Dấu hiệu chuyển dạ của ngôi thai ngược: Có khác với ngôi thuận?

Dương Thị Trà My

22-01-2021

goole news
16

Ngôi thai ngược khiến nhiều mẹ bầu lo lắng quá trình sinh sẽ gặp khó khăn. Vậy ngôi thai ngược có gì khác biệt so với ngôi thai thuận? Dấu hiệu chuyển dạ của ngôi thai ngược là gì? Mẹ có gặp khó khăn gì trong quá trình sinh thai ngôi ngược?

Ngôi thai ngược là tình trạng thai nhi không quay đầu xuống dưới trước thời điểm sinh

Ngôi thai ngược là tình trạng thai nhi không quay đầu xuống dưới trước thời điểm sinh

Ngôi thai ngược là gì?

Thông thường gần tới thời điểm sinh, thai nhi sẽ quay đầu xuống dưới hướng về âm đạo để quá trình sinh diễn ra thuận lợi – những trường hợp này được gọi là ngôi thai thuận. Tuy nhiên không phải bất kỳ thai nhi nào cũng có ngôi thuận. Những thai nhi mà đầu không quay xuống dưới trước khi chào đời thì được chẩn đoán là ngôi ngược.

Các loại ngôi thai ngược thường gặp

Ngôi mông đủ: thay vì quay đầu xuống dưới thì em bé sẽ quay mông xuống dưới, đầu gối co lại, đùi gập vào người gần như tư thế ngồi xổm.

Ngôi mông thiếu: phần mông bé quay xuống dưới nhưng chân tay duỗi thẳng lên trên.

Ngôi ngược kiểu chân: chân bé sẽ thấp hơn mông và chân sẽ ra đầu tiên khi mẹ sinh thường.

Nguyên nhân gây ra ngôi thai ngược

Trẻ sinh non, chưa đủ tháng

Mẹ thiểu ối hoặc đa ối

Mẹ mang đa thai

Nhau thai gặp bất thường

Dấu hiệu chuyển dạ của ngôi thai ngược có khác biệt với ngôi thuận không?

Dấu hiệu chuyển dạ của ngôi thai ngược tương đối giống với ngôi thai thuận

Dấu hiệu chuyển dạ của ngôi thai ngược tương đối giống với ngôi thai thuận

Thông qua siêu âm những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ biết được chính xác ngôi thai thuận hay ngược. Theo các chuyên gia Sản khoa Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, khi chuyển dạ dù là ngôi nào thì mẹ bầu cũng sẽ có những dấu hiệu dưới đây:

Bụng tụt: vào những ngày cuối thai kỳ, thai nhi sẽ dịch chuyển dần vào khu vực xương chậu khiến mẹ bầu sẽ  thấy bụng tụt thấp dần.

Cơ co chuyển dạ: trong thai kỳ, tử cung sẽ xuất hiện những cơ co thắt tử cung nhưng tần suất thấp, thưa thớt. Khi chuyển dạ thực sự, những cơn co sẽ gây đau đớn, khó chịu và không giảm dù có thay đổi tư thế. Tần suất khoảng 5-7 phút 1 cơn và mỗi cơn kéo dài khoảng 1 phút.

Tăng dịch nhầy cổ tử cung: vào khoảng từ tuần thứ 37, âm đạo sẽ tăng cường tiết dịch nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm và tạo điều kiện cho thai chui ra ngoài dễ dàng. Dịch nhầy có thể trong suốt, sậm màu, hồng và có thể kèm theo máu.

Cổ tử cung giãn nở: cổ tử cung thường mở rộng, mỏng đi trong khoảng vài tuần trước khi chuyển dạ.

Tiêu chảy: các hormone được tạo ra khi em bé sắp sinh có thể kích thích ruột hoạt động thường xuyên hơn gây nên tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Cân nặng bất thường: cân nặng không ổn định trong những ngày cuối thai kỳ thường do sự tăng/giảm nước ối.

Chuột rút, đau lưng: tình trạng đau mỏi lưng và chuột rút sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trước thời điểm sinh. Nguyên nhân của tình trạng này là do các cơ khớp vùng chậu bị kéo căng chuẩn bị cho thai nhi chào đời.

Vỡ ối: túi vỡ ối đồng nghĩa với việc em bé đã sẵn sàng chào đời.

Ngoài những dấu hiệu trên, khi thai phụ có ngôi thai ngược sẽ có một số đặc điểm như quá trình chuyển dạ kéo dài hơn, mẹ bầu sẽ đau nhiều hơn. Đặc biệt ở giai đoạn đầu khi cổ tử cung bắt đầu mở, mẹ sẽ đau và vô cũng mệt mỏi. Bên cạnh đó, khi màng ối vỡ, có thể xuất hiện phân su.

Một số nguy cơ khi chuyển dạ ngôi thai ngược

Ngôi thai ngược là tình trạng khá phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với thai phụ và thai nhi:

Đối với thai phụ

Ngôi thai ngược thường kéo dài thời gian chuyển dạ làm thai phụ mệt mỏi, mất sức… từ đó có thể khiến mẹ phải chuyển sang mổ lấy thai.

Sa dây rốn: Đây là một biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng của em bé. Bởi dây rốn trượt ra ngoài khi sinh sẽ làm ngưng trệ quá trình cung cấp oxy cũng như dinh dưỡng cho thai nhi gây ra suy thai.

Đối với thai nhi

Kẹt đầu em bé: Ngôi thai ngược khiến nguy cơ bé kẹt đầu khi sinh thường tăng cao. Lúc này bé có thể bị thiếu oxy.

Tổn thương: Trẻ có thể gặp tổn thương do va chạm với xương chậu của mẹ trong quá trình sinh. Bên cạnh đó, nhiều trẻ cũng bị sưng phù bộ phận sinh dục khi sinh ra với ngôi thai ngược. Nếu quá trình sinh diễn ra quá nhanh có thể làm tổn thương tới vùng đầu của em bé.

BVĐK Phương Đông - Địa chỉ giúp mẹ sinh nở vẹn toàn

BVĐK Phương Đông - Địa chỉ giúp mẹ sinh nở vẹn toàn

Ngôi thai ngược không phải là tình trạng hiếm gặp và cũng không gây nguy hiểm tới tính mạng, vì vậy mẹ bầu không nên quá lo lắng. Tuy nhiên mẹ bầu nên lựa chọn những Bệnh viện uy tín với đội ngũ chuyên gia hàng đầu như Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để đảm cuộc lâm bồn diễn ra thuận lợi, an toàn nhất, nhất cả khi mẹ có ngôi thai ngược.

 

Hy vọng những thông tin cung cấp trong bái viết sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về ngôi thai ngược. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, mẹ bầu có thể liên hệ Hotline 19001806 để được giải đáp!

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông - Nâng niu từng sự sống!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

6,599

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám