Đau đầu kéo dài là triệu chứng của bệnh gì? Làm gì cho hết?

Ngọc Anh

16-04-2024

goole news
16

Đau đầu kéo dài là trạng thái cơn đau đầu lặp đi lặp lại trong hàng giờ, hàng ngày. Nhiều bệnh nhân cho biết họ bị đau đầu thường xuyên trong nhiều tuần. Đây là triệu chứng không hiếm gặp nhưng không được phép chủ quan. Bởi rất nhiều bệnh lý từ các chuyên khoa khác nhau có thể gây đau đầu. Đồng thời, thói quen sinh hoạt không khoa học cũng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh bị đau đầu âm ỉ kéo dài. 

Các triệu chứng đau đầu kéo dài thường gặp

Căn cứ vào nguyên nhân đau đầu kéo dài và tình trạng sức khoẻ mà tính chất cơn đau đầu ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Sau đây là một số dấu hiệu phổ biến:

  • Đau nửa đầu Migraine: Cơn đau xuất hiện ở nửa bên trái hoặc nửa bên phải vùng đầu mặt. Một số người bị đau sau gáy hoặc đau lan toả xuống cổ.
  • Đau toàn bộ vùng đầu. Cơn đau lan từ vùng đầu mặt sang vùng cổ và vai gáy.
  • Tính chất: Cơn đau nhức quanh đầu như có vật bó chặt xung quanh đầu. Các ca bệnh khác miêu tả cơn đau nặng, cảm thấy căng tức quanh đỉnh đầu hoặc trán. Khi di chuyển đầu cảm thấy đau hơn.
  • Triệu chứng khác: đau đầu kèm buồn nôn, đau đầu đau mắt kéo dài, mỏi mắt, mờ mắt. Đồng thời, người bệnh bị nhạy cảm với mùi lạ, ánh sáng hoặc tiếng ồn.

(Hình 1 - Đau đầu đau mắt là tình trạng chung của rất nhiều người)

(Hình 1 - Đau đầu đau mắt là tình trạng chung của rất nhiều người)

Bị đau đầu kéo dài nhiều ngày có sao không?

Chưa thể kết luận mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu kéo dài nhiều ngày. Tuy nhiên, điều chắc chắn rằng không thể chủ quan với chúng. Trên lâm sàng, không ít bệnh nhân đau đầu kéo dài do ảnh hưởng từ các bệnh mãn tính. Do đó, không thể loại trừ đau đầu thường xuyên là dấu hiệu đầu tiên của viêm não, viêm màng não, u não, đột quỵ hoặc tăng áp lực nội sọ. 

Hơn nữa, tình trạng đau đầu nhiều ngày còn tác động lên sức khỏe tinh thần như:

  • Thường xuyên mệt mỏi, lo lắng
  • Nhạy cảm, cảm xúc không ổn định, dễ cáu gắt
  • Khó tập trung, giảm trí nhớ và năng suất làm việc

Tại sao lại bị đau đầu kéo dài?

Đau đầu kéo dài là tình trạng gây ra do bệnh lý hoặc không xuất phát từ bệnh lý. Vì thế, nguyên nhân gây đau đầu thường xuyên được chia ra thành hai nhóm dưới đây:

Nguyên nhân bệnh lý gây đau đầu kéo dài

  • Đau nửa đầu Migraine: Đặc trưng bởi tính chất cơn đau chỉ ở bên trái hoặc bên phải đầu cùng với triệu chứng phụ như nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng,...
  • Đau đầu do viêm xoang: Vị trí đau chủ yếu ở vùng trán, hai bên mũi, hàm trên, giữa hai mắt,.... 
  • Đau đầu do tăng huyết áp: Đau dai dẳng, tập trung ở vùng sau gáy, đau đỉnh đầu và lan tới vùng trán, giảm dần khi bắt đầu làm việc. Nhiều ca bệnh cao huyết áp bị đau đầu kéo dài cả ngày, nhiều tháng hoặc nhiều năm. 
  • U não: Về cơ bản, não không cảm nhận được bất kỳ thứ gì. Tuy nhiên, nếu trong não xuất hiện khối u sẽ choán chỗ, tạo áp lực bên trong hộp sọ và khiến đầu cảm thấy đau. 
  • Nhiễm trùng não, viêm màng não có các triệu chứng gây rối loạn ý thức, đau đầu, liệt mặt do ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
  • Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, tỉnh giấc giữa đêm, ngủ không sâu giấc,..) có thể khiến bạn rơi vào trạng thái ngủ dậy bị đau đầu.
  • Bệnh lý về chuyên khoa mắt như tăng nhãn áp có thể khiến người bệnh nhức đầu buồn nôn, chảy mồ hôi, giảm thị lực,... 

(Hình 2 - Viêm màng não là một trong các nguyên nhân dẫn đến đau đầu kéo dài)

(Hình 2 - Viêm màng não là một trong các nguyên nhân dẫn đến đau đầu kéo dài)

Nguyên nhân chủ quan từ đời sống sinh hoạt chưa khoa học

  • Stress, căng thẳng cường độ lớn, liên tục
  • Ăn uống không đúng giờ, uống quá nhiều chất kích thích hay tiêu thụ nhiều chất béo không hoà tan, đồ ăn nhanh và đồ ngọt
  • Mất ngủ, không ngủ được, thay đổi giờ giấc liên tục
  • Thói quen sử dụng đồ điện tử trước khi ngủ, khi cơ thể tiếp xúc với ánh sáng xanh trước thời gian nghỉ sẽ tạo điều kiện cho đau đầu kéo dài tiếp diễn.
  • Tác dụng phụ của thuốc giảm đau, dùng thuốc quá liều hoặc uống thuốc sai chỉ định.
  • Kinh nguyệt, mang thai có thể khiến phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố và đau đầu kéo dài trong tuần.

(Hình 3 - Stress công việc là lý do khiến người bệnh bị đau đầu thường xuyên)

(Hình 3 - Stress công việc là lý do khiến người bệnh bị đau đầu thường xuyên)

Cách điều trị đau đầu kéo dài nhiều ngày

Để chủ động thăm khám và chấm dứt cơn đau đầu kéo dài hiệu quả, cách tốt nhất là người bệnh nên đi khám để đánh giá các triệu chứng đau đầu kéo dài. Các phương pháp khác chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị. 

Thăm khám và điều trị định kỳ

Nguyên nhân sẽ quyết định phương thức và thời gian điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI, chụp CT, xét nghiệm,... để tìm kiếm nguyên nhân và đánh giá tình trạng bệnh. Từ đó, người bệnh sẽ được điều trị đúng hướng, chuẩn xác và được dứt điểm triệu chứng đau đầu. 

(Hình 4 - Người cao tuổi nên đi khám và kiên trì điều trị bệnh lâu dài)

(Hình 4 - Người cao tuổi nên đi khám và kiên trì điều trị bệnh lâu dài)

Điều trị nội khoa

Khi đã xác định rõ nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu liên tục, bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau theo chỉ định. Lưu ý, thuốc chỉ nên dùng đúng liều lượng, đúng thời gian quy định để tránh cơ thể phải chịu tác dụng phụ của thuốc. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc giảm đau mà không có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Bắt nguồn từ những tác nhân gây ra và khiến cơn đau đầu diễn ra thường xuyên hơn, bệnh nhân nên duy trì:

  • Ngủ sớm, dậy sớm vào các khung giờ cố định. Hạn chế tối đa thức khuya, ngủ không đủ giấc.
  • Tập thể dục 15 - 30 phút/ ngày với tần suất 3 ngày/ tuần.
  • Bổ sung trái cây, rau quả vào chế độ ăn, cố gắng uống đủ nước. 
  • Tạo thói quen ăn đủ bữa, ăn đúng giờ, uống nước ép trái cây mỗi ngày
  • Không đi đến nơi có ánh sáng quá mạnh, ô nhiễm tiếng ồn hoặc nặng mùi để tránh đau đầu tái phát 

Dành thời gian cho bản thân để cân bằng cuộc sống

  • Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn bên gia đình mỗi tuần
  • Học cách quản lý cảm xúc, tập thiền định, yoga, viết nhật ký cảm xúc,... để tránh lo âu quá độ, căng thẳng, kìm nén cảm xúc lâu ngày 
  • Massage, châm cứu để khơi thông huyệt đạo, hỗ trợ tuần hoàn não giúp người bệnh thư giãn và thoải mái hơn

(Hình 5 - Massage huyệt đạo là cách giải tỏa căng thẳng khá tốt)

(Hình 5 - Massage huyệt đạo là cách giải tỏa căng thẳng khá tốt)

Khi nào người bị đau đầu kéo dài nên đi gặp bác sĩ?

  • Đau đầu kéo dài nhiều ngày (>3 ngày) nhưng gần đây thay đổi về tính chất, mức độ là cảnh báo cho sự thay đổi về mặt bệnh lý hoặc có vấn đề về sức khỏe
  • Đau đầu có các triệu chứng khác: sốt, rối loạn ý thức,...
  • Đau đầu thường xuyên, dùng thuốc giảm đau không hiệu quả
  • Đau đầu kéo dài và có các biểu hiện về thần kinh như lú lẫn, tê người, nói năng không rõ,...

Bên cạnh những cơn đau đầu thường xuyên, đau đầu đột ngột, dữ dội có thể là dấu hiệu của bệnh mạch máu não như vỡ mạch máu não - nguyên nhân gây đột quỵ não, xuất huyết não,... Trong trường hợp này, bệnh nhân cũng nên đến các Bệnh viện để được hỗ trợ y tế kịp thời.

Làm thế nào để tình trạng đau đầu kéo dài không tiếp diễn?

Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh các triệu chứng đau đầu kéo dài từ những hành động đơn giản như sau:

  • Cắt giảm các chất kích thích như rượu bia, caffeine
  • Uống đủ nước để hạn chế tình trạng nhức đầu do mất nước
  • Tập thể dục thường xuyên tăng cường sức khỏe, kết hợp cùng massage thư giãn, chạy bộ hay tập yoga. Do đó, cơ thể dẻo dai cũng hạn chế các nguy cơ bị chấn thương vùng đầu hơn
  • Thay đổi chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ giúp cơ thể phục hồi và giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Giải tỏa căng thẳng, dành thời gian thư giãn
  • Khám sức khoẻ và điều trị bệnh lý định kỳ kiểm soát các nguy cơ về sức khỏe, tầm soát ung thư và các bệnh nguy hiểm

Có thể nói, đau đầu kéo dài nhiều ngày báo hiệu các bất thường của cơ thể do ảnh hưởng xấu từ chế độ sinh hoạt hoặc là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm. Để điều trị hiệu quả, người bệnh có thể thăm khám tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Được kiểm tra bởi các bác sĩ chuyên gia thần kinh hàng đầu và hệ thống thiết bị hiện đại như máy MRI 1.5 Tesla, máy chụp CT 128 dãy,... khách hàng sẽ được chẩn đoán nhanh chóng, chính xác và tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất.

59

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám