Đau đầu migraine: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh

Bích Ngọc

10-06-2024

goole news
16

Đau đầu migraine là một dạng bệnh lý về thần kinh phổ biến, chúng không chỉ là những cơn đau đầu dữ dội mà còn gây ra cảm giác buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Vậy nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh thế nào? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về đau đầu migraine là gì?

Đau đầu migraine (đau nửa đầu) là một chứng đau đầu nguyên phát, xuất hiện các cơn đau dữ dội kéo dài. Thường xảy ra ở bên trái hoặc bên phải, kèm theo cảm giác buồn nôn, thị lực yếu, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi hương. 

Đau nửa đầu migraine có thể xảy ra khoảng 1-2 lần/năm, thường xuyên hơn có thể là 2-3 lần/tuần. Nếu các cơn đau nửa đầu tăng lên nhiều hơn với tần suất hơn 10 lần/tháng thì tình trạng bệnh đã trở thành mãn tính và không thể điều trị khỏi hoàn toàn. 

Migraine khá phổ biến trong độ tuổi dậy thì và thanh niên, ít gặp hơn sau tuổi 50. Nữ giới có nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu cao hơn nam giới khoảng 3 lần. 

Theo ước tính, hội chứng đau nửa đầu migraine ảnh hưởng tới 10% số người trên toàn thế giới. Trong một cuộc khảo sát, có 17.1% phụ nữ cho biết có các triệu chứng đau nửa đầu, trong khi nam giới là 5.6%. 

Đau đầu migraine là bệnh lý về thần kinh khá phổ biến gây ra những cơn đau dữ dội kéo dàiĐau đầu migraine là bệnh lý về thần kinh khá phổ biến gây ra những cơn đau dữ dội kéo dài

2. Phân loại đau nửa đầu migraine 

Dựa vào các triệu chứng cảnh báo, đau đầu migraine được phân loại thành 2 loại chính, bao gồm:

Đau đầu migraine có tiền triệu 

Đây là tình trạng đau nửa đầu migraine có những dấu hiệu cảnh báo từ sớm, sau đó cơn đau đầu sẽ bùng phát. Các triệu chứng cảnh báo thường xuất hiện trong khoảng 24-48 giờ trước khi cơn đau migraine xảy ra. 

Bệnh đau đầu migraine có tiền triệu chỉ chiếm khoảng 10-25% tổng số ca đau đầu migraine mỗi năm. Có 4 loại điển hình như: 

  • Đau nửa đầu võng mạc: Là tình trạng xuất hiện đau nửa đầu kèm theo mất thị lực tạm thời hoặc mắt nhấp nháy ở một bên mắt trước khi cơn đau ập đến. 
  • Đau đầu migraine thân não: Các triệu chứng đau nửa đầu có các tiền triệu chứng bắt nguồn từ đáy não (thân não). Từ đó làm mất khả năng thăng bằng, tạo cảm giác chóng mặt, nhịp tim tăng nhanh mạnh. 
  • Chứng đau đầu migraine liệt nửa người: Trước khi xảy ra đau nửa đầu migraine, có dấu hiệu cảnh báo như liệt tạm thời một bên của cơ thể. Thường tình trạng liệt này sẽ xảy ra không quá 72h.
  • Chứng đau đầu migraine thầm lặng: Đây là chứng đau đầu nhưng không mang lại cảm giác nhức đầu cho người bệnh, thường dễ nhầm lẫn với thiếu máu não. Đặc biệt xuất hiện chủ yếu là ở người lớn tuổi.

Đau đầu migraine có tiền triệu là tình trạng đau nửa đầu có dấu hiệu cảnh báo trước khi xảy ra cơn đau

Đau đầu migraine có tiền triệu là tình trạng đau nửa đầu có dấu hiệu cảnh báo trước khi xảy ra cơn đau

Đau đầu migraine không tiền triệu

Đau đầu migraine không tiền triệu là loại đau đầu xảy ra bất ngờ, không có dấu hiệu cảnh báo cụ thể.

Đau đầu migraine không tiền triệu chiếm tới 75% các cơn đau đầu trong tổng số các cơn đau nửa đầu migraine. Chúng xuất hiện bất ngờ khiến người bệnh không kịp chuẩn bị hay lường trước hậu quả.

Các cơn đau đầu dữ dội xảy ra bất ngờ, kéo dài khoảng từ 4-72 giờ, kèm các triệu chứng khác như buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh,... đây là các đặc điểm của chứng đau nửa đầu migraine không có tiền triệu. 

3. Nguyên nhân dẫn tới đau đầu migraine

Hiện nay, đầu đầu migraine chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra và liên quan chặt chẽ với những bất thường của hệ thần kinh và yếu tố di truyền. 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

  • Giới tính: Có tới 75% người mắc bệnh đau đầu migraine là nữ giới. Ở tuổi trưởng thành trẻ, chứng đau nửa đầu thường xảy ra nhiều ở nam giới hơn. Tuy nhiên, khi ảnh hưởng bởi hormone estrogen, đặc biệt ở giai đoạn dậy thì và tiền mãn kinh, tỷ lệ ở phụ nữ bắt đầu tăng lên. 
  • Tuổi tác: Chứng đau đầu migraine thay đổi theo tuổi tác. Những cơn đau xuất hiện nhiều ở độ tuổi 20 trở đi, đặc biệt là tuổi 40. Sau đó, từ 45-50 tuổi trở đi, hội chứng đau nửa đầu có xu hướng giảm dần.  
  • Di truyền: Theo một số nghiên cứu, yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng nhất định trong chứng đau nửa đầu. Có đến 70% người mắc bệnh có họ hàng gần cũng gặp phải các cơn nhức đầu migraine.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Theo thời gian, cơ thể của chúng ta bắt đầu có những hệ thống hoạt động kém hiệu quả dần. Các hoạt động bài tiết, chuyển hóa kém khiến thuốc tồn tại lâu trong cơ thể, từ đó góp phần gây ra chứng đau đầu migraine.

Nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh đau đầu migraine cao hơn nam giới Nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh đau đầu migraine cao hơn nam giới 

Một số tác nhân khác gây đau nửa đầu

Xác định được một số tác nhân khác có thể dẫn đến đau nửa đầu có thể giúp người bệnh có thể phóng tránh hoặc chuẩn bị trước cơn đau đầu trong tương lai. Một số tác nhân khác gây ra đau nửa đầu như: 

  • Rượu, bia và thuốc lá: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau nửa đầu migraine. Sử dụng nhiều các chất kích thích gây ảnh hưởng đến thần kinh, từ đó dẫn đến đau đầu. 
  • Rối loạn nội tiết tố nữ: Có đến 65% ca mắc bệnh có liên quan đến sự suy giảm nồng độ estrogen trong cơ thể. Do đó, đau đầu có thể thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai. 
  • Căng thẳng, mệt mỏi, stress: Là nguyên nhân phổ biến do hệ thần kinh căng thẳng. Có đến 80% ca mắc bệnh là do tác nhân này. 
  • Hoạt động thể chất: Lao động quá sức cũng có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu. 
  • Do kích thích từ bên ngoài: Đau đầu migraine có thể liên quan đến ánh sáng nhấp nháy, mùi hương lạ hoặc nghe một âm thanh quá lớn. 
  • Giấc ngủ thay đổi: Rối loạn giấc ngủ cũng có thể gây ra cơn nhức đầu, khoảng 50% người bệnh. 
  • Chế độ ăn uống: Ăn uống không khoa học, bỏ bữa thường xuyên hoặc sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra bệnh. 
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết lạnh đột ngột hoặc vùng có áp suất thấp cũng có thể là nguyên nhân khởi phát các đợt đau đầu. 

Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau nửa đầu migraineHút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau nửa đầu migraine

4. Các triệu chứng của nhức đầu migraine

Có 4 giai đoạn tiến triển của chứng nhức đầu migraine. Dưới đây là những triệu chứng của từng giai đoạn: 

Giai đoạn tiền triệu 

Đây là giai đoạn kéo dài trong khoảng vài giờ đến vài ngày trong khoảng từ 24-48h trước khi cơn đau migraine khởi phát. Có đến 77% người bệnh trải qua giai đoạn tiền triệu này. Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: 

  • Tâm trạng thay đổi, dễ nổi cáu và nóng giận. 
  • Mệt mỏi và ngáp nhiều. 
  • Chán ăn hoặc thèm ăn một số món nhất định. 
  • Cảm giác cơ bị căng cứng, đặc biệt là các cơ ở vùng cổ. 
  • Đi tiểu nhiều hơn, bị táo bón hoặc tiêu chảy. 
  • Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng hoặc mùi hương. 

Giai đoạn Aura

Trong giai đoạn Aura, các triệu chứng thường kéo dài từ 5-60 phút và đặc trưng bởi các triệu chứng thần kinh khu trú. Chỉ có khoảng 10-25% người bệnh trải qua giai đoạn này. 

Các triệu chứng của giai đoạn Aura: 

  • Triệu chứng Aura thị giác: Là triệu chứng gây rối loạn thị lực, có hơn 90% bệnh nhân đều trải qua giai đoạn này và có những triệu chứng sau: Thị lực giảm ở một hoặc cả hai mắt, xuất hiện điểm mù, có những đốm sáng,...
  • Triệu chứng Aura giác quan: Là những triệu chứng bất thường trong nhận thức giác quan và khả năng vận động. Ví dụ như: Có ảo giác, dị cảm, rối loạn tiêu hoá, rối loạn vận động,...
  • Triệu chứng Aura ngôn ngữ: Có khoảng 10% người bệnh bị đau đầu migraine có những triệu chứng liên quan đến ngôn ngữ. Khi mắc phải, người bệnh sẽ có những rối loạn về ngôn ngữ như: Nói lắp, nói lẩm bẩm,...

Trong giai này xuất hiện tình trạng rối loạn thị lực, nhân thức và ngôn ngữTrong giai này xuất hiện tình trạng rối loạn thị lực, nhân thức và ngôn ngữ

Giai đoạn tấn công

Giai đoạn tấn công kéo dài khoảng từ 4-72 giờ. Dù là loại đau đầu migraine có tiền triệu hay không có tiền triệu đều xảy ra giai đoạn tấn công này. Người bệnh sẽ trải qua những triệu chứng điển hình của bệnh, như: 

  • Xuất hiện những cơn đau nhói chỉ xảy ra ở một nửa đầu, dần trở nên nghiêm trọng hơn khi di chuyển. 
  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, mùi hương,...
  • Thị lực giảm sút, hoa mắt, chóng mặt,...
  • Đau bụng và buồn nôn. 
  • Cơ căng cứng ở vùng vai và cổ
  • Mệt mỏi, dễ nổi giận. 

Giai đoạn sau cơn đau nửa đầu 

Đây là giai đoạn cuối cùng của cơn đau đầu migraine. Các triệu chứng vào lúc này rất phổ biến, có đến 80% người bệnh bị đau nửa đầu trải qua giai đoạn này. Chúng kéo dài khoảng 24-48 tiếng sau khi cơn đau đầu kết thúc, người bệnh sẽ có triệu chứng: 

  • Cơ thể đau nhức, kiệt sức
  • Giảm khả năng tập trung
  • Chóng mặt

Khi cử động đầu đột ngột hoặc di chuyển nhanh thì các cơn đau nửa đầu lại xuất hiện nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. 

Người bệnh có triệu chứng chóng mặt sau khi cơn đau đầu kết thúcNgười bệnh có triệu chứng chóng mặt sau khi cơn đau đầu kết thúc

5. Phương pháp chẩn đoán đau đầu migraine

Khi các cơn đau nửa đầu xuất hiện kèm các triệu chứng khác, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh qua việc thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm khác

Khám lâm sàng

Bệnh đau nửa đầu migraine có thể được chẩn đoán nếu khám lâm sàng có những triệu chứng như: 

  • Người bệnh có tối thiểu 5 cơn đau một bên đầu dữ dội. 
  • Cơn đau kèm những triệu chứng đặc trưng như: Đau ở một bên đầu, cảm nhận rõ được nhịp mạch đập, khi vận động cơn đau càng tăng. 
  • Có cảm giác buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng, sợ những âm thanh lớn, cơ yếu,... 
  • Các cơn đau đầu kéo dài khoảng 4-72 giờ. 

Thực hiện các xét nghiệm khác

Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để xác định chính xác bệnh: 

  • Chụp MRI: Nhờ mô phỏng cấu trúc não bộ, bác sĩ có thể loại trừ đau đầu do có khối u não, tai biến mạch máu não hoặc nhiễm trùng thần kinh trung ương. 
  • Chụp CT: Bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính cho phép bác sĩ phát hiện được các tổn thương ở não như tụ máu, chảy máu,...

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để xác định bệnhBác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để xác định bệnh

6. Cách điều trị đau nửa đầu migraine

Đau đầu migraine để lâu sẽ dần trở thành bệnh lý mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mặc dù vậy, bác sĩ có thể đưa ra liệu trình điều trị nhằm giảm các triệu chứng và cải thiện bệnh. Từ đó giúp người bệnh không phải trải qua những cơn đau dai dẳng, dữ dội. 

Điều trị dự phòng

Bằng phương pháp điều trị dự phòng giúp giảm số cơn đau migraine, hạn chế mức độ của bệnh và giảm thời gian của các cơn đau đầu. Phương pháp này có thể chỉ định với: 

  • Bệnh nhân có những cơn đau đầu thường xuyên hoặc kéo dài. 
  • Phương pháp điều trị cắt cơn không đem lại hiệu quả. 
  • Đau đầu migraine có tiền triệu thể thân não, liệt nửa người. 
  • Người bệnh có những biến chứng của đau đầu migraine. 

Điều trị cơn đau cấp tính

Để giảm và cắt cơn đau nửa đầu cấp tính, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc sau giúp người bệnh giảm đau hiệu quả: 

  • Thuốc giảm đau NSAIDs
  • Thuốc chống nôn
  • Thuốc kháng peptide liên quan đến calcitonin
  • Thuốc đồng vận thụ thể serotonin 1F
  • Thuốc Dexamethasone

Điều trị bằng thuốc giúp cắt cơn đau nửa đầu cấp tínhĐiều trị bằng thuốc giúp cắt cơn đau nửa đầu cấp tính

Điều trị tại nhà

Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể hạn chế các cơn đau nửa đầu migraine qua một số biện pháp điều trị tại như: Nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể, hít thở sâu và đều đặn, tránh âm thanh, ánh sáng mạnh,...

Phương pháp điều trị thay thế

Người bị đau đầu migraine có thể kết hợp thêm một số biện pháp hỗ trợ để làm giảm các triệu chứng của bệnh như: 

  • Thực hiện massage thư giãn cơ thể. 
  • Kết hợp châm cứu hoặc bấm huyệt.
  • Tham gia các hoạt động nhẹ nhàng nhe: Thiền, yoga
  • Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin B2, magie,...

Kết hợp một số biện pháp hỗ trợ như massage giúp giảm các triệu chứng của bệnhKết hợp một số biện pháp hỗ trợ như massage giúp giảm các triệu chứng của bệnh

7. Biến chứng của đau đầu migraine

Đau đầu migraine không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng khiến người bệnh cần đặc biệt lưu ý. Một số biến chứng của đau nửa đầu migraine: 

  • Động kinh: Là một trong những biến chứng nguy hiểm khiến một phần của cơ thể bị co giật. Cơn co giật có thể đến trong hoặc ngay sau cơn đau đầu. 
  • Đột quỵ do nhồi máu tĩnh mạch: Đây là biến chứng hiếm gặp, chủ yếu xảy ra ở nữ giới có độ tuổi trẻ. Các mạch máu não bị thu hẹp khiến não thiếu oxy. Trước khi cơn đột quỵ đến, người bệnh có thể thấy chớp sáng, cảm giác ngứa ran ở mặt và tay. 
  • Đau đầu migraine trạng thái: Chiếm khoảng 3% tổng số ca bệnh. Các cơn đau đầu kéo dài hơn 72 giờ sẽ được gọi là chứng đau nửa đầu trạng thái. Cơn đau và cơn buồn nôn có thể rất dữ dội, người bệnh nên được đưa đi cấp cứu ngay. 
  • Hội chứng Serotonin: Khi điều trị đau nửa đầu migraine, mức serotonin tăng quá mức có thể gây ra các biến chứng như kích động, tiêu chảy, cơ co giật, tim đập nhanh,..
  • Đau dạ dày: Các loại thuốc giảm đau đầu như aspirin, ibuprofen và các loại thuốc chống viêm khác có thể gây loét, xuất huyết và đau dạ dày nếu sử dụng trong khoảng thời dài. 

Đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm của đau đầu migraineĐột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm của đau đầu migraine

8. Cách phòng ngừa đau đầu migraine hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh đau đầu migraine, có một số cách có thể làm hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh và giảm nguy cơ bệnh tái phát như: 

  • Chủ động tránh xa các yếu tố kích thích từ môi trường: Hãy hạn chế hoặc tránh những nơi có thể có yếu tố kích thích chứng đau đầu như: Ánh sáng nhấp nháy, có tiếng ồn lớn, mùi hương lạ, sự thay đổi về áp suất không khí,...
  • Tránh các loại thực phẩm có chứa các chất kích thích: Một số thực phẩm có chứa chất kích thích hệ thần kinh và tiêu hoá như trà, cà phê, rượu, phô mai, bánh ngọt,...
  • Thư giãn cơ thể: Nghỉ ngơi khi cần thiết, tránh căng thẳng mệt mỏi, nghe nhạc nhẹ, tập thiền, tập yoga hoặc tập các bài thở nhẹ nhàng. 
  • Xây dựng lối sống khỏe mạnh: Ngủ đủ giấc, ăn uống theo chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý,...
  • Tham gia các hoạt động thể chất: Tập những bài thể dục nhẹ nhàng, có cường độ vừa phải giúp giảm tần suất và rút ngắn cơn đau đầu hiệu quả.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc gây đau đầu: Có một số loại thuốc có thể làm cho chứng đau đầu trở nên trầm trọng hơn như thuốc tránh thai. Nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên cung cấp thông tin chi tiết cho bác sĩ để được tư vấn.

Xây dựng lối sống khỏe mạnh là cách phòng ngừa bệnh đau đầu hiệu quảXây dựng lối sống khỏe mạnh là cách phòng ngừa bệnh đau đầu hiệu quả

Đau đầu migraine là một chứng đau đầu khá phổ biến, đặc biệt là ở người trẻ tuổi. Đây không phải là một bệnh nghiêm trọng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm có thể ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Sử dụng thuốc và thay đổi lối sống có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của đau đầu migraine và ngăn ngừa tình trạng tái phát. 

Đặc biệt, đôi khi các triệu chứng của đột quỵ có thể bị nhầm lẫn thành đau nửa đầu. Chính vì vậy, cần lưu ý đến các cơn đau đầu đột ngột, kèm các triệu chứng khác. Cần chủ động thăm khám bệnh khi có những triệu chứng nghi ngờ. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức về bệnh đau đầu migraine. Người bệnh hãy kịp thời đến gặp bác sĩ khi có những triệu chứng của bệnh đau đầu migraine để được chẩn đoán và điều trị từ sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,162

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám