Chụp X-quang ngực là một biện pháp chẩn đoán vô cùng hiệu quả trong y khoa hiện đại. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các phòng khám và bệnh viện, kỹ thuật này giúp các bác sĩ có cái nhìn rõ nét về các cấu trúc bên trong ngực, từ phổi, tim cho đến xương sườn và cơ. Những hình ảnh thu được từ chụp X-quang ngực không chỉ cung cấp thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, mà còn hỗ trợ việc chẩn đoán và điều trị các căn bệnh. Cùng xem qua bài viết sau để biết thêm về quy trình chụp x-quang ngực nhé.
Chụp x quang ngực là gì?
Chụp X-quang ngực là ảnh chụp phần ngực bằng tia X-quang, trong phim chụp có thể thấy hình ảnh của tim, đường thở, mạch máu, phổi và hạch bạch huyết. Ngoài ra chụp X-quang ngực còn có thể thấy rõ ràng hình ảnh của xương cột sống, xương ngực bao gồm xương ức, xương đòn, xương sườn phần trên cột sống. Người bệnh cần chụp X-quang ngực, thường là để tìm những bất thường bên trong lồng ngực.
Chụp x-quang ngực
Chụp x quang ngực có thể phát hiện bệnh gì?
- Tình trạng phổi: việc chụp X-quang ngực giúp phát hiện bệnh ung thư, viêm nhiễm hoặc tràn khí màng phổi. Ngoài ra còn có thể xác định các bệnh lý phổi mãn tính như xơ nang và biến chứng liên quan khác.
- Vấn đề về phổi liên quan đến tim: những bất thường trong phổi mà nguyên nhân là từ tim cũng có thể phát hiện thông qua chụp x-quang ngực.
- Kích thước và hình dạng của tim: thay đổi về kích thước và hình dạng của tim có thể là dấu hiệu của các bệnh phù phổi, suy tim,, bệnh về van tim.
- Mạch máu
- Tích tụ canxi: chụp X-quang ngực có thể phát hiện lượng canxi tích tụ trong tim hay mạch máu. Bởi sự tích tụ canxi này có thể hủy hoại van tim, động mạch vành, cơ tim, các khoang xung quanh tim.
- Gãy xương
- Thay đổi sau phẫu thuật: sau khi phẫu thuật người bệnh cần được chụp X-quang ngực để theo dõi quá trình hồi phục sau phẫu thuật ở ngực, tim, phổi hoặc cuống họng.
- Theo dõi máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim và ống thông xem những máy này đã được gắn vào đúng vị trí cần gắn không.
Xem thêm:
Khi nào cần tiến hành chụp x quang ngực
Chụp X-quang ngực thường là bước đầu tiên bệnh nhân cần thực hiện khi nghi ngờ mắc bệnh về tim hay về phổi. Khi có triệu chứng sau bạn thường phải tiến hành bước chụp x-quang ngực:
- Tình trạng ho kéo dài;
- Ho ra máu;
- Khó thở;
- Sốt;
- Đau nặng sau khi chấn thương
Chụp X-quang ngực còn có thể thực hiện khi có dấu hiệu các bệnh lao, ung thư phổi và những loại bệnh khác.
Các phương pháp x quang ngực
Hiện nay có nhiều phương pháp chụp x-quang ngực để chẩn đoán bệnh chính xác. Tùy theo tình trạng của người bệnh và triệu chứng mắc phải mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chụp x-quang khác nhau.
Chụp x quang thẳng
Chụp X-quang thẳng (PA view): Bệnh nhân sẽ đứng lưng chống vào máy chụp X-quang và cả hai tay sẽ được đặt trên hông. Tia X-quang sẽ đi từ sau lưng bệnh nhân và đi ra phía trước, hình ảnh sẽ được thu lại từ phía trước. Đây là phương pháp chụp phổ biến nhất.
Chụp X-quang thẳng giúp bác sĩ kiểm tra tra các vấn đề liên quan đến phổi, tim và xương ngực.
Phim X quang ngực thẳng có thể xác định các tổn thương ở phổi và các vấn đề liên quan ở phần ngực. Từ đó giúp chẩn đoán kĩ về bệnh.
Chụp x quang nghiêng
Chụp X-quang ngực nghiêng là chụp bệnh nhân ở tư thế đứng và chiều chụp là từ phải sang trái hoặc ngược lại. Phía chụp tùy thuộc vào bên tổn thương nghi ngờ.
Bước này giúp dễ dàng phân tích nhu mô phổi, cũng như làm rõ các trường hợp tổn thương nghi mà chụp X-quang ngực thẳng không xác định được. Mục đích của chụp X-quang ngực nghiêng là phân vùng khu trung thất và xác định khu tổn thương ở phần ngực và xương sườn.
Chụp X-quang ngực nghiêng cần đảm bảo đạt các tiêu chuẩn:
- Chụp rõ hai vòm hoành, nếu chụp góc nghiêng phải thì hai vòm hoành phải song song.
- Chụp cung sườn bên đối diện chú ý cách CSL 1,5cm.
- Chụp thấy rõ khoảng trước và sau tim.
Phương pháp chụp x-quang nghiêng
Chụp cắt lớp vi tính CT
Nếu chụp X quang vẫn chưa xác định rõ tổn thương thì sêx cần chụp cắt lớp vi tính CT. Phương pháp này có hiệu quả, nhất là trong chẩn đoán u phổi, u trung thất và u phế quản. Ngoài ra do có độ phân giải cao nên rất cần thiết trong chẩn đoán giãn phế quản.
Xem thêm:
- Chụp CT: Quy trình, mục đích và những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua
Cần phải biết những gì trước khi chụp x quang ngực?
Khi chụp X-quang ngực, bệnh nhân cần lưu ý một số thông tin sau:
- Cởi bỏ trang sức, thay trang phục của bệnh viện để hạn chế sự ảnh hưởng của kim loại trong khi chụp.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên.
- Chụp X quang phổi cho kết quả trong khoảng thời gian ngắn
- Với những bệnh nhân cần chụp X-quang phổi nhiều lần để kiểm tra thì nên mang theo đầy đủ kết quả của các lần chụp trước khi tái khám để bác sĩ có cơ sở đưa ra chẩn đoán.
Quy trình chụp x quang ngực
Cũng khá giống với quy trình chụp X-quang các bộ phận khác, quy trình chụp X-quang ngực bao gồm các bước:
- Chuẩn bị: Trước tiên, bạn sẽ cần phải loại bỏ tất cả các đồ trang sức và vật dụng kim loại khác mà bạn đang mang trên người, bao gồm cả kính mắt và dây lưng. Bạn cũng sẽ được yêu cầu mặc áo choàng bệnh viện để đảm bảo không có gì cản trở tia X-quang.
- Chỉnh tư thế đứng: Bạn sẽ được yêu cầu đứng lên trước máy X-quang và đối diện với nó. Đối với chụp X-quang thẳng (PA view), bạn sẽ đứng lưng chống vào máy chụp X-quang và đặt cả hai tay lên hông. Đối với chụp X-quang ngang (lateral view), bạn sẽ đứng song song với máy chụp, một bên vai sẽ tiếp xúc với máy chụp.
- Thực hiện chụp X-quang: Kỹ thuật viên chụp X-quang sẽ điều chỉnh máy chụp X-quang để đảm bảo rằng toàn bộ vùng ngực của bạn nằm trong phạm vi chụp. Khi máy đã sẵn sàng, bạn sẽ được yêu cầu giữ thở trong một thời gian ngắn trong khi máy tạo ra hình ảnh.
- Xem lại hình ảnh: Máy X-quang sẽ tạo ra hình ảnh ngay lập tức và chúng sẽ được kỹ thuật viên hoặc bác sĩ xem xét. Nếu cần, họ có thể yêu cầu bạn chụp thêm một số hình ảnh khác.
- Kết thúc: Sau khi quy trình chụp X-quang kết thúc, bạn có thể mặc lại quần áo và tiếp tục các hoạt động hàng ngày của mình.
Quy trình chụp x-quang ngực tại bệnh viện
Hình ảnh X-quang sẽ được bác sĩ phân tích và diễn giải, sau đó sẽ trao đổi cụ thể với bạn về kết quả cũng như phương pháp điều trị bệnh sau đó.
Lời kết
Như vậy qua bài viết về chụp X-quang ngực, ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của chúng trong y khoa. Dù là một phương pháp đã có từ nhiều thập kỷ trước, nhưng chụp X-quang ngực vẫn đóng vai trò quan trọng, cung cấp thông tin chính xác cho việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến ngực.
Quý khách hàng có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để tiến hành chụp X-quang ngực hoặc bất kì dịch vụ y tế nào khác qua hotline 19000 1806 hoặc để lại thông tin đặt lịch tại phần .