Giải đáp thắc mắc: Chụp x quang khi mang thai có nguy hiểm không?

Phan Thị Hoàn

06-04-2024

goole news
16

Chụp X-quang là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến, giúp cải thiện hiệu quả chẩn đoán và theo dõi điều trị. Tuy nhiên liệu việc bà bầu chụp X-quang có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Tìm hiểu về hoạt động của tia X 

Tia X là những tia phóng xạ ngắn, không thể nhìn thấy bằng mắt, có thể xuyên qua mô cơ thể và được sử dụng trong quá trình thực hiện các bức ảnh X quang. Kỹ thuật này thường được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề liên quan đến xương khớp và các cơ quan trong cơ thể người.

Mức độ hoặc liều lượng tia X phát ra sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại tia X và thiết bị sử dụng, cũng như kích thước vùng chụp của mỗi bức ảnh. Liều phóng xạ của tia X thường được đo bằng đơn vị khối lượng vật chất hấp thụ, được ghi nhận bằng đơn vị Gray (Gy) hoặc trước đây là rad (1 Gy = 100 rad).

Kỹ thuật chụp X quang dùng để chẩn đoán các bệnh lý của các cơ quan.

Kỹ thuật chụp X quang dùng để chẩn đoán các bệnh lý của các cơ quan.

Vai trò của chụp X quang xương chậu mang thai

Trong thực tế, kỹ thuật chụp X quang khung chậu thường được sử dụng để phát hiện nguyên nhân của cơn đau, sưng, biến dạng ở khu vực này, cũng như để xác định có sự gãy xương sau chấn thương, sự xuất hiện của các khối u và nhiễm trùng tại vùng xương chậu. Đối với phụ nữ mang thai, kỹ thuật chụp X quang xương chậu thường được chỉ định khi bác sĩ chuyên khoa sản muốn đánh giá khả năng sinh con qua ngã âm đạo. 

Đa phần thai phụ có chiều cao dưới 1,5m hoặc hông nhỏ có thể gặp khung chậu hẹp hoặc giới hạn, làm tăng khó khăn trong quá trình sinh con qua ngã âm đạo. Các chỉ định thông thường bao gồm:

  • Ước tính cân nặng của thai nhi (vượt quá 3,5kg).
  • Vị trí ngôi mông của thai nhi.
  • Nghi ngờ về sự hẹp hoặc giới hạn của khung chậu.

Thời điểm chụp X quang xương chậu khi mang thai thường là vào giai đoạn 38 tuần thai kỳ.

Có bầu 1 tháng chụp x quang có sao không?

Có bầu 1 tháng chụp x quang có sao không?

Chụp x quang khi mang thai có nguy hiểm không?

Chụp x quang có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Đây là câu hỏi của hầu hết các mẹ đang mang thai. Nguy cơ gây hại cho thai nhi khi bà mẹ chụp X quang là tương đối thấp. Về cơ bản, lợi ích của việc tiến hành chụp X quang lớn hơn so với rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, nếu sản phụ tiếp xúc với một lượng lớn tia X trực tiếp lên vùng bụng, trước khi biết mình đang mang thai, thì em bé có thể bị ảnh hưởng.

Khi chụp X quang các bộ phận như chân, tay, đầu hoặc ngực hầu như sẽ không ảnh hưởng quá nhiều cho thai nhi và mẹ. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc chụp X quang răng trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu có thể gây nhẹ cân cho trẻ sơ sinh. 

Điều lo ngại lớn nhất là việc chụp X quang phần thân dưới của người mẹ, như: dạ dày, bụng, xương chậu, thận hoặc lưng dưới vì lúc này eM bé trong bụng sẽ tiếp xúc trực tiếp với tia X. 

  • Ở thời điểm hiện tại, trong cộng đồng khoa học vẫn có sự tranh cãi về việc liệu lượng nhỏ phóng xạ sử dụng trong quá trình chẩn đoán X quang có thực sự gây hại cho thai nhi hay không.
  • Tuy rằng phần lớn các khuyết tật bẩm sinh và bệnh ở trẻ sơ sinh vẫn xảy ra ngay cả khi người mẹ không tiếp xúc với bất kỳ tác nhân gây hại nào. Do đó, không ít chuyên gia tin rằng yếu tố di truyền và các lỗi ngẫu nhiên trong quá trình phát triển mới là nguyên nhân của hầu hết các vấn đề này.

Hiện nay, khoa học vẫn còn phải tranh cãi về việc lượng nhỏ phóng xạ sử dụng trong chẩn đoán X quang có thật sự gây hại cho thai nhi hay không?

Chụp x quang khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Chụp x quang khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Mức độ ảnh hưởng của tia X đến thai nhi

Nguy cơ gây hại khi người mẹ tiến hành chụp X quang các bộ phận thân dưới sẽ phụ thuộc vào tuổi thai và mức độ phơi nhiễm phóng xạ. Dưới đây là một số ảnh hưởng của tia X đến thai nhi. 

  • Phụ nữ mang thai tiếp xúc với bức xạ ở mức độ cực cao trong 2 tuần đầu sau khi thụ thai có nguy cơ cao hơn về sảy thai.
  • Tiếp xúc với bức xạ ở mức độ cao từ 2 đến 8 tuần sau thụ thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh.
  • Phơi nhiễm bức xạ ở mức độ cao từ tuần thứ 8 đến 16 có thể tăng nguy cơ thiểu năng trí tuệ.

Do đó, trước khi thực hiện chụp X quang, nếu bạn mang thai thì cần thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng của bạn. Dựa vào thời điểm thai kỳ, bác sĩ có thể quyết định trì hoãn hoặc giảm liều lượng phóng xạ xuống mức an toàn.

Nếu bạn đã chụp X quang trước khi biết mình mang thai, không cần lo lắng quá mức. Nguy cơ tác động xấu của tia X đối với cả mẹ và bé là tương đối thấp. Tuy nhiên, trong trường hợp tiếp nhận một lượng lớn tia X trực tiếp vào vùng bụng hoặc tiến hành điều trị bức xạ mà không biết mình đang mang thai, bạn nên ngay lập tức thông báo cho bác sĩ để được tư vấn và theo dõi.

Mức độ ảnh hưởng của tia X đến thai nhi?

Mức độ ảnh hưởng của tia X đến thai nhi?

Cách giảm thiểu rủi ro khi mang thai chụp X quang

Để giảm thiểu rủi ro khi mang thai chụp X Quang chị em phải hết sức cẩn thận để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là một số cách giảm rủi ro khi thai phụ chụp x quang, các bạn hãy tham khảo.

Thông báo cho Bác sĩ biết bạn đang mang thai 

  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc nghĩ rằng có khả năng mang thai là điều đầu tiên và quan trọng nhất. 
  • Việc này không chỉ quan trọng khi bạn cần chụp X quang, mà còn khi kê đơn thuốc và quyết định phương pháp điều trị. 
  • Đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể mẹ và thai nhi vô cùng nhạy cảm, vì vậy cần tránh những tác động không cần thiết từ bên ngoài. 
  • Nếu thực sự cần, vẫn có thể tiến hành chụp X quang xương chậu mang thai với sự hỗ trợ của các biện pháp phòng ngừa.

Bảo hộ đầy đủ

  • Bệnh nhân được chỉ định chụp X quang, dù có thai hay không, đều cần mặc áo chì bảo hộ để bảo vệ bản thân, đặc biệt là cơ quan sinh sản. 
  • Biện pháp này giúp ngăn chặn ảnh hưởng đến bộ gen di truyền của con cái trong tương lai.

Cân nhắc lợi ích và rủi ro

  • Hãy thảo luận với bác sĩ về cần thiết của việc chụp X quang, hiểu rõ lý do tại sao tia X được sử dụng trong trường hợp của bạn để tránh lo lắng không cần thiết.

Chụp X quang sau bao lâu thì nên có thai

Thông thường, việc chụp X-quang không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang bầu sau khi thực hiện.

Tuy nhiên, nếu bạn có kế hoạch mang thai sau khi chụp X-quang, hãy chờ ít nhất một chu kỳ kinh nguyệt để đảm bảo rằng tất cả các tác động tiềm ẩn từ việc chụp X-quang đã qua đi và cơ thể đã phục hồi hoàn toàn. 

Bên cạnh đó, để bảo bảo an toàn thì bạn hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn để có thông tin chi tiết và tư vấn phù hợp.

Chụp X quang sau bao lâu thì nên có thai?
Chụp X quang sau bao lâu thì nên có thai?

Phụ nữ mang thai ngồi bên ngoài phòng chụp X quang có sao không? 

Nếu bạn lo lắng về ảnh hưởng của tia X đối với sức khỏe của thai nhi, đây là một lo ngại phổ biến của nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, bạn có thể an tâm vì ở bên ngoài phòng chụp X-quang, bạn không bị phơi nhiễm tia X và các máy chụp X-quang hiện đại đều được thiết kế để đảm bảo an toàn. 

Chúng chỉ phát tia X vào vùng chụp cần kiểm tra và giảm thiểu phát xạ xung quanh, vì vậy ảnh hưởng lên thai nhi là rất ít. Tuy nhiên, để đảm bảo thai kỳ diễn ra suôn sẻ, bạn nên thực hiện các cuộc kiểm tra thai định kỳ và đầy đủ. 

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp mẹ bầu nắm rõ thông tin về việc chụp x quang khi mang thai, với những thông tin hữu ích sẽ giúp mẹ bầu cẩn thận hơn và phòng tránh rủi ro mang thai chụp X quang. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về chụp x quang khi mang thai, các bạn hãy liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám một cách nhanh và hiệu quả nhất. 

957

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám