Việc đau bụng sau khi ăn là tình trạng thường gặp ở nhiều người, đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh.
Việc đau bụng sau khi ăn là tình trạng thường gặp ở nhiều người, đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh.
Đau bụng sau khi ăn là khi bạn vừa ăn xong, vùng bụng của bạn xuất hiện những cơn đau. Có thể là đau bụng âm ỉ sau khi ăn hoặc đau quằn quại, dữ dội, kèm các biểu hiện khác như đầy hơi, ói mửa, đi ngoài.
Đại tràng co thắt thường xảy ra các triệu chứng ăn vào là đau bụng đi ngoài. Tình trạng này xuất phát từ sự co thắt của đại tràng như co bóp nhiều hơn, mạnh hơn, kéo dài hơn so với bình thường, khiến cho thức ăn trong dạ dày vừa được tiêu hóa xong đã đẩy ra ngoài dẫn đến tiêu chảy. Ngược lại, có lúc đại tràng co bóp lại rất chậm, khiến thức ăn không được tiêu hóa điều độ dẫn đến táo bón.
Nếu đau bụng sau khi ăn ngay cả khi no và đói thì có thể là bạn đã bị viêm loét dạ dày. Ngoài ra, kèm theo một số biểu hiện khác như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, ợ nóng, sụt cân, chán ăn… đây đều là những triệu chứng rõ rệt của viêm loét dạ dày.
Đối với dị ứng thức ăn, ăn xong đau bụng quằn quại và kèm theo các biểu hiện như mẩn đỏ, ngứa khắp người, sưng tấy thậm chí gây khó thở.
Ngộ độc thức ăn cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng sau khi ăn do cơ chế phản ứng tự động của cơ thể với thức ăn lạ. Thường xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội, buồn nôn, đi ngoài kèm theo sốt cao, nôn mửa. Nghiêm trọng hơn đó là đi ngoài phân lỏng nhiều lần, mất nước và dẫn đến kiệt sức.
Đau bụng sau khi ăn cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm ruột thừa. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn. Đặc biệt là các cơn đau âm ỉ ở quanh rốn, lan dần xuống bụng dưới. Với trường hợp này bạn cần đến bệnh viện ngay tránh bị vỡ ruột thừa gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, kí sinh trùng hoặc các tác dụng phụ của thuốc làm tổn thương đến lớp niêm mạc ruột. Từ đó làm cho khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém, gây ra triệu chứng đau bụng sau khi ăn, đau bụng đi ngoài.
Đường lactose có nhiều trong mật ong, sữa và các chế phẩm từ sữa… Đối với những người có hệ tiêu hóa kém, nhạy cảm, sau khi ăn hoặc uống những thực phẩm này sẽ bị phản ứng, Cơ thể không tiêu hóa được đường lactose cũng sinh ra hiện tượng ăn xong bị đi ngoài, bụng đau âm ỉ.
Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa nhiều đường lactose
>>> Nội soi dạ dày có đau và khó chịu không?
Nếu hay đau bụng sau khi ăn xong, không quá 2 lần/ngày thì không có gì đáng lo ngại, vì đây cũng là cơ chế sinh học bình thường của hệ tiêu hóa. Bởi sau khi ăn xong, hệ tiêu hóa dồn máu để tiêu hóa thức ăn, sự hoạt động thụ động khiến phần đại tràng co bóp, đẩy chất cặn bã trong ruột già đi ra ngoài dẫn đến hiện tượng đau bụng nhẹ và đi ngoài. Chính điều này đã tạo thành thói quen ở một số người ngay khi vừa ăn xong đều xuất hiện hiện tượng đau bụng, đi ngoài.
Khi xuất hiện tình trạng đau bụng sau khi ăn, đi ngoài liên tục, đi kèm theo là các triệu chứng bất thường như các cơn đau quặn thắt, dấu hiệu buồn nôn, nôn,... bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp. Nhất là đối với các trường hợp đau bụng sau khi ăn sáng.
Đau bụng sau khi ăn sáng kèm thêm đi ngoài có thể là thói quen bình thường. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài thường xuyên đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng dưới đây.
Đây là tình trạng kích thích ảnh hưởng tới ruột già. Hội chứng này gây ra một số biểu hiện như: Đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, có dịch nhầy trong phân...
Một số thực phẩm trong bữa sáng như sữa, thức ăn nhiều chất béo có thể khiến các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, xuất hiện hiện tượng ngay khi ăn sáng xong người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng và muốn đi ngoài.
Viêm tuỵ cũng khiến xuất hiện các cơn đau ở bụng trên. Những cơn đau này thường có xu hướng nặng hơn sau khi ăn, nhất là sau khi ăn sáng. kèm theo đó là buồn nôn, nôn..
Celiac là một rối loạn tự miễn dịch mạn tính ở ruột non. Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng đau bụng sau khi ăn sáng, bị tiêu chảy khi ăn quá nhiều ngũ cốc hoặc các thực phẩm từ lúa mì. Bệnh kèm theo một số triệu chứng khác như: Đầy hơi, thiếu máu, chán ăn, kém hấp thu dinh dưỡng
Bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Ở người lớn, bệnh có thể liên quan đến các bệnh tự miễn khác như viêm tuyến giáp, đái tháo đường.
Ngoài ra những người bị viêm ruột, nhiễm virus dạ dày hoặc mất nước cũng có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng sau khi ăn sáng.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.