chiều kim đồng hồ và có thể kết hợp cùng dầu nóng để xoa bụng bệnh nhân sẽ dễ chịu hơn. 
  • Nếu tình trạng chướng bụng khó thở kéo dài, bạn cần tới cơ sở y tế khám và xác định nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chữa trị hiệu quả.
  • Cần thay đổi chế độ ăn uống bằng cách uống nhiều nước, hạn chế dung nạp natri vào cơ thể, ăn chậm và nhai kỹ, không ăn nhiều đồ dầu mỡ thức ăn nhanh, tập thể dục thường xuyên…
  • Bổ sung thực phẩm giàu probiotic sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hoá của bạn
  • Uống các loại trà như trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà cũng sẽ khiến bụng bạn cảm thấy dễ chịu hơn

Khi nào chướng bụng khó thở cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị chướng bụng khó thở buồn nôn mức độ nghiêm trọng bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời bởi dấu hiệu này cũng có thể cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm.

Dưới đây là một số triệu chứng bạn cần đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám kịp thời, tránh tình trạng bệnh tiến triển nguy hiểm:

  • Tình trạng tức bụng đầy hơi kéo dài hơn 3 tuần
  • Dấu hiệu bệnh thường xuyên xuất hiện với tần suất trên 10 lần 1 tháng
  • Dù đã thay đổi chế độ ăn uống nhưng tình trạng vẫn nghiêm trọng
  • Xuất hiện thêm biểu hiện như sốt, tiêu chảy, sụt cân bất thường, đi tiêu ra máu
  • Tức bụng và đầy hơi khiến việc di chuyển vận động khó khăn
  • Người bệnh mệt mỏi nhiều, khó khăn trong sinh hoạt

Tăng cường chất xơ là cách phòng ngừa chướng bụng hiệu quả.Tăng cường chất xơ là cách phòng ngừa chướng bụng hiệu quả.

Phòng ngừa chướng bụng khó thở

Để phòng ngừa bệnh đầy bụng và khó thở buồn nôn bạn cần thực hiện:

  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày
  • Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể tối thiểu 1,5 lít/ngày
  • Thường xuyên bổ sung probiotic như sữa chua để hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru
  • Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên để tránh hiện tượng giữ nước trong cơ thể
  • Hạn chế ăn đồ chiên xào dầu mỡ và đồ ăn nhanh
  • Ăn kĩ nhai chậm để thức ăn tiêu hoá tốt nhất
  • Không hút thuốc uống bia rượu

Khi thấy triệu chứng chướng bụng khó thở bạn nên áp dụng các cách đơn giản tại nhà để làm thuyên giảm nhưng nếu có dấu hiệu nặng bạn nên đến khám để được kê thuốc hoặc hướng dẫn cách chữa trị.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với trung tâm nội soi và khoa nội được trang bị thiết bị y tế hiện đại cùng bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ là lựa chọn uy tín cho Quý khách hàng. Mọi thông tin cần tư vấn, quý khách hãy gọi vào số hotline 19001806 để được giải đáp chi tiết.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

250

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám