Đặt nội khí quản trẻ em là gì? Có an toàn không? Khi nào phải đặt?

Ngọc Anh

02-05-2024

goole news
16

Đặt nội khí quản trẻ em là kỹ thuật được sử dụng thường xuyên trong cấp cứu Nhi khoa. Nó được áp dụng thường xuyên trong gây mê, phẫu thuật khẩn cấp,... Chính vì thế, các kỹ thuật này phải được thực hiện cẩn thận, chính xác bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ thuật này trong bài viết sau đây nhé!

Đặt nội khí quản trẻ em là làm gì?

Đặt nội khí quản trẻ em là thủ thuật y khoa trong hồi sức cấp cứu. Các bác sĩ sẽ đưa ống thông vào khí quản của bệnh nhân để hỗ trợ thông khí quản, bệnh nhân hít thở được và hút bớt dịch đờm ứ lại trong đường hô hấp.

Đây là thủ thuật y khoa hỗ trợ bệnh nhân duy trì hô hấp, tương đối đơn giản, dễ tiến hành nhưng không thường gặp trong lâm sàng Nhi khoa. Lý do là chỉ định đặt ống nội khí quản trẻ em thường được chỉ định cho các bé trong phòng hồi sức cấp cứu, nhằm duy trì chức năng sống cơ bản cho cơ thể. 

(Hình 1 - Đặt ống nội khí quản trẻ em là hình ảnh thường thấy ở Khoa hồi sức cấp cứu của  bệnh viện)

(Hình 1 - Đặt ống nội khí quản trẻ em là hình ảnh thường thấy ở Khoa hồi sức cấp cứu của  bệnh viện)

Đặt nội khí quản trẻ em để làm gì?

Thủ thuật y tế này hỗ trợ duy trì đường thở, thông thoáng đường hô hấp bằng cách:

  • Cung cấp lượng thể tích không khí nhân tạo được lưu thông theo từng nhịp thở, hút dịch đờm và dịch tiết
  • Hạn chế hít sặc dịch tiết dạ dày từ họng, khoang miệng
  • Tạo đường dẫn thuốc hồi sức trong khi truyền đi tĩnh mạch hoặc trong xương nếu chưa thể liền
  • Cô lập vùng phổi, tránh tổn thương các cơ quan nhạy cảm với oxy như não, tim

(Hình 2 - Ống nội khí quản giúp bệnh nhi hô hấp dễ dàng hơn)

(Hình 2 - Ống nội khí quản giúp bệnh nhi hô hấp dễ dàng hơn)

Chỉ định đặt nội khí quản trẻ em dành cho ai?

Phương pháp này được bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện nếu bé rơi vào các trường hợp:

  • Ngưng tim - ngưng thở
  • Suy tuần hoàn nặng
  • Rối loạn tri giác
  • Không đáp ứng thở oxy
  • Chấn thương do ngộ độc, ngạt nước, rắn cắn khiến chức năng tuần hoàn bị suy yếu
  • Bệnh nhân hôn mê
  • Chuẩn bị trước phẫu thuật

>>> Xem thêmBệnh viêm phổi ở trẻ em - Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

(Hình 3 - Các trẻ em bị ngưng tim, ngưng thở có thể phải cấp cứu đặt ống khí quản gấp)

(Hình 3 - Các trẻ em bị ngưng tim, ngưng thở có thể phải cấp cứu đặt ống khí quản gấp)

Đặt nội khí quản trẻ em có an toàn không?

Mặc dù đây là chỉ định an toàn cho bệnh nhân nhưng vẫn không thể tránh khỏi một số biến chứng như sau:

Tai biến kỹ thuật từ ống nội khí quản trẻ em

Các biến chứng này xuất phát từ khâu chuẩn bị dụng cụ và thủ thuật của các bác sĩ khi thực hiện, bao gồm:

  • Chảy máu ở lỗ mũi trước, sau nền họng, dây thanh quản, khí quản do ống nội khí quản quá to
  • Nhiễm khuẩn do khử trùng dụng cụ không tốt, thành khí quản bị trầy xát
  • Ống nội khí quản cắm quá sâu vào thực quản

Biến chứng trong khi đặt ống 

  • Đặt nhầm ống nội khí quản vào thực quản khiến người bệnh không được thông hoá, oxy hoá máu. Đồng thời, nguy cơ tổn thương não vĩnh viễn, tử vong,... khá cao.
  • Chấn thương như gãy răng, rách niêm mạc môi, rách lưỡi, rách hầu, rách khí quản, lệch phần sụn phễu,... khi đưa ống nội khí quản trẻ em. Ngoài ra, thủ thuật còn gây tổn thương các tạng như khí tràn màng phổi, 2 thanh quản tổn thương, thực quản thủng, tụt huyết áp, nhịp chậm,...
  • Đặt soi ống nội khí quản khiến ống đi vào quá sâu. Trong trường hợp xấu nhất, bé có nguy cơ tử vong tại chỗ

(Hình 4 - Khí tràn màng phổi là một trong các biến chứng của thủ thuật này)

(Hình 4 - Khí tràn màng phổi là một trong các biến chứng của thủ thuật này)

Biến chứng tại chỗ

Khi ống nội khí quản trẻ em được đưa sâu vào bên trong cơ thể, các bé có thể cảm thấy khó chịu, nghèn nghẹn. Các biến chứng tại chỗ như sau:

  • Hít sặc
  • Liệt dây thanh quản
  • Hình thánh khối u dạng hạt trong vùng khí quản hay trên của dây thanh
  • Dính khí quản
  • Hẹp thanh môn dưới
  • Hình thành màng của thanh quản
  • Khí quản nhuyễn
  • Rò rỉ đường khí quản - thực quản, khí quản - động mạch và khí quản - động mạch

Biến chứng sau khi rút ống

Sau khi đặt ống sau, bé vẫn có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Hẹp thanh môn
  • Tổn thương dây thanh
  • Khàn tiếng

(Hình 5 - Khàn tiếng, tổn thương dây thanh là hệ quả của đặt ống nội khí quản ở trẻ em)

(Hình 5 - Khàn tiếng, tổn thương dây thanh là hệ quả của đặt ống nội khí quản ở trẻ em)

Các bước tiến hành đặt ống nội khí quản cho trẻ em

Trước khi thực hiện đặt ống nội khí quản ở trẻ em, các nhân viên y tế sẽ hỗ trợ bệnh nhân chuẩn bị:

  • Định vị đầu và cổ để mở đường thể, đặt bệnh nhân nằm ở tư thế đúng
  • Thông khí với oxy 100% khử nito bệnh nhân khỏe mạnh và kéo dài thời gian ngừng thở an toàn 
  • Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như bộ đặt nội khí quản trẻ em
  • Dùng thuốc (thuốc an thần, thuốc giãn cơ, thuốc giảm âm) nếu cần

Đối với trẻ em, nếu bé >1 tuổi thì kích thước ống không còng được tính theo công thức:

(Độ tuổi bệnh nhân + 16)/4 (mm)

>>> Xem thêmCách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà

Quy trình đặt nội khí quản trẻ em qua đường mũi

Đây là phương pháp đơn giản hơn đặt ống khí quản qua đường miệng và không cần soi thanh quản. Khi thực hiện phương pháp này, trẻ có thể ăn, uống được qua đường miệng.

Bác sĩ sẽ tiến hành kỹ thuật theo các bước như sau:

  • Điều chỉnh tư thế cho bệnh nhân
  • Hút dịch, đờm dãi và cho bé thở oxy
  • Tiến hành gây mê
  • Bôi dầu Parafin vào ống nội khí quản và đưa cho bác sĩ
  • Khi bác sĩ đưa ống vào khí quản, điều dưỡng sẽ phối hợp theo dõi nhịp thở thường xuyên, sắc mặt bệnh nhân phòng tránh bệnh nhi ngừng thở
  • Khi ống đã vào khí quản, nếu bệnh nhi có phản xạ ho, hơi thở phụt ra mạnh theo đường ống, tăng tiết đờm dãi hay không
  • Hút đờm dãi cho bé lần 2
  • Bóp bóng thở qua ống nội khí quản để bác sĩ kiểm tra khí quản 2 phổi đã thông khí hay chưa
  • Bơm hơi vào bóng chèn
  • Cố định ống nội khí quản

(Hình 6 - Các bước của kỹ thuật đặt ống nội khí quản trẻ em qua đường mũi)

(Hình 6 - Các bước của kỹ thuật đặt ống nội khí quản trẻ em qua đường mũi)

Quy trình đặt nội khí quản trẻ em qua đường miệng

Nếu bệnh nhân có polyp mũi, phì đại cuống mũi,... khiến chỉ định đặt ống thông qua đường mũi không thực hiện được thì bác sĩ sẽ chuyển sang thông khí quản qua đường miệng. Các bước thực hiện theo trình tự dưới đây:

  • Bôi trơn, cố định tư thế que dẫn vào đường ống nội khí quản
  • Để trẻ nằm đúng tư thế, giữ trục cổ thẳng và giữ thẳng từ trục miệng đến thanh quản đến hầu họng
  • Banh miệng trẻ bằng kỹ thuật “ngón trỏ và ngón cái”
  • Từ từ đặt lưỡi đèn tới bên phải miệng trẻ bằng tay bên trái, lưỡi đẩy sang trái và nâng nhẹ nắp của thanh quản
  • Theo dõi thanh môn mở và trạng thái dây thanh
  • Chất tiết phải hút sạch bằng tay bên phải trong đường dẫn khí, đường thở
  • Đưa ống đi vào đường bằng tay bên phải, quan sát ống nội khí quản khi đi qua dây thanh
  • Bóng chèn được bơm một lượng khoảng 5 - 10ml oxy không khí
  • Đưa lưỡi đèn từ miệng trẻ ra
  • Tiếp tục một tay giữ ống một tay rút que dẫn
  • Đặt vào miệng trẻ dụng cụ giúp ngăn cán
  • Kết nối bóng để trẻ có thể thở qua ống
  • Nhẹ nhàng bóp bóng để trẻ thở, quan sát các cử động lồng ngực
  • Xác định vị trí ống nội khí quản và cố định với dây vải
  • Giúp bệnh nhi thông khí

(Hình 7 - Bác sĩ tiến hành đặt ống nội khí quản trẻ em qua đường miệng)

(Hình 7 - Bác sĩ tiến hành đặt ống nội khí quản trẻ em qua đường miệng)

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau khi đặt nội khí quản trẻ em

Lưu ý sau khi trẻ em được đặt nội khí quản, cha mẹ nên phối hợp với nhân viên y tế theo dõi:

  • Cố định tay trẻ để bé không tự rút ống
  • Hút dịch máu ở họng và ống nội khí quản trẻ
  • Theo dõi nhịp mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở 1 giờ/ lần hoặc 3 giờ/ lần theo chỉ định
  • Quan sát xem trẻ có biểu hiện tím tái tay chân, tắc đờm trong ống hay không,...

Nhìn chung, bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu bất thường về hô hấp, cha mẹ cần sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức. 

Khám Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khoa Nhi là một trong số các Khoa lâm sàng chính của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Đây là một trong các chuyên khoa được đầu tư lớn về hạ tầng, trang thiết bị và quy tụ đội ngũ PGS, TS đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện tuyến TW. Khoa Nhi BVĐK Phương Đông là địa chỉ đáng tin cậy cho nhiều phụ huynh bởi các ưu điểm:

  • Đa dạng các gói khám chuyên khoa Nhi: Khám tổng quát, Khám tai mũi họng, Khám mắt, Khám răng,...
  • Đội ngũ bác sĩ tận tâm, chuyên môn tốt như BS CKII Phi Nga, PGS.TS.BS Phạm Hữu Hoà (Trưởng khoa Tim mạch - BV Nhi TW),... 
  • Phòng lưu viện tiêu chuẩn khách sạn
  • Thiết bị chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm cho kết quả nhanh, chính xác, tiết kiệm thời gian chờ đợi
  • Thủ tục nhanh gọn, nhiều chương trình ưu đãi 
  • Khu vui chơi thoáng mát, sạch đẹp, giàu màu sắc trẻ thơ

(Hình 8 - Khám nhi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

(Hình 8 - Khám nhi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

Nhìn chung, đặt nội khí quản trẻ em là kỹ thuật đơn giản, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều biến chứng. Vì thế, trước, trong và sau quá trình thực hiện, cha mẹ phải phối hợp chặt chẽ cùng các nhân viên y tế để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. 

281

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám