Đau bụng giun ở trẻ em: Triệu chứng - cách điều trị - phòng tránh

Thu Hiền

08-03-2024

goole news
16

Đau bụng giun ở trẻ em là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan mà nên điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ từ sớm, giảm nguy cơ biến chứng: chán ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu máu,... ở trẻ em. 

Triệu chứng đau bụng giun ở trẻ em

Cha mẹ có thể nhận biết tình trạng đau bụng giun ở trẻ em qua các dấu hiệu thường thấy như sau:

  • Đau bụng vùng quanh rốn, có thể tái đi tái lại nhiều lần. Bụng phình to bất thường. Một số trường hợp phát hiện giun trong bãi nôn hoặc phân của trẻ.
  • Khó ngủ, hay đái dầm. Quấy khóc nhiều do ngứa hậu môn, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Lười ăn, chậm tăng cân. 
  • Da xanh xao, gầy yếu.
  • Mệt mỏi, khó chịu
  • Biểu hiện của thiếu vitamin và khoáng chất: dễ mắc các do nhiễm trùng đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, tiêu chảy,... Tóc và móng tay dễ gãy, rụng tóc. Đêm trằn trọc, ra nhiều mồ hôi trộm.
  • Đi ngoài ra máu (với một số trường hợp). Có biểu hiện thở khò khè, ho khan hoặc triệu chứng thiếu máu: mệt mỏi, khó thở và nhịp tim không đều,...
  • Ngứa ở bộ phận sinh dục với trẻ em nữ

Tất nhiên, các triệu chứng lâm sàng sẽ được xem xét cùng với xét nghiệm chuyên khoa. Có thể kể đến xét nghiệm phân tìm thấy trứng giun. Hoặc siêu âm ổ bụng ở trẻ em phát hiện hình ảnh của giun. 

Một số biểu hiện của hiện tượng đau bụng giun ở trẻ emMột số biểu hiện của hiện tượng đau bụng giun ở trẻ em

Cách chữa đau bụng giun ở trẻ em

Khi đã xác định chính xác các biểu hiện đau bụng giun ở trẻ em, phụ huynh cần cho trẻ ăn no và dùng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp tự điều trị tại nhà, các cha mẹ có thể tham khảo khuyến cao điều trị bằng thuốc tẩy giun cho trẻ em của WHO như sau:

Đối với trẻ em (dưới 10 tuổi)

Dùng 01 liều mebendazole hoặc albendazole với tần suất 1 - 2 lần/ năm. Liều lượng cụ thể như sau (*):

  • Từ 12 đến dưới 24 tháng tuổi: mebendazole 500mg hoặc albendazole 200mg
  • Từ 24 tháng tuổi trở lên: mebendazole 500mg hoặc albendazole 400mg

(*) Chú thích: WHO khuyến cáo 4 loại thuốc tẩy giun nên sử dụng cho trẻ em: mebendazole, albendazole, pyrantel embonate và levamisole. Trong đó, hai loại thuốc đầu tiên được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

Trẻ em cần phải uống thuốc tẩy giun định kỳTrẻ em cần phải uống thuốc tẩy giun định kỳ

Đối với trẻ em (từ 10 -12 tuổi)

Dùng 1 - 2 liều/ năm loại mebendazole 500mg hoặc albendazole 400g.

Thuốc tẩy giun dùng được vào bất kỳ thời gian nào sau ăn. Cha mẹ có thể nghiền thuốc pha với nước đối với trẻ khó uống thuốc. Hoặc cho trẻ nhai hết thuốc uống cùng nước. 

Sau uống thuốc, trẻ em không cần nhịn ăn nhưng cần cho trẻ nghỉ ngơi. Bởi một số tác dụng nhẹ sau khi uống thuốc có thể khiến trẻ đau bụng, buồn nôn và mệt mỏi. 

Chỉ dẫn về tẩy giun của WHO dành cho trẻ emChỉ dẫn về tẩy giun của WHO dành cho trẻ em

Các biện pháp phòng tránh đau bụng giun ở trẻ em

Để phòng tránh nguy cơ đau bụng giun ở trẻ em, cha mẹ có thể chủ động thực hiện các biện pháp dưới đây. 

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Không gian sống sạch sẽ, nguồn nước sạch để nấu ăn, vệ sinh và diệt khuẩn các vật dụng ăn uống, đồ chơi. Đồng thời giữ vườn tược sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi, tắm rửa cho thú cưng thường xuyên,... là những điều cha mẹ phải chú ý để trẻ em không bị nhiễm giun.

Ăn chín uống sôi

Hạn chế các thực phẩm tươi sống như gỏi, nộm, rau sống,... Trẻ chỉ nên ăn thực phẩm đã nấu chín, uống nước đun sôi để nguội. Đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc cũng nên cắt giảm để tránh trẻ không bị lây nhiễm trứng giun trong thực phẩm. 

Thực hiện tẩy giun định kỳ

Cha mẹ nên chú ý tẩy giun cho trẻ định kỳ từ 6 tháng - 1 năm, tức 2 lần/ năm. Tuy nhiên với trẻ em dưới 2 tuổi, cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ thăm khám trước khi tẩy giun.

Rèn luyện thói quen tự vệ sinh cá nhân cho trẻ

Chủ động luyện tập các thói quen tốt có thể giúp trẻ hình thành các thói quen tốt và hạn chế đau bụng giun ở trẻ em. Cha mẹ nên hướng dẫn và kiên nhẫn cho trẻ thực hiện:

  • Rửa tay bằng xà phòng trước ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đồ chơi
  • Không đi chân đất. Vì ấu trùng của giun móc dễ chui vào bàn chân
  • Giữ móng tay, móng chân gọn gàng, sạch sẽ

Đồng thời, những thành viên trong gia đình cùng nên duy trì các thói quen vệ sinh cơ thể, giữ không gian sống thoáng mát, sạch sẽ để giảm nguy cơ trẻ lây nhiễm giun từ người lớn. 

Các câu hỏi liên quan

Tại sao trẻ lại bị đau bụng giun?

Tình trạng đau bụng giun ở trẻ em là kết quả của thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Thức ăn của trẻ có thể chưa đảm bảo vệ sinh thực phẩm hoặc chưa nấu chín. 

Hoặc trẻ nhỏ hiếu động, chưa có thói quen rửa tay thường xuyên, hay đưa tay sờ mọi thứ xung quanh và đưa lên miệng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến giun sán ký sinh khá phổ biến. 

Đồng thời, khí hậu Việt Nam là nước nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng giun sán phát triển, thay đổi mùa,... cũng có thể khiến trẻ dễ bị nhiễm giun hơn bình thường.

Đau bụng giun ở trẻ em có nguy hiểm không?

Đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em. Trừ trường hợp trẻ có các biểu hiện khác như nôn liên tục, đi ngoài nhiều lần, đau bụng dữ dội, mặt tái xanh,... Đây rất có thể báo hiệu các biến chứng nguy hiểm giun chui ống mật, áp xe gan, nhiễm trùng đường mật,... cần cha mẹ đưa ngay bé đến Bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Đau bụng giun ở trẻ em có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọngĐau bụng giun ở trẻ em có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng

Khi nào có thể tẩy giun cho trẻ?

Trẻ trên 2 tuổi có thể tự tẩy giun tại nhà, định kỳ 6 tháng/lần. Trẻ em dưới 2 tuổi tẩy giun cần tẩy giun theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Khám tiêu hoá cho trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện nay là địa chỉ uy tín được nhiều bậc cha mẹ gửi gắm con em mình bởi:

  • Đội ngũ bác sĩ tay nghề tốt, phối hợp nhịp nhàng trong Liên Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh - Tiêu hoá - Nhi:  TTUT.ThS.BS CKI Nguyễn Thị Tường Vân - Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Khoa khám bệnh BV Nhiệt Đới QG,  PGS.TS.BS Phạm Hữu Hoà - Trưởng khoa Tim mạch  BV Nhi TW, GV Đại học Y Hà Nội, BS CKII Phi Nga - Trưởng Khoa Nhi BVĐK PHương Đông,...
  • Hệ thống máy móc hiện đại: Máy Olympus CV 190  cho phép nội soi quan sát hệ vi mạch máu nông ở niêm mạch giúp phát hiện tổn thương nhỏ ở vị trí khó nhất. Ứng dụng AI vào công nghệ nội soi với máy FUJIFILM VP - 7000 giúp chẩn đoán chính xác các vấn đề liên quan đến đường tiêu hoá.
  • Tư vấn nuôi dưỡng trẻ, chăm sóc phòng bệnh, tiêm chủng. Phối hợp cùng khoa Sản đề sàng lọc sức khỏe em bé ngay sau sinh.
  • Chính sách thanh toán kết hợp BHBL, BHYT khi điều trị nội trú.

Khám Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Trên đây là những thông tin về hiện tượng đau bụng giun ở trẻ em. Đây có thể là tình trạng bình thường ở trẻ em, cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu phát hiện các triệu chứng bất thường khác thì phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được điều trị.

Để đặt lịch khám nhi, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,762

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám