Trẻ bị đau bụng sau khi ăn là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Trần Hồng Nụ

30-03-2021

goole news
16

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng sau khi ăn. Theo các bác sĩ chuyên khoa, dẫn đến tình trạng này có thể do cả yếu tố bệnh lý như táo bón, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,...

Trẻ bị đau bụng sau khi ăn: Nguyên nhân do đâu?

Bé bị đau bụng sau khi ăn nếu có biểu hiện nhẹ nhàng, bé không kêu khó chịu nhiều thì có thể là hiện tượng sinh lý bình thường xảy ra do bé ăn quá no rồi vận động hay nằm nghỉ ngay. Ngược lại, nếu cơn đau diễn ra với cường độ mạnh và liên tục, bé cứ ăn vào là đau thậm chí bị nôn, đi ngoài thì thường liên quan đến các vấn đề về tiêu hóa.

Đa số trường hợp trẻ bị đau bụng sau khi ăn là do vấn đề tiêu hóa.

Đa số trường hợp trẻ bị đau bụng sau khi ăn là do vấn đề về tiêu hóa.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bé hay bị đau bụng, khó chịu sau khi ăn, bé ăn xong là đi ngoài:  

- Thức ăn không phù hợp: Do hệ tiêu hóa của trẻ còn khá yếu nên khi sử dụng một số thực phẩm không phù hợp như nước ngọt có gas, đồ tái/sống, đồ lạnh, ngũ cốc nguyên hạt,...sẽ dễ bị đau, chướng bụng sau khi ăn.

- Thức ăn nhiễm khuẩn, ôi thiu: Thức ăn để qua ngày nhìn hoặc ngửi không thấy gì khác biệt nhưng có thể đã bị nhiễm khuẩn, bé vô tình ăn đồ thiu bị đau bụng là do bị ngộ độc thực phẩm. Các biểu hiện đặc trưng gồm: trẻ đau bụng nôn liên tục, cơn đau dữ dội, tiêu chảy...

Có một số thức ăn rất dễ khiến trẻ bị dị ứng kèm theo đau bụng, mẹ cần chú ý.

Đây là những thực phẩm rất dễ khiến trẻ bị dị ứng kèm theo đau bụng mà mẹ cần chú ý.

- Dị ứng thức ăn: Trứng, đậu nành, cua, tôm, hải sản hay sữa động vật là những thực phẩm mà khá nhiều người bị dị ứng, kể cả trẻ nhỏ. Dị ứng thực phẩm có biểu hiện đặc trưng là đau bụng kèm hiện tượng mẩn đỏ, khó thở, tiêu chảy,...

- Cơ địa trẻ không dung nạp lactose: Nguyên nhân ngày cha mẹ nên nghĩ đến đầu tiên ở trường hợp trẻ sơ sinh bị đau bụng. Trẻ chưa biết nói nên sẽ quấy khóc, ưỡn bụng, nôn trớ. Điều này thường xảy ra khi trẻ vừa sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. Tình trạng đau bụng, đi ngoài phân lỏng sẽ xuất hiện 30 phút sau ăn và biến mất sau 1 ngày.

- Trẻ bị nhiễm nấm Candida: Loại nấm này khi phát triển nhanh sẽ làm tổn hại đến các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Bởi vậy mà quá trình tiết men tiêu hóa ở dạ dày và mật bị ảnh hưởng đáng kể. Khi nhiễm nấm Candida, trẻ thường bị đau bụng sau khi ăn kèm cảm giác mệt mỏi, khó chịu.

Một số trẻ táo bón cũng hay bị kèm theo triệu chứng đau bụng sau khi ăn.

Một số trẻ táo bón cũng hay bị kèm theo triệu chứng đau bụng sau khi ăn.

Ngoài ra, các bệnh lý về đường tiêu hóa như táo bón, viêm loét dạ dày, sỏi mật hay hội chứng ruột kích thích,... cũng có thể là nguyên nhân bé hay kêu đau bụng sau khi ăn.

Trẻ bị đau bụng sau khi ăn là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Lồng ruột cấp tính 

Thường xảy ra với trẻ còn đang bú. Nếu mẹ bỗng thấy bé khóc thét không rõ lý do, bỏ bú rồi người tái nhợt, nôn trớ liên tục, đi ngoài ra dịch nhầy giống mủ thì cần nghĩ ngay tới khả năng trẻ bị lồng ruột cấp tính.

Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, nếu cấp cứu muộn có thể dẫn đến hoại tử ruột, phải cắt bỏ ruột, quá trình hồi phục về sau gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tiêu hóa của trẻ.

Áp-xe gan do giun

Nghe thì có vẻ không liên quan gì nhưng nếu trẻ bị đau bụng sau khi ăn, cha mẹ cũng nên nghĩ đến dấu hiệu cảnh báo tình trạng áp-xe gan do giun. Dấu hiệu này thường gặp ở trẻ trên 18 tháng đến 3, 4 tuổi. Bé sẽ bị đau bụng quằn quại, vật lộn, kèm theo sốt cao, nôn mửa, thậm chí có một số trường hợp bé nôn ra giun. Cơn đau mạnh khiến trẻ sốt cao hơn, mức độ nguy hiểm hơn nên cha mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu và thực hiện phẫu thuật,... theo chỉ định từ bác sĩ.  

Cha mẹ cần tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi để hạn chế tình trạng trẻ bị đau bụng sau khi ăn.

Cha mẹ cần tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi để hạn chế tình trạng trẻ bị đau bụng sau khi ăn.

Đau bụng do giun sán

Thường sẽ gây ra các dấu hiệu giống đau ruột thừa, bé đau bụng quanh rốn hay vùng dưới rốn, đau quặn từng cơn. Hãy đưa bé đến bệnh viện ngay để được điều trị bởi nếu cấp cứu muộn, giun sán có thể đâm thủng ruột thừa, xâm nhập vào ổ bụng hay các cơ quan khác nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.  

Rối loạn tiêu hóa  

Sau khi ăn, trẻ bị đau bụng dưới rốn theo cơn có thể là do rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân xuất phát từ sự bài tiết serotonin, hoặc do khí methan được sản sinh ra quá nhiều trong ruột, hoặc do chế độ ăn uống của trẻ. Ngoài triệu chứng đau bụng, trẻ còn cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy,... Bé ăn không tiêu bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa lâu ngày gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển. Do đó, cha mẹ nên cho con đi khám sớm, tránh tự ý mua thuốc uống.

Đau ruột thừa 

Nếu sau khi ăn hoặc bỗng dưng bé bị đau bụng quanh rốn thì rất có thể đó là dấu hiệu bệnh đau ruột thừa. Dùng tay ấn nhẹ vùng bụng sẽ thấy bé kêu đau nhiều hơn, kèm theo đó là hiện tượng sốt, tiêu chảy hay táo bón.  

Thông thường trẻ nhỏ sẽ khó mà miêu tả chính xác được cơn đau bụng, cha mẹ nên tự ghi nhớ cách nhận biết trẻ bị đau bụng cảnh báo dấu hiệu gì. Trong trường hợp trẻ đau nhiều, không thuyên giảm, kèm theo sốt, tiêu chảy,... nhất định cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để thăm khám điều trị.  

Cách khắc phục tình trạng đau bụng sau khi ăn cho trẻ

Cha mẹ hãy giúp con hình thành thói quen không nên vận động mạnh hay nằm ngủ ngay sau khi ăn, tránh đau bụng. Nếu con chỉ đau bụng nhẹ nhàng thì vận dụng một vài cách dưới đây cũng giúp con dễ chịu hơn:

Mát xa bụng nhẹ nhàng có thể giảm bớt cơn đau bụng ở trẻ.

Mát xa bụng nhẹ nhàng có thể giảm bớt cơn đau bụng ở trẻ.

  • Chườm nóng và mát xa vùng bụng.
  • Cho bé ăn các loại thực phẩm mềm, lỏng và dễ tiêu hóa như cháo hay súp.
  • Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm khó tiêu hay dễ gây kích ứng dạ dày như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, nước có gas,...
  • Cho bé uống nước gừng để làm ấm bụng, xoa dịu cơn đau nhanh chóng.
  • Cho bé ăn 1, 2 cốc sữa chua mỗi ngày để bổ sung các lợi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hóa. 

Trẻ đau bụng sau khi ăn: Khi nào cần đi khám?

Nếu thấy bé ăn xong hay bị đau bụng thì cần nghĩ tới nguyên nhân bệnh lý. Lúc này việc xoa dầu hay ăn thêm sữa chua,... không có tác dụng giảm đau. Cha mẹ hãy đưa trẻ tới bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám, điều trị trị kịp thời. Bởi nhiều trường hợp trẻ bị đau bụng kèm tiêu chảy, nôn mửa nếu không cấp cứu kịp thời rất dễ dẫn tới mất nước, nguy hiểm tới tính mạng.  

Hãy theo dõi biểu hiện đau bụng của trẻ và đưa con đi thăm khám kịp thời.

Hãy theo dõi biểu hiện đau bụng của trẻ và đưa con đi thăm khám kịp thời.

Đau bụng là tình trạng rất thường gặp ở trẻ. Hi vọng các thông tin trong bài viết này sẽ phần nào giúp các phụ huynh thêm tự tin, chăm sóc con tốt hơn, nhất là các phụ huynh đang có con gặp tình trạng này. Nếu cần thêm thông tin hay đặt lịch khám cùng chuyên gia Nhi từ BV Nhi Trung Ương vui lòng gọi hotline 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

31,713

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Trẻ em bị sốt kêu đau bụng - cảnh giác viêm ruột thừa

Trẻ em bị sốt kêu đau bụng rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa và nhiều bệnh nguy...

19001806 Đặt lịch khám