Đau bụng dưới bên trái ở nam là bị làm sao?

Triệu Thị Kim Anh

23-10-2020

goole news
16

Đau bụng dưới bên trái ở nam là tình trạng không quá xa lạ với nhiều người, có trường hợp chỉ xuất hiện vài phát rồi mất hẳn. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề liên quan đến sức khỏe bởi khoang bụng là nơi chứa nhiều cơ quan nội tạng của con người,. Do đó, bạn cần nắm được những kiến thức liên quan cơ bản để theo dõi các cơn đau và tình hình sức khỏe của mình.

Ổ bụng trái gồm những bộ phận nào?

Để biết được bị đau bụng dưới vùng bên trái ở nam giới là làm sao thì bạn cần biết ổ bụng trái gồm những bộ phận nào?

Ổ bụng bên trái gồm những bộ phận nào?Ổ bụng bên trái gồm những bộ phận nào?

Vùng bụng bên trái gồm các bộ phận hạ sườn trái, vùng hố chậu trái có chứa lá lách, đuôi tụy, một phần ruột già, thận trái, thùy gan trái, phần trên niệu quản trái, đáy phổi trái, đại tràng, tuyến thượng thận trái và buồng trứng (ở nữ).

Nếu xuất hiện các cơn đau âm ỉ hoặc thắt theo từng cơn, kèm theo các triệu chứng khác nhau thì đây là dấu hiệu tổn thương của một trong những cơ quan kể trên.

Thế nào là đau bụng dưới?

Đau bụng dưới là tình trạng đau ở vùng bụng dưới từ rốn trở xuống. Cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc theo từng cơn quặn bụng, đau có thể giảm khi hơi gập người xuống hoặc không có tư thế chống đau,... tùy theo căn nguyên gây đau bụng dưới mà nó sẽ có biểu hiện về đặc điểm, tính chất cơn đau cũng như tư thế chống đau khác nhau.

Đau bụng dưới là tình trạng đau ở vùng bụng dưới rốnĐau bụng dưới là tình trạng đau ở vùng bụng dưới rốn

Vùng bụng dưới được xem là một phần quan trọng của cơ thể do nơi đây có nhiều cơ quan liên quan đến hoạt động sống và đặc biệt là cơ quan sinh sản của cả nam và nữ. Do đó, khi bị đau bụng dưới bạn cần xác định nguyên nhân và khắc phục sớm nhất có thể.

Nguyên nhân đau bụng dưới bên trái ở nam giới

Viêm dạ dày

Đau bụng bên trái nam có thể là do bị viêm dạ dày- đây là bệnh phổ biến ở nam giới với các biểu hiện gồm các cơn đau nhẹ, đau quặn từng cơn, đau âm ỉ và đau sẽ nặng hơn vào ban đêm kèm theo tình trạng nôn, buồn nôn.

Đau hố chậu bên trái nam có thể là do viêm dạ dàyĐau hố chậu bên trái nam có thể là do viêm dạ dày

Viêm túi thừa

Khi bị viêm túi thừa sẽ gây ra tình trạng đau bụng bên trái ở nam giới kèm theo các triệu chứng như sốt, buồn nôn, chán ăn, đại tiện ra máu,... Trường hợp nghiêm trọng có thể chảy máu đường ruột, nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn ruột.

Sỏi thận

Nếu đau bụng dưới bên trái nam thì không thể bỏ qua trường hợp bị sỏi thận. Hiện nay sỏi thận là căn bệnh rất phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng mỗi năm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đau bụng bên trái dưới rốn ở nam do sỏi thậnĐau bụng bên trái dưới rốn ở nam do sỏi thận

Nếu là bị sỏi thận thì ngoài bụng dưới bên trái âm ỉ hoặc đôi khi đau dữ dội thì còn có tiểu buốt, rát, có máu, mủ, sốt cao, đau lưng. Có người còn bị bí tiểu, tiểu ít.

Khi đó bạn cần khắc phục nhanh chóng để tránh các biến chứng nặng nề, tổn thương do sỏi gây ra có thể khiến thận dần suy giảm chức năng, nặng hơn có thể gây suy thận, nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Tắc ruột

Đau hông trái ở nam giới cũng có thể là do tắc ruột nếu đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn nhiều, tăng áp ổ bụng và ruột. Nếu ruột bị tắc hoàn toàn thì có thể dẫn đến không thể đại tiện, gây nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần được khám và điều trị kịp thời.

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng sẽ gây ra các cơn đau bụng dưới bên trái ở nam kèm theo biểu hiệu rối loạn tiêu hóa. Viêm đại tràng là bệnh do vi khuẩn đường ruột gây nên. Ngoài đau bụng dưới người bệnh còn gặp chứng tiêu chảy thường xuyên, phân có chất nhầy, mất nước, chất điện giải, cơ thể trong tình trạng mệt mỏi.  

Đau xương chậu bên trái nam giới do viêm đại tràngĐau xương chậu bên trái nam giới do viêm đại tràng

Bệnh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây xuất huyết, thủng đại tràng, giãn đại tràng cấp tính, ung thư đại tràng. Khi đại tràng bị xuất huyết sẽ thấy có máu trong phân.

Thoát vị

Nâng tạ nặng khi tập luyện hay bưng bê đồ vật nặng sẽ khiến bạn dễ bị thoát vị, tức là một mô hoặc một cơ quan nào đó nhô ra khỏi thành của 1 cơ.

Khi bị thoát vị sẽ gây đau nhức khó chịu khi nâng vật nặng, đau bụng dưới bên trái gần háng ở nam hoặc nhận biết thông qua việc thấy có một khối u lên ở háng. Trường hợp này bạn cần đến ngay bệnh viện để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

Viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi xuất hiện đau bụng dưới bên trái kèm theo triệu chứng như đi tiểu bị đau ở nam, tiểu buốt, nóng, đi nhiều lần, nước tiểu có mủ, máu, nhiều cặn chứng tỏ bạn bị viêm bàng quang.

Viêm bàng quang là tình trạng nhiễm khuẩn mạn tính do các nguyên nhân như nhiễm khuẩn, tự miễn hay các nguyên nhân khác. Chứng đau bụng dưới bên trái ở nam giới là do áp lực của sự co bóp và dồn nén nước tiểu trong bàng quang.

Khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu hoặc do quan hệ tình dục với bạn nữ bị bệnh, nam giới sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiểu (đường tiết niệu) với dấu hiệu phổ biến là đau bụng dưới rốn bên trái ở nam trong tình trạng âm ỉ.

Cùng với đó là các biểu hiện đi kèm như tiểu buốt, tiểu rắt, đau vùng thắt lưng, sốt, buồn nôn và nôn, ớn lạnh.

Nhiễm trùng hoặc viêm túi tinh

Nhiễm trùng/ viêm túi tinh gây đau hố chậu bên trái namNhiễm trùng/ viêm túi tinh gây đau hố chậu bên trái nam

Đau bụng dưới bên trái ở nam giới cũng có thể là do tình trạng nhiễm trùng túi tinh dẫn tới viêm nên bạn không được chủ quan. Bệnh này ảnh hưởng mạnh đến chất lượng và số lượng tinh trùng, do đó nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng làm cha.

Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc các tác nhân khác gây ra, bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi ở nam giới nhưng phổ biến nhất là nhóm người trung niên. Bệnh tuy không nguy hiểm cho tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có khả năng vô sinh.

Các triệu chứng của bệnh để bạn nhận biết như:

  • Mệt mỏi, ớn lạnh, đau nhức, đau nhiều nhất là phần bụng dưới bên trái, bẹn, thắt lưng, đặc biệt là vị trí giữa bìu và xương mu.
  • Đi tiểu bị đau bụng dưới ở nam, tiểu buốt, bí tiểu, xuất tinh hoặc có lẫn máu trong nước tiểu.
  • Các cơn đau kéo dài, ham muốn tình dục giảm, rối loạn cương dương.

Khắc phục tình trạng viêm tuyến tiền liệt thông qua các loại thuốc kháng sinh kết hợp chống viêm, giảm đau, hạ sốt nhóm NSAIDS. Ngoài ra, các loại thuốc giảm tiết hormone tuyến tiền liệt cũng có hiệu quả cao trong điều trị tình trạng viêm. Tuy vậy bạn vẫn cần đến bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị chuẩn nhất.

Xoắn tinh hoàn

Nam bị đau bụng dưới có thể là do bị xoắn tinh hoàn nếu nó đi kèm với các triệu chứng như: nôn, buồn nôn, tiểu buốt, sốt. Khi đó, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Ngoài ra thì bệnh sa ruột ở nam giới hay thoát vị ruột cũng gây đau ở vùng bụng dưới bên trái. Có thể nói rằng đau bụng ở vùng dưới bên trái do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân nào cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nên tốt nhất bạn hãy đến bệnh viện khám ngay nếu có dấu hiệu.

Nam giới khi bị đau bụng dưới nên làm gì?

Bụng dưới là khu vực chứa đựng rất nhiều cơ quan, do đó khi một trong các cơ quan này gặp vấn đề, chúng không chỉ gây bệnh tại cơ quan đó mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như gây chèn ép, lâu lan mầm bệnh gây viêm nhiễm. 

Gặp bác sĩ ngay nếu nam giới đau bụng dưới bên tráiGặp bác sĩ ngay nếu nam giới đau bụng dưới bên trái

Do đó nên nếu bị đau bụng dưới bên trái ở nam giới thì việc đầu tiên bạn cần làm là bình tĩnh và đến ngay cơ sở y tế để xác định nguyên nhân, chẩn đoán và chữa trị. Không tự ý chẩn đoán bệnh và điều trị nếu không am hiểu về chuyên môn vì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng.

Khách hàng có nhu cầu thăm khám đảm bảo chính xác và chữa trị hiệu quả, hãy đến với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tại địa chỉ số 9 Phố Viên, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội hoặc liên hệ tới Hotline 19001806 để được tư vấn miễn phí.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
36,310

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám