Đau đầu là gì? Tìm hiểu về triệu chứng và nguyên nhân và cách điều trị

Doan Nguyen

16-03-2023

goole news
16

Đau đầu là một triệu chứng thường gặp, đa phần các cơn đau đều không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó có thể là một trong những biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm (viêm màng não, viêm não, u não,...)  hoặc bị tổn thương nghiêm trọng nhưng không phải do bệnh lý gây ra. Vậy làm thế nào để có thể xác định được nguyên nhân chính xác cũng như cách điều trị tình trạng đau đầu?  

Đau đầu là một triệu chứng phổ biến, đa số người lớn đều bị ít nhất 1 lần trong năm  Đau đầu là gì?  Đau đầu là một tình trạng có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, là một triệu chứng thứ phát, thường đau nhức ở vùng đầu và mặt do nhiều bệnh khác nhau gây ra. Nó có thể xảy ra theo cơ chế kích thích các cấu trúc cảm giác ở trong hoặc ngoài sọ như hóa học, cơ học,... Cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc ở cả hai bên đầu, ở một vị trí nhất định hoặc lan tỏa khắp đầu.   Biểu hiện ở mỗi người bệnh đều khác nhau, bạn có thể cảm thấy cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở đầu, hoặc bị đau nhói liên tục. Cơn đau có thể phát triển dần dần hoặc đột ngột chỉ diễn ra trong vài phút hoặc thậm chí là vài ngày.    Các cấu trúc nhạy cảm cơn đau ở vùng sọ mặt: Các động mạch và phần màng cứng ở nền não. Các cấu trúc nhạy cảm đau ở phần mắt, tai, khoang mũi và các xoang.  Động mạch thái dương nông và động mạch màng não giữa. Phần da, cơ, các tổ chức dưới da, các dây động mạch ở ngoài sọ và màng xương sọ. 3 rễ thần kinh cổ đầu tiên: C1, C2, C3; các dây thần kinh V, VII, IX, X.   Nguyên nhân của cơn đau đầu Theo các chuyên gia, có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau đầu là nguyên phát và thứ phát.  Đau đầu nguyên phát Nguyên nhân của cơn đau đầu do nguyên phát chiếm 90%. Đau đầu nguyên phát thường không có nguyên nhân cụ thể và cũng không do các tổn thương của cấu trúc não bộ. Nhóm đau đầu này bao gồm nhiều loại, dưới đây là một số loại thường thấy nhất:  Đau từng cụm. Đau do căng cơ. Đau nửa đầu Migraine. Các loại đau đầu nguyên phát khác: đau nửa đầu liên tục, đau đầu khi ngủ hay gắng sức,...  Các mạch máu xung quanh phần hộp sọ, các cơ ở vùng đầu và cổ hoặc các hoạt động hóa học trong não có thể là nguyên do của nhóm đau đầu nguyên phát. Hoặc nó có thể xuất hiện bởi thói quen hay lối sống của người bệnh như: Đứng và ngồi sai tư thể gây ảnh hưởng lên mắt, cổ và lưng. Gặp chuyện lo lắng, suy nghĩ nhiều và đau buồn. Sự căng thẳng trong công việc, việc học hành, các vấn đề liên quan đến gia đình, bạn bè. Có sự thay đổi thói quen trong việc ngủ nghỉ, ăn uống. Uống nhiều các loại đồ uống có chứa caffeine, rượu, bia. Do ngồi ở chỗ có ánh sáng mạnh, nhiều tiếng ồn hay thời tiết bị thay đổi. Ngoài ra, tình trạng đau đầu, nhất là đau nửa đầu có thể do yếu tố di truyền. Đa số trẻ em và các thanh thiếu niên bị mắc bệnh đau nửa đầu đều có các thành viên khác trong gia đình cũng bị bệnh này. Vì vậy, nếu bố mẹ có tiền sử bị đau nửa đầu thì khả năng cao con của họ cũng sẽ mắc phải chứng bệnh này.    Đau đầu nguyên phát do căng thẳng trong công việc hoặc liên quan đến gia đình, bạn bè Đau đầu thứ phát Nhóm đau đầu thứ phát là cơn đau do một bệnh lý nào đó gây ra, ví dụ như: Đau do các bệnh nội khoa: thiếu máu, bệnh tiêu hóa, bệnh nội tiết, bệnh tim mạch,... Đau do các bệnh thần kinh: hội chứng tăng áp lực nội sọ, u não, chấn thương sọ não, bệnh màng não - mạch máu não,... Đau do bệnh toàn thân: say nắng, nhiễm độc, say sóng, nhiễm khuẩn toàn thân cấp tính,... Đau do các bệnh chuyên khoa khác: bệnh về cơ xương khớp, tai mũi họng, mắt, nha khoa.   Triệu chứng bệnh đau đầu Các triệu chứng của bệnh đau đầu thường khác nhau, nó phụ thuộc vào loại đau mà bệnh nhân mắc phải. Hiện nay có hơn 150 loại đau nhức đầu khác nhau và sau đây là một số triệu chứng của một số loại đau đầu thường gặp:  Đau đầu do xoang Cơn đau đầu diễn ra là do kết quả của tình trạng bị nhiễm trùng xoang, gây tắc nghẽn và viêm xoang với các triệu chứng:  Cảm thấy đau, nhức ở phần khu vực lông mày, trán và má. Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu, cơn đau sẽ nặng hơn nếu bị căng thẳng hoặc cử động đột ngột.  Bị sốt cao, mặt bị sưng và miệng có mùi khó chịu.  Đau nửa đầu Lý do của cơn đau nửa đầu đến từ thần kinh mạch máu hoặc di truyền, chỉ bị đau ở một bên đầu với các biểu hiện sau:  Hay nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng và mùi. Người bệnh sẽ có cảm giác bị chóng mặt, nôn ói hoặc buồn nôn, ù tai. Cảm thấy da đầu bị căng, rát như bị bỏng, bị đau dữ dội theo từng cơn ở một bên đầu. Cơn đau kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, từ mức độ vừa đến nặng, thường xuyên lặp lại.   Người bệnh đau nửa đầu thường bị nhạy cảm với tiếng ồn Đau đầu từng cụm  Đây là một loại đau đầu không nghiêm trọng, không theo nhịp đập và kéo dài. Các triệu chứng mà bạn thường thấy:  Cảm thấy đau theo từng cụm, đau nhiều ở vùng sau mắt, lan ra trán và thái dương, thường bị nửa đầu.  Bị đau đầu sau khi ngủ dậy, xuất hiện trong khoảng từ 1 đến 3 giờ sau khi ngủ, khi thức dậy đã cảm thấy bị đau nặng. Một số trường hợp khác còn có các biểu hiện khác như chảy nước mắt, bị ngạt mũi, sa hoặc phù mí mắt,... Đau đầu do căng thẳng Đây là một trong những loại đau đầu rất phổ biến hiện nay, bệnh thường có các triệu chứng sau:  Thường xuất hiện ở cả hai bên đầu, thỉnh thoảng lan ra khắp đầu, nhưng khó chịu nhất là ở vùng cổ và phần sau đầu.  Có thể bị đau nhẹ đến trung bình. Cảm thấy đầu như bị siết chặt hoặc căng ra ở các phần đầu, cổ và vai gáy.  Cảm giác phía sau gáy bị ê ẩm hay bị nén ép, phần xung quanh đầu bị đau như búa bổ.  Thời gian đau có thể chia thành nhiều đợt, đau theo chu kỳ, thường kéo dài tới 2 tuần trong 1 tháng hoặc 6 tháng trong 1 năm.  Một số trường hợp khác còn bị nhạy cảm với tiếng ồn.   Các cách phòng tránh bệnh đau đầu Sau đây là một số biện pháp có thể giúp bạn phòng tránh bệnh đau đầu: Hạn chế sử dụng rượu bia, uống các đồ uống có chứa chất kích thích như caffeine,... vì dùng nhiều loại đồ uống này sẽ làm tặng mức độ đau nhức đầu. Khi bỏ các loại thức uống này, nhất là đồ uống có caffein thì bạn hãy giảm từ từ để tránh tình trạng nhức đầu xảy ra.  Bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin E như hạt vừng đen, vì nó giúp cân bằng estrogen và làm giảm các cơn đau đầu, nhất là đối với phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt.  Tập thể dục mỗi ngày để giảm sự căng thẳng, nên tập trong vòng 20 đến 30 phút mỗi ngày và có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ, bơi,... Ngủ đủ giấc, mỗi ngày nên ngủ từ 7 đến 8 giờ có thể tránh được tình trạng đau đầu, stress, mệt mỏi, uể oải và giúp tăng năng suất làm việc hơn.  Uống đủ nước mỗi ngày, thông thường từ 2 đến 2,5 lít nước để cân bằng và thanh lọc cơ thể, nhất là khi thời tiết ở nhiệt cao, nóng nực và khô do bị thiếu nước sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, choáng váng và đau đầu.  Tránh hay hạn chế đến những nơi có ánh sáng chói, nhiều tiếng ồn như nhìn ánh sáng chói của mặt trời, rạp chiếu phim và các yếu tố gây kích thích giác quan. Vì các yếu tố này sẽ gây ra tình trạng đau nửa đầu (đối với loại đau nửa đầu).  Đối với nhân viên văn phòng, hãy thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc và mỗi giờ có thể  thư giãn 30 giây, nhất là ở vùng cằm, cổ, vai và các cơ lưng trên.  Giảm sự căng thẳng bằng cách hãy thư giãn trước và sau những giờ làm việc kéo dài và mệt mỏi.    Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine để giảm tình trạng đau nhức đầu  Các phương pháp chẩn đoán bệnh đau đầu Để có thể chẩn đoán chính xác nguyên do của bệnh đau đầu, ngoài việc được hỏi về tiền sử bệnh mà còn phải thực hiện khám:  Khám toàn thân Khám toàn bộ các cơ quan nội tạng, nhất là tim mạch, phải đo huyết áp, cho dù bệnh nhân là người trẻ để đề phòng cơn tăng huyết áp ác tính.  Khám chuyên khoa Răng. Mắt: thị lực, khúc xạ, thị trường, đay mắt, áp lực động mạch võng mạc, áp lực nhãn cầu. Tai mũi họng và các xoang.   Khám chuyên khoa là một biện pháp giúp chẩn đoán bệnh đau đầu Khám thần kinh - tâm thần Khám tại chỗ. Khám vận động của nhãn cầu, các phản xạ của đồng tử và các chức năng thăng bằng. Quan sát mặt và sọ xem có biến dạng không, da đầu có nổi u cục, có sẹo dày, hay có điểm đau trên sọ và trên đường đi của nhánh dây V không. Sờ và gõ vào vùng má mà bệnh nhân kêu đau và vùng đối diện. Khám toàn diện và cẩn thận về vùng thần kinh - tâm thần.  Khám xét cận lâm sàng Xét nghiệm máu: bạch cầu, hồng cầu, tốc độ máu lắng, công thức bạch cầu, định lượng ure huyết, nước tiểu (albumin và đường). Chụp cột sống cổ, chụp các xoang và chụp hộp sọ. Đối với một vài trường hợp khác cần tiến hành: Ghi điện não. Chụp khó não đồ (PEG). Chụp động mạch não (AG). Chụp cộng hưởng từ sọ não hoặc chụp CT.scanner. Chọc ống sống thắt lưng (nếu không có chống chỉ định). Các giải pháp điều trị bệnh đau đầu Điều trị bệnh sinh Điều trị Migraine: đây là phương pháp điều trị bằng các loại thuốc đặc hiệu hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc dự phòng,... được sử dụng như điều trị dự phòng Migraine.  Thuốc trấn tĩnh: loại thuốc này giúp ích đối với một số trường hợp đặc biệt nhức đầu do các vấn đề tâm lý. Kê đơn thuốc chống phù não cho bệnh nhân. Điều trị bệnh căn Phương pháp này chủ yếu là để tìm ra nguyên nhân gây đau nhức đầu và điều trị nhằm xóa bỏ nguyên do đó. Ví dụ như: viêm màng não, tăng huyết áp, u não,...  Đối với trường hợp đặc biệt đau đầu, sẽ yêu cầu chọc ống sống thắt lưng: dự phòng bằng cách sử dụng cây kim có đường kính nhỏ và người bệnh phải nằm sấp khoảng 1 đến 2 tiếng rồi tiếp tục nằm bất động trên giường 24 giờ nữa sau khi chọc xong.  Điều trị triệu chứng Nghỉ ngơi, thư giãn thể lực, tránh căng thẳng tâm lý là một biện pháp vô cùng cần thiết trong tất cả các trường hợp. Phương pháp vật lý: sử dụng một số biện pháp như day huyệt, chườm đá khi sốt cao, xoa bóp. Thuốc giảm đau: khá hiệu quả trong nhiều trường hợp đau đầu nhưng tuyệt đối không nên dùng trong thời gian dài. Châm cứu các huyệt: ấn đường, đầu duy, thái dương, bách hội.   Chú ý tất cả các phương pháp trên đều tiến hành dựa trên cơ sở liệu pháp tâm lý.    Cần nghỉ ngơi, thư giãn thể lực hợp lý là một biện pháp vô cùng cần thiết  Kết luận Bài viết này đã cung cấp một số thông tin cần thiết về tình trạng đau đầu cũng như giải đáp một số thắc mắc thường gặp của người bị. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn đề phòng cũng như đi thăm khám nếu có các dấu hiệu trên để sớm kịp thời phát hiện và được điều trị tình trạng sớm nhất. Bạn có thể tham khảo phòng khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được thăm khám và điều trị bệnh tốt nhất với các máy móc, thiết bị hiện đại nhất.
Đau đầu là một triệu chứng phổ biến, đa số người lớn đều bị ít nhất 1 lần trong năm

Đau đầu là gì?

Đau đầu là một tình trạng có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, là một triệu chứng thứ phát, thường đau nhức ở vùng đầu và mặt do nhiều bệnh khác nhau gây ra. Nó có thể xảy ra theo cơ chế kích thích các cấu trúc cảm giác ở trong hoặc ngoài sọ như hóa học, cơ học,... Cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc ở cả hai bên đầu, ở một vị trí nhất định hoặc lan tỏa khắp đầu.

Biểu hiện ở mỗi người bệnh đều khác nhau, bạn có thể cảm thấy cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở đầu, hoặc bị đau nhói liên tục. Cơn đau có thể phát triển dần dần hoặc đột ngột chỉ diễn ra trong vài phút hoặc thậm chí là vài ngày.

Các cấu trúc nhạy cảm cơn đau ở vùng sọ mặt:

  • Các động mạch và phần màng cứng ở nền não.
  • Các cấu trúc nhạy cảm đau ở phần mắt, tai, khoang mũi và các xoang.
  • Động mạch thái dương nông và động mạch màng não giữa.
  • Phần da, cơ, các tổ chức dưới da, các dây động mạch ở ngoài sọ và màng xương sọ.
  • 3 rễ thần kinh cổ đầu tiên: C1, C2, C3; các dây thần kinh V, VII, IX, X.

Nguyên nhân của cơn đau đầu

Theo các chuyên gia, có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau đầu là nguyên phát và thứ phát.

Đau đầu nguyên phát

Nguyên nhân của cơn đau đầu do nguyên phát chiếm 90%. Đau đầu nguyên phát thường không có nguyên nhân cụ thể và cũng không do các tổn thương của cấu trúc não bộ. Nhóm đau đầu này bao gồm nhiều loại, dưới đây là một số loại thường thấy nhất:

  • Đau từng cụm.
  • Đau do căng cơ.
  • Đau nửa đầu Migraine.
  • Các loại đau đầu nguyên phát khác: đau nửa đầu liên tục, đau đầu khi ngủ hay gắng sức,...

Các mạch máu xung quanh phần hộp sọ, các cơ ở vùng đầu và cổ hoặc các hoạt động hóa học trong não có thể là nguyên do của nhóm đau đầu nguyên phát. Hoặc nó có thể xuất hiện bởi thói quen hay lối sống của người bệnh như:

  • Đứng và ngồi sai tư thể gây ảnh hưởng lên mắt, cổ và lưng.
  • Gặp chuyện lo lắng, suy nghĩ nhiều và đau buồn.
  • Sự căng thẳng trong công việc, việc học hành, các vấn đề liên quan đến gia đình, bạn bè.
  • Có sự thay đổi thói quen trong việc ngủ nghỉ, ăn uống.
  • Uống nhiều các loại đồ uống có chứa caffeine, rượu, bia.
  • Do ngồi ở chỗ có ánh sáng mạnh, nhiều tiếng ồn hay thời tiết bị thay đổi.
  • Xem TV, làm việc trên máy tính hoặc điện thoại quá lâu
  • Suy giảm thị lực, tăng áp lực mắt
  • Chấn thương đầu

Ngoài ra, tình trạng đau đầu, nhất là đau nửa đầu có thể do yếu tố di truyền. Đa số trẻ em và các thanh thiếu niên bị mắc bệnh đau nửa đầu đều có các thành viên khác trong gia đình cũng bị bệnh này. Vì vậy, nếu bố mẹ có tiền sử bị đau nửa đầu thì khả năng cao con của họ cũng sẽ mắc phải chứng bệnh này.


Đau đầu nguyên phát do căng thẳng trong công việc hoặc liên quan đến gia đình, bạn bè
Đau đầu nguyên phát do căng thẳng trong công việc hoặc liên quan đến gia đình, bạn bè

Đau đầu thứ phát

Nhóm đau đầu thứ phát là cơn đau do một bệnh lý nào đó gây ra, ví dụ như:

  • Đau do các bệnh nội khoa: thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, bệnh nội tiết, bệnh tim mạch,...
  • Đau do các bệnh thần kinh: hội chứng tăng áp lực nội sọ, u não, chấn thương sọ não, bệnh màng não - mạch máu não,...
  • Đau do bệnh toàn thân: say nắng, nhiễm độc, say sóng, nhiễm khuẩn toàn thân cấp tính,...
  • Đau do các bệnh chuyên khoa khác: bệnh về cơ xương khớp, tai mũi họng, mắt, nha khoa, bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, thiếu máu, thiếu vitamin

Triệu chứng bệnh đau đầu

Các triệu chứng của bệnh đau đầu thường khác nhau, nó phụ thuộc vào loại đau mà bệnh nhân mắc phải. Hiện nay có hơn 150 loại đau nhức đầu khác nhau và sau đây là một số triệu chứng của một số loại đau đầu thường gặp: 

Đau đầu do xoang

Cơn đau đầu diễn ra là do kết quả của tình trạng bị nhiễm trùng xoang, gây tắc nghẽn và viêm xoang với các triệu chứng: 

  • Cảm thấy đau, nhức ở phần khu vực lông mày, trán và má.
  • Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu, cơn đau sẽ nặng hơn nếu bị căng thẳng hoặc cử động đột ngột. 
  • Bị sốt cao, mặt bị sưng và miệng có mùi khó chịu. 

Đau nửa đầu

Lý do của cơn đau nửa đầu đến từ thần kinh mạch máu hoặc di truyền, chỉ bị đau ở một bên đầu với các biểu hiện sau: 

  • Hay nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng và mùi.
  • Người bệnh sẽ có cảm giác bị chóng mặt, nôn ói hoặc buồn nôn, ù tai.
  • Cảm thấy da đầu bị căng, rát như bị bỏng, bị đau dữ dội theo từng cơn ở một bên đầu.
  • Cơn đau kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, từ mức độ vừa đến nặng, thường xuyên lặp lại. 

Người bệnh đau nửa đầu thường bị nhạy cảm với tiếng ồn
Người bệnh đau nửa đầu thường bị nhạy cảm với tiếng ồn

Đau đầu từng cụm 

Đây là một loại đau đầu không nghiêm trọng, không theo nhịp đập và kéo dài. Các triệu chứng mà bạn thường thấy: 

  • Cảm thấy đau theo từng cụm, đau nhiều ở vùng sau mắt, lan ra trán và thái dương, thường bị nửa đầu. 
  • Bị đau đầu sau khi ngủ dậy, xuất hiện trong khoảng từ 1 đến 3 giờ sau khi ngủ, khi thức dậy đã cảm thấy bị đau nặng.
  • Một số trường hợp khác còn có các biểu hiện khác như chảy nước mắt, bị ngạt mũi, sa hoặc phù mí mắt,...

Đau đầu do căng thẳng

Đây là một trong những loại đau đầu rất phổ biến hiện nay, bệnh thường có các triệu chứng sau: 

  • Thường xuất hiện ở cả hai bên đầu, thỉnh thoảng lan ra khắp đầu, nhưng khó chịu nhất là ở vùng cổ và phần sau đầu. 
  • Có thể bị đau nhẹ đến trung bình.
  • Cảm thấy đầu như bị siết chặt hoặc căng ra ở các phần đầu, cổ và vai gáy. 
  • Cảm giác phía sau gáy bị ê ẩm hay bị nén ép, phần xung quanh đầu bị đau như búa bổ. 
  • Thời gian đau có thể chia thành nhiều đợt, đau theo chu kỳ, thường kéo dài tới 2 tuần trong 1 tháng hoặc 6 tháng trong 1 năm. 
  • Một số trường hợp khác còn bị nhạy cảm với tiếng ồn.  

Các cách phòng tránh bệnh đau đầu

Sau đây là một số biện pháp có thể giúp bạn phòng tránh bệnh đau đầu:

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, uống các đồ uống có chứa chất kích thích như caffeine,... vì dùng nhiều loại đồ uống này sẽ làm tặng mức độ đau nhức đầu. Khi bỏ các loại thức uống này, nhất là đồ uống có caffein thì bạn hãy giảm từ từ để tránh tình trạng nhức đầu xảy ra. 
  • Bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin E như hạt vừng đen, vì nó giúp cân bằng estrogen và làm giảm các cơn đau đầu, nhất là đối với phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt. 
  • Tập thể dục mỗi ngày để giảm sự căng thẳng, nên tập trong vòng 20 đến 30 phút mỗi ngày và có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ, bơi,...
  • Ngủ đủ giấc, mỗi ngày nên ngủ từ 7 đến 8 giờ có thể tránh được tình trạng đau đầu, stress, mệt mỏi, uể oải và giúp tăng năng suất làm việc hơn. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày, thông thường từ 2 đến 2,5 lít nước để cân bằng và thanh lọc cơ thể, nhất là khi thời tiết ở nhiệt cao, nóng nực và khô do bị thiếu nước sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, choáng váng và đau đầu. 
  • Tránh hay hạn chế đến những nơi có ánh sáng chói, nhiều tiếng ồn như nhìn ánh sáng chói của mặt trời, rạp chiếu phim và các yếu tố gây kích thích giác quan. Vì các yếu tố này sẽ gây ra tình trạng đau nửa đầu (đối với loại đau nửa đầu). 
  • Đối với nhân viên văn phòng, hãy thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc và mỗi giờ có thể  thư giãn 30 giây, nhất là ở vùng cằm, cổ, vai và các cơ lưng trên. 
  • Giảm sự căng thẳng bằng cách hãy thư giãn trước và sau những giờ làm việc kéo dài và mệt mỏi. 
  • Điều chỉnh ánh sáng và tiếng ồn trong môi trường làm việc

Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine để giảm tình trạng đau nhức đầu
Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine để giảm tình trạng đau nhức đầu

Các phương pháp chẩn đoán bệnh đau đầu

Để có thể chẩn đoán chính xác nguyên do của bệnh đau đầu, ngoài việc được hỏi về tiền sử bệnh mà còn phải thực hiện khám: 

Khám toàn thân

Khám toàn bộ các cơ quan nội tạng, nhất là tim mạch, phải đo huyết áp, cho dù bệnh nhân là người trẻ để đề phòng cơn tăng huyết áp ác tính. 

Khám chuyên khoa

  • Răng.
  • Kiểm tra thị lực mắt: thị lực, khúc xạ, thị trường, đay mắt, áp lực động mạch võng mạc, áp lực nhãn cầu.
  • Tai mũi họng và các xoang.

Khám chuyên khoa là một biện pháp giúp chẩn đoán bệnh đau đầu
Khám chuyên khoa là một biện pháp giúp chẩn đoán bệnh đau đầu

Khám thần kinh - tâm thần

  • Khám tại chỗ.
  • Khám vận động của nhãn cầu, các phản xạ của đồng tử và các chức năng thăng bằng.
  • Quan sát mặt và sọ xem có biến dạng không, da đầu có nổi u cục, có sẹo dày, hay có điểm đau trên sọ và trên đường đi của nhánh dây V không. Sờ và gõ vào vùng má mà bệnh nhân kêu đau và vùng đối diện. Khám toàn diện và cẩn thận về vùng thần kinh - tâm thần. 

Khám xét cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu: bạch cầu, hồng cầu, tốc độ máu lắng, công thức bạch cầu, định lượng ure huyết, nước tiểu (albumin và đường).
  • Chụp cột sống cổ, chụp các xoang và chụp hộp sọ.

Đối với một vài trường hợp khác cần tiến hành:

  • Ghi điện não.
  • Chụp khó não đồ (PEG).
  • Chụp động mạch não (AG).
  • Chụp cộng hưởng từ sọ não hoặc chụp CT.scanner.
  • Chọc ống sống thắt lưng (nếu không có chống chỉ định).

Các giải pháp điều trị bệnh đau đầu

Điều trị bệnh sinh

  • Điều trị Migraine: đây là phương pháp điều trị bằng các loại thuốc đặc hiệu hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc dự phòng,... được sử dụng như điều trị dự phòng Migraine. 
  • Thuốc trấn tĩnh: loại thuốc này giúp ích đối với một số trường hợp đặc biệt nhức đầu do các vấn đề tâm lý.
  • Kê đơn thuốc chống phù não cho bệnh nhân.

Điều trị bệnh căn

Phương pháp này chủ yếu là để tìm ra nguyên nhân gây đau nhức đầu và điều trị nhằm xóa bỏ nguyên do đó. Ví dụ như: viêm màng não, tăng huyết áp, u não,...

Đối với trường hợp đặc biệt đau đầu, sẽ yêu cầu chọc ống sống thắt lưng: dự phòng bằng cách sử dụng cây kim có đường kính nhỏ và người bệnh phải nằm sấp khoảng 1 đến 2 tiếng rồi tiếp tục nằm bất động trên giường 24 giờ nữa sau khi chọc xong. 

Điều trị triệu chứng

  • Nghỉ ngơi, thư giãn thể lực, tránh căng thẳng tâm lý là một biện pháp vô cùng cần thiết trong tất cả các trường hợp.
  • Phương pháp vật lý: sử dụng một số biện pháp như day huyệt, chườm đá khi sốt cao, xoa bóp.
  • Thuốc giảm đau: khá hiệu quả trong nhiều trường hợp đau đầu nhưng tuyệt đối không nên dùng trong thời gian dài.
  • Châm cứu các huyệt: ấn đường, đầu duy, thái dương, bách hội. 

Chú ý tất cả các phương pháp trên đều tiến hành dựa trên cơ sở liệu pháp tâm lý. 

Cần nghỉ ngơi, thư giãn thể lực hợp lý là một biện pháp vô cùng cần thiết
Cần nghỉ ngơi, thư giãn thể lực hợp lý là một biện pháp vô cùng cần thiết

Kết luận

Đau đầu là một triệu chứng phổ biến và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc phòng tránh bệnh đau đầu bao gồm thực hiện các thay đổi lối sống và các phương pháp điều trị. Nếu bạn gặp triệu chứng đau đầu liên tục hoặc nghiêm trọng, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị thích hợp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, bạn có thể tham khảo các thông tin tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được thăm khám và điều trị bệnh tốt nhất với các máy móc, thiết bị hiện đại.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

887

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Khám Giáo sư Lê Văn Thính - Tạm biệt mất ngủ, đau đầu, tiền đình, mất ngủ

Khám Giáo sư Lê Văn Thính sẽ giúp quý khách chẩn đoán và điều trị triệt để tất cả những căn bệnh trên, cũng như mọi vấn đề về nội thần kinh khác.

27-08-2020
19001806 Đặt lịch khám