Cảm giác đau đớn vùng lưng dưới, lưng giữa, lưng trên luôn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Vậy mà không phải ai cũng biết dấu hiệu đau lưng trên đang báo hiệu bệnh gì. Cùng tự đối chiếu các triệu chứng đau lưng với các nguyên nhân dưới đây và cách điều trị
Đau lưng trên có nguy hiểm hay không?
Đau lưng trên là gì?
Đau lưng trên - đau ở khu vực cột sống lưng phía trên gần ngực và cổ là tình trạng các cơn đau xuất hiện ở khoảng cột sống dưới cổ và trên thắt lưng. Bộ phận thuộc khu vực lưng trên chứa 12 đốt sống lưng T1 tới T12. Vùng cột sống lưng thường cấu tạo hơi cong ra phía trước, phạm vi chuyển động của cột sống ít hơn so với vùng đốt sống cổ và cột sống thắt lưng nên nếu có bị đau thì cũng ít khi vì nguyên nhân về vận động
Cũng như khi bị đau ở khác phần khác trên lưng, trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu báo trước của một số bệnh lý nghiêm trọng. Hậu quả xấu nếu người bệnh không được thăm khám, chẩn đoán kịp thời chính là việc đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra đau lưng trên
Thực tế có rất nhiều lý do khác nhau khiến người bệnh cảm giác đau, nghiêm trọng hơn là một số biểu hiện khác như đau nhức sâu bên trong, mỏi rã rời, đau âm ỉ, buồn bực như kiến bò… Các nguyên nhân thông thường có thể kể đến như sau:
- Lý do dễ nhận thấy nhấn là do người bệnh bị chấn thương trong khi vận động, sai tư thế khi làm việc, vui chơi... Khi tác động quá mạnh lên một bộ phận khu vực lưng tức là đã gián tiếp tác động lên hệ thống cơ, dây chằng, xương khớp… nhiều trường hợp người bệnh còn bị đau lệch người, mất trọng tâm
- Nguyên do từ thoái hóa cột sống khu vực thắt lưng: Đây là bệnh lý xương khớp mang tính mãn tính xảy ra do một số đốt sống lưng sát cổ đã bị thoái hóa. Bệnh này xảy ra ở những người già nhiều hơn là giới trẻ và đang có xu hướng trẻ hóa. Trong đó đốt sống thắt lưng và đốt sống cổ có tỷ lệ bị thoái hóa cao hơn các khu vực khác.
Thoái hóa đốt sống cổ gây đau vùng lưng trên
Khi bị đau lưng dưới do thoái hóa đốt sống lưng, người bệnh thường cảm thấy bị đau âm ỉ vùng lưng trên, đau hơn khi động chạm nhiều tới khu vực đó giống như cúi người xuống, ngoáy cổ, bê vật nặng … Khi tình trạng đau lưng trên nặng hơn, cơn đau có thể lan sang khu vực lân cận, thậm chí gây cảm giác bị tê bì, châm chích, nhức mỏi sâu…
Xem thêm: Đau cổ vai gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Nguyên nhân tiếp theo là do bệnh thoái hóa đĩa đệm các đốt cột sống. Ở bệnh này, tình trạng lớp nhân nhầy ở đĩa đệm bị tràn ra bên ngoài gây chèn ép lên các dây thần kinh gây đau bởi chạm các rễ dây thần kinh.
Bệnh này bị nhiều ở người cao tuổi và một bộ phận người trẻ tuổi có đặc thù về nghề nghiệp.
Nếu như tình trạng thoát vị đĩa đệm chuyển nặng nặng sẽ gây chèn ép tủy sống, làm gián đoạn hệ thống dẫn truyền hệ thần kinh trung ương của con người. Chèn ép tủy sống là triệu chứng rất nguy hiểm có thể cần tới phương pháp phẫu thuật. Hậu quả xấu nhất là bệnh nhân bị liệt các chi, rối loạn chức năng đi tiểu.
- Nguyên nhân bệnh nhân bị đau lưng trên bởi có sẵn dị tật cong vẹo cột sống. Khi dị tật này không được nắn chỉnh hay trị liệu sớm có thể gây ra những cơn đau co thắt sâu, rút cơ, thậm chí gây lực lớn chèn ép các đĩa đệm và khớp. Khuyến cáo nếu người bệnh trì hoãn không đi khám và chữa trị sớm chính là phải đối mặt với việc bị mất cảm giác, tàn phế, dáng người bị biến dạng, mang dị tật cả đời.
Đau lưng trên lan lên cổ vai gáy và khu vực lân cận
- Nguyên nhân liên quan tới xương không thể loại trừ bệnh loãng xương. Tình trạng này xảy ra do giảm khối lượng xương và chất lượng của xương bị xốp hơn bình thường, dễ bị gãy xương hơn khi vận động. Loãng xương ngày nay không chỉ xảy ra ở người lớn, các phụ nữ tiền mãn kinh mà còn tăng dần ở bất cứ ai bị mất cân bằng dinh dưỡng, gặp vấn đề về chuyển hóa hay người suy dinh dưỡng. Một tình trạng hay được khuyến cáo đó là tình trạng gãy xẹp đốt sống. Đó là biến chứng nguy hiểm do loãng xương gây ra. Vị trí đốt sống thường bị gãy xẹp là ở vùng lưng thuộc đốt sống T7 và T8, vì chúng nằm ở vị trí lõm cong của cột sống nên thường dễ bị gãy hơn.
- Đau lưng trên do hẹp ống sống, chính là tình trạng ống sống bị hẹp đi nhiều dẫn tới chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh. Tình trạng này xảy ra nhiều ở vùng cột sống khu thắt lưng hoặc cột sống cổ. Hẹp ống sống hiếm khi xảy ra ở vùng lưng dưới hơn. Bệnh thường phổ biến ở người trên 50 tuổi và cao tuổi hơn. Cơn đau có thể tăng lên khi vận động, đặc biệt các động tác như xoay người, ngồi quá lâu hoặc đứng trong thời gian dài. Cơn đau có thể dữ dội, dồn dập hoặc từng cơn nhẹ nhàng, không rõ rệt. Người bệnh mà có biểu hiện triệu chứng như tê bì, cơn đau kèm bỏng rát lưng, lan dần ra phía xung quanh thì nghi là đã bị chèn ép dây thần kinh, cần đi khám sớm.
- Cơn đau không cụ thể xảy ra do căng cứng các khối cơ gần cột sống lưng trên do vận động sai tư thế, lặp đi lặp lại một động tác và kéo dài. Khi kiểm tra vùng cột cột sống thắt lưng sẽ thấy xuất hiện các cục căng cứng ở các búi, nhóm cơ cạnh cột sống. Khi nhấn mạnh vào đó sẽ cảm thấy đau nhói hơn.
- Đau lưng trên nhiều do bị xơ xơ. Đây là một bệnh lý khiến người mệnh đau đớn kéo dài, đặc trưng bởi tình trạng đau khắp người ở cơ xương, mang tính mãn tính. Kèm theo có thể là các triệu chứng như mất ngủ, ngủ gà, mệt mỏi, lờ đờ, trầm cảm, lo sợ, mất tập trung.
Người bệnh thường thấy phiền khi bị đau khắp người mà không biết chính xác vị trí đau ở đâu, đau liên tục, kiểu đau bỏng rát khó tả như giả vờ hoặc đau nhói. Đau do xơ cơ sẽ nặng hơn khi thay đổi thời tiết hoặc vận động nhiều. Tuy vậy nhưng nguyên nhân gây ra bệnh này hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Vậy nên khi có những triệu chứng trên thì người bệnh cần đến chuyên khoa cơ xương khớp để khám và có phác đồ điều trị thích hợp.
Xem thêm: Đau lưng: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị
Nhận biết các triệu chứng của đau lưng trên
Phần lớn cảm nhận của bệnh nhận là đau ở khu vực trên gần khu vực ngực và cổ:
- Triệu chứng cảm thấy đau nhói khu vực lưng trên như các búi cơ bị siết chặt, đau nhức tập trung thành khối mà không lan rộng sang những vùng lân cận.
- Người bệnh cảm thấy đau âm ỉ thành mảng lớn, lan sang khu vực khác như quanh đốt sống cổ, dưới vai và thắt lưng, lồng ngực, cánh tay, dạ dày…
Bê vác đồ nặng sai tư thế khiến đau lưng trên nghiêm trọng
- Một số người bệnh gặp triệu chứng tê bì vai gáy, tê bì chân tay, cảm giác như bị điện giật do bị chèn ép vào các dây thần kinh. Lúc đầu cơn đau có thể chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể, sau đó nặng dần và nghiêm trọng hơn khi người bệnh không kịp can thiệp sớm.
- Hiện tượng cơ căng cứng, khó cử động khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt cơ bản hằng ngày. Tiêu biểu như cúi xuống, ngửa người, nghiêng người trái phải, xoay người, nhấc hạ tay chân. Cảm giác đau đớn càng gia tăng lên thì hệ thống cơ bên cạnh cột sống càng co cứng. Người bên có thể sờ vào và cảm thấy được các khối cơ.
Đối tượng nào có nguy cơ hay bị đau lưng trên
Các đối tượng sau thường dễ bị đau lưng trên hơn khi có các đặc điểm sau:
- Người cao tuổi có nguy cơ cao hơn người trẻ tuổi. Khi tuổi càng cao thì hệ thống cơ xương khớp và hệ thống bảo vệ cơ thể bị lão hóa, bị suy giảm chức năng, loãng xương... Vậy nên mọi người nên lưu ý bổ sung một số thực phẩm chức năng từ sớm để gìn giữ độ dẻo dai cho cơ thể
- Người có thể thể chất yếu, cơ thể yếu ớt, nhiều mỡ, ít cơ thường dễ đau lưng trên hơn, đặc biệt là khi vận động. Cần tập luyện để gia tăng sức chống đỡ của hệ thống cơ ở lưng, vai, bụng để giảm nguy cơ chấn thương.
- Thừa cân béo phì luôn tạo nên áp lực lớn tới bộ khung xương cũng như cơ và các khớp. Mọi người nên kiểm soát khối lượng cơ thể phù hợp với thể trạng riêng của mình.
- Nguyên nhân từ các vấn đề sức khỏe, nguy cơ bệnh tiềm ẩn: các loại ung thư, viêm xương khớp, ung thư…
- Bệnh nhân bị ho mãn tính, ho nhiều, ho khan dễ gây tức ngực, đau lưng trên vì áp lực lên phổi…
- Người làm các công việc phải ở lâu trong một tư thế như: thợ đứng máy, vận động viên
Các biến chứng khi tình trạng đau lưng trên không được điều trị
- Nghiêm trọng nhất là tàn phế: Đau lưng trên trở nặng vì nguyên nhân gì mà không kịp thời điều trị thì trường hợp bệnh nhân phải đối mặt có thể là bị liệt chân tay, liệt bộ phận
- Bệnh nhân bị suy giảm khả năng lao động chính là điều đáng tiếc nếu bệnh đau lưng trên không được trị liệu đúng thời điểm.
- Khi cơn đau trở thành mãn tính sẽ khó có thể điều trị dứt điểm, người bệnh có thể phải chịu đựng suốt cuộc đời và phụ thuộc vào thuốc giảm đau
- Khó khăn khi thực hiện một số vận động thông thường như xoay vặn người, đứng lên, cúi người, gập cổ, xoay vai….
Cách thức chẩn đoán bệnh do đau lưng trên
- Trước tiên bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng từ việc hỏi về lịch sử vận động, thói quen hoạt động của bệnh nhân: bệnh nhân làm công việc gì? Công việc có đòi hỏi nhiều cơ bắp hay sức khỏe để bê vác không? Phát hiện cảm giác đau từ khi nào, cảm giác đau cụ thể, có nghi ngờ nguyên bệnh gì dẫn tới đau lưng dưới hay không...
- Kiểm tra khả năng vận động của cổ, vai, gáy, thắt lưng, ngón chân, ngón tay bằng việc cho bệnh nhân thử đứng làm một vài động tác đơn giản như đứng lên ngồi xuống, xoay người…
- Thực hiện các kiểm tra chuyên sâu nếu cần thiết bao gồm: chụp X-quang, chụp CT hay chụp MRI và làm xét nghiệm máu…
Gợi ý phương pháp điều trị đau lưng trên
Đau lưng trên do nguyên nhân nào thì bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị và pháp đồ phù hợp, các phương pháp được áp dụng hiện nay:
- Xoa bóp lưng, cổ vai bằng một số loại thuốc xoa bóp đặc trị
- Bệnh nhân có thể được đề nghị uống thuốc giảm đau và thuốc theo kê đơn
- Thực hiện một số bài tập vận động trị liệu thư giãn cơ lưng trên và cổ vai gáy
- Áp dụng vật lý trị liệu nếu bệnh chưa quá nghiêm trọng
- Thực hiện một số phẫu thuật nếu cần thiết
Biện pháp đề phòng tình trạng đau lưng trên
Mỗi người hãy coi trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng việc tạo cho mình thói quen sinh hoạt an toàn, lành mạnh, bảo dưỡng cơ thể trẻ khỏe thật lâu bền. Đây là phương pháp hiệu quả nhất hạn chế tối đa nguy cơ đau lưng trên. Nhiều biện pháp phòng ngừa vô cùng đơn giản mà bạn đọc có thể tham khảo:
+ Luôn có cho mình thực đơn dinh dưỡng và ăn uống khoa học hằng ngày, phù hợp với mục tiêu kiểm soát tốt cân nặng, chống lại béo phì.
+ Tập thể dục và vận động hợp lý mỗi ngày. Người tập có thể điều chỉnh cường độ từ thấp tới tăng dần và không nên tập quá nặng nếu sức khỏe chưa cho phép.
Giảm đau lưng trên bằng cách tập yoga trên ghế
+ Bổ sung canxi, photpho từ thức ăn và thực phẩm chức năng, các chất này cần thiết trong hình thành các tế bào xương, giúp xương chắc khỏe. Mọi người có thể tìm thấy canxi và photpho trong: trứng, sữa, cá, tôm, hoa quả, thịt của các loại gia cầm, đỗ đậu các loại…
Một số câu hỏi thường gặp về đau lưng trên:
Khi bị đau lưng trên thì nên làm gì?
- Trước hết bệnh nhân nên bình tĩnh, ổn định tinh thần và tâm lý. Tiếp đó hãy rà soát xem tình trạng đau của mình xuất hiện từ bao giờ, cảm giác cụ thể như thế nào? có thể do những nguyên nhân nào?
- Tiếp theo có thể thực hiện vài phương pháp thông thường giúp giảm đau như chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp, dán cao giảm đau, tự nghỉ ngơi trong tư thế thoải mái…
- Nếu thuận tiện thì nên đi kiểm tra ngay ở các cơ sở y tế, còn nếu không thì hãy theo dõi vài ngày. Khi tình trạng không thuyên giảm thì nhất định phải đến gặp bác sĩ ngay.
Bị đau lưng trên thì có nên tập gym không?
- Điều này tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu bệnh nhân đau lưng vì lý do cơ năng, đau ở mức độ nhẹ thì tập gym đôi khi còn giúp cải thiện tình trạng đau lưng trên. Lời khuyên là chỉ nên lựa chọn các bài tập tập luyện nhẹ nhàng, tránh tác động lực liên tục gây quá tải cho khu vực bị đau.
- Nếu bệnh nhân đang bị đau lưng nhiều, cơn đau dữ dội, không ổn định thì tốt nhất là chưa nên tập gym ngay. Lúc này ưu tiên hơn hết là nên đi khám. Nếu bác sĩ xác định được nguyên nhân của bệnh và cho phép tập gym thì lúc đó sẽ an toàn hơn.
Khi bị đau lưng trên thì có nên châm cứu không?
- Theo Đông y, nếu mạch máu bị tắc nghẽn dẫn tới bị đau nhức lưng, trong đó có khu vực lưng trên thì châm cứu có thể cải thiện tình trạng bệnh. Khi châm cứu vào các huyệt đạo, các điểm bị tắc nghẽn trong cơ thể sẽ được đả thông giúp giảm cơn đau nhanh chóng.
- Tuy nhiên, nếu đau do nguyên nhân khác thì phương pháp này chưa chắc đã phù hợp. Việc ưu tiên vẫn là xác định chính xác tình trạng đau lưng trên là do đâu.
Xem thêm: Đau lưng dưới: nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị
Lời khuyên của bác sĩ là mỗi người nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi 3- 6 tháng để giúp phát hiện sớm dấu hiệu bệnh nếu có. Không chỉ bệnh đau lưng trên mà bất kỳ các triệu chứng nào của cơ thể cũng đều đáng chú ý giúp chúng ta sớm nhận ra và giữ cho sức khỏe tốt hơn mỗi ngày.
Bệnh viện Phương Đông, với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia giàu kinh nghiệm và được trang bị nhiều thiết bị y tế hiện đại, cung cấp các dịch vụ chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhân đau lưng trên. Đến đây, bệnh nhân sẽ hoàn toàn yên tâm khi được bác sĩ chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, làm giảm các cơn đau và điều trị tận tình. Bệnh viện Phương Đông cam kết mang lại chất lượng phục vụ tốt nhất, đảm bảo sự thuận tiện và hài lòng của khách hàng.