Chụp CT: Quy trình, mục đích và những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua

Ngọc Anh

12-01-2024

goole news
16

Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) cung cấp hình ảnh cắt ngang mặt phẳng và hình đa chiều cấu trúc bộ phận, hỗ trợ bác sĩ hiệu quả trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh lý. 

Là một trong số các công cụ chẩn đoán chấn thương hiện đại, chụp CT được các bác sĩ sử dụng để xác định bệnh hoặc chấn thương ở các vùng khác nhau trên cơ thể, áp dụng cho người có triệu chứng và không có triệu chứng bệnh.

Hình ảnh kỹ thuật viên đang hướng dẫn người bệnh nằm đúng tư thế để có kết quả chụp CT chính xác nhất.
Hình ảnh kỹ thuật viên đang hướng dẫn người bệnh nằm đúng tư thế để có kết quả chụp CT chính xác nhất.

1. Chụp CT là gì? 

1.1. Chụp CT là gì? Kết quả chụp được dùng để làm gì?

Chụp CT là kỹ thuật dùng nhiều tia X quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang, phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để cho ra hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cần chụp.

Theo nguyên lý, hình ảnh hai hoặc ba chiều (3D) này được xếp chồng từ những lát cắt liên tiếp xếp chồng lên nhau. Do đó, bác sĩ dễ dàng xác định cấu trúc, khối u hay những bất thường ở các bộ phận cơ thể như đầu, vai, xương sống,...

1.2. Chụp CT có thể phát hiện được điều gì?

Chụp cắt lớp vi tính thường xuyên được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh lý lâm sàng, đặc biệt phù hợp cho các trường hợp cần kiểm tra nhanh cho các bệnh nhân chịu nội thương như bị tai nạn, chịu va đập,... Các tổn thương do phương pháp này phát hiện thường thấy gồm có: 

  • Gãy xương
  • Bệnh tim
  • Khối u lành tính
  • Chấn thương não 
  • Rối loạn đường ruột (viêm ruột thừa, viêm túi thừa, tắc nghẽn)
  • Sỏi thận
  • Chấn thương não
  • Tổn thương tuỷ sống
  • Chảy máu nội bộ

Chụp CT giúp phát hiện nhiều bất thường của cơ thể
 (Chụp CT giúp phát hiện nhiều bất thường của cơ thể)

Chụp cắt lớp được sử dụng để chẩn đoán bệnh hoặc chấn thương cho gần như tất cả các bộ phận của cơ thể. Từ đó, các bác sĩ có thêm thông tin để lập kế hoạch điều trị nội khoa, phẫu thuật hoặc xạ trị.

 1.3. Khi nào nên chụp CT?

Các trường hợp được chỉ định thực hiện chụp cắt lớp vi tính có thể kể đến như:

  • Người mắc bệnh ung thư, bệnh tim hoặc có khối u ở gan
  • Người gặp vấn đề về xương như có khối u trong xương, gãy xương phức tạp
  • Người gặp tai nạn, có vết thương hoặc bị nghi ngờ chảy máu trong

….

Tuỳ vào tình hình bệnh lý, người bệnh sẽ được chẩn đoán chụp CT hay không, chụp CT có cản quang hoặc chụp CT không cản quang. 

Trước khi chụp CT, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiêm thuốc cản quang
(Trước khi chụp CT, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiêm thuốc cản quang)

Thuốc cản quang là loại thuốc được sử dụng trong chụp cắt lớp. Iod trong thuốc cản quang sẽ làm cho những phần tổn thương hoặc có cấu trúc bất thường có màu trắng sáng trên hình chụp cắt lớp, tạo sự phân biệt rõ ràng với các vùng xung quanh. 

2. Chụp CT dùng cho các bộ phận nào? Các kỹ thuật chụp CT?

2.1. Chụp cắt lớp được dùng để kiểm tra những bộ phận nào?

Đây là kỹ thuật được dùng cho các bộ phận cơ thể. Các dịch vụ thường thấy có: chụp CT đầu, chụp CT phổi, chụp CT ổ bụng,.. Đây cũng là kỹ thuật phổ biến được sử dụng nhiều nhất cho kiểm tra khối u, nhiễm trùng, cục máu đông và chảy máu trong.  

2.2.  Các kỹ thuật chụp CT 

Các kỹ thuật chụp cắt lớp ngày càng được cải tiến, cùng Bệnh viện Phương Đông theo dõi ưu điểm của từng kỹ thuật chụp đa dãy như sau: 

Tên kỹ thuật 

Chụp CT 32 dãy

Chụp CT 64 dãy

Chụp CT 128 dãy

Chụp CT 256 dãy

Nội dung

-Kỹ thuật cơ bản nhất 


- 32 lớp cắt mỏng (~0,6mm)


- Hình ảnh sắc nét, ghi nhận cả tổn thương nhỏ

-Kỹ thuật tích hợp nhiều chức năng


- 64 lớp cắt mỏng (~0,6mm)


- Ghi nhận tổn thương rất nhỏ


- Tìm ra dấu hiệu chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh lý ung thư mới khởi phát 


- Giảm đáng kể liều lượng tia xạ X đến người bệnh

-Áp dụng tối ưu trong khám lâm sàng, chụp CT toàn thân


-128 lớp cắt mỏng


- Chẩn đoán bệnh lý thần kinh, sọ xoang, tim mạch,... và cả ung thư

-Kết hợp tia X và máy tính tạo lát cắt theo chiều ngang, chiều dọc cơ thể


- 256 lớp cắt mỏng


- Chụp nhanh: chỉ mất 15s để cho ra hình ảnh

 

- Chụp được nhiều cơ quan, đặc biệt là tim, mạch máu và xương


- Độ phân giải cao


- Giảm 80% liều lượng phóng xạ lên cơ thể người bệnh

3. Quy trình chụp CT và lưu ý trước khi chụp 

3.1. Cần lưu ý gì trước khi chụp cắt lớp vi tính?

Cơ sở y tế nơi bệnh nhân thăm khám sẽ hướng dẫn và yêu cầu bệnh nhân thực hiện theo trước khi tiến hành thủ thuật . Nhìn chung, những điều cần lưu ý trước khi bệnh nhân chụp cắt lớp có thể bao gồm:

  • Ăn uống: Không ăn hoặc uống từ 4-6h trước khi chụp
  • Trang phục: Không đeo hoặc mặc bất cứ quần áo, trang sức có kim loại bên trong như khoá kéo, đồ trang sức, kẹp tóc, đồ lót có gọng,...
  • Chủ động cung cấp thông tin về tình trạng cơ thể với bác sĩ trước khi chụp: Tình trạng bệnh và các loại thuốc đang sử dụng, có đang mang thai hoặc cho con bú không,.... 

3.2. Quy trình chụp CT

Trình tự thực hiện kỹ thuật của mỗi cơ sở y tế có thể khác nhau nhưng với bệnh nhân thì gồm các bước cơ bản sau:

Bệnh nhân phải giữ nguyên tư thế trong suốt quá trình chụp CT
(Bệnh nhân phải giữ nguyên tư thế trong suốt quá trình chụp CT)

Bước 1: Kiểm tra lại các đồ vật kim loại trên cơ thể, cất đồ đạc cá nhân vào tủ khoá. Thay áo choàng bệnh nhân. 

Bước 2: Tiêm thuốc cản quang (tuỳ theo chỉ định của bác sĩ). Một số bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ như nhức đầu, cảm thấy vị mặn, kim loại trong miệng trong vài phút.

Bước 3: Nằm lên bàn trượt của máy chụp. Điều chỉnh tư thế theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.

Bước 4: Giữ nguyên tư thế khi máy quét, có thể mất 5-15p theo vị trí chụp

Bước 5: Kết thúc. Lắng nghe chỉ dẫn của kỹ thuật viên để thực hiện theo và nhận kết quả chụp CT. 

4. Giải đáp thắc mắc về chụp CT 

4.1. Chụp cắt lớp có lâu không? Lấy kết quả ngay được không?

Quá trình chụp cắt lớp thường kéo dài từ 3 - 5 phút, tối đa 15 - 45 phút. Thời gian trả kết quả trong vòng 30 - 60 phút. Ngoài ra bệnh nhân cần gặp bác sĩ đọc kết quả và được giải đáp rõ hơn. Tổng thời lượng rơi vào 60 - 90 phút nên người đi chụp sẽ không thể lấy kết quả ngay được.

Bệnh nhân thường sẽ phải đợi 30 - 60 phút để nhận kết quả chụp CT
(Bệnh nhân thường sẽ phải đợi 30 - 60 phút để nhận kết quả chụp CT)

4.2. Chụp cắt lớp có bảo hiểm không?

Người bệnh chụp cắt lớp vi tính có thẻ bảo hiểm còn hiệu lực và khám đúng tuyến theo Luật Bảo hiểm y tế 2014 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sẽ được hỗ trợ chi phí theo các mức quy định. 

4.3. Chụp CT có đau không?

Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, không gây đau đớn đau, không gây nguy hiểm và rất thích hợp cho các trường hợp bệnh nhân khẩn cấp hơn MRI.  

4.4. Chụp CT ở đâu? Tại sao nên chụp CT ở Bệnh viện Phương Đông?

Các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc hình ảnh y khoa có thiết bị scan đều có thể chụp cắt lớp vi tính. Tuy nhiên, người bệnh sẽ có thể cân nhắc lựa chọn chụp cắt lớp ở Bệnh viện Phương Đông bởi các yếu tố sau: 

  • Hệ thống máy móc hiện đại: Máy chụp cắt lớp vi tính Ingenuity Elite đa lát cắt với liều tia, năng lượng và độ nhiễu thấp, giảm tối thiểu tổn thương cho từ trẻ em đến người già.
  • Đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm từ các bệnh viện hàng đầu: BV TW Quân đội 108, BV phụ sản TW,... sẵn sàng đưa ra những chẩn đoán & tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
  • Quy trình thủ tục nhanh chóng, tiết kiệm thời gian tối đa cho người bệnh.
  • Chính sách bảo hiểm rõ ràng, rộng mở, gia tăng quyền lợi cho mọi khách hàng sử dụng dịch vụ. 

Trên đây là những thông tin về chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) - phương pháp chẩn đoán tổn thương hình ảnh hiệu quả. Hy vọng bài viết đã đem lại những hiểu biết sơ bộ về giải pháp này! Để đặt lịch hẹn khám và tìm hiểu thêm, xin vui lòng liên hệ 19001806 để được hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

1,755

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám