Hiện tượng đau nhói ngực bên trái thường xuyên liệu có nguy hiểm không?

Nguyễn Thu Hà

14-05-2021

goole news
16

Đau nhói ngực bên trái nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây nhiều hệ lụy nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. 

Nguyên nhân phổ biến và rõ ràng nhất gây ra các cơn đau ở ngực trái thường là do bệnh tim mạch, cụ thể như viêm màng ngoài tim, bệnh van tim, mạch vành, thiếu máu cơ tim,... Chính vì thế, hiện tượng đau nhói ngực bên trái thường xuyên nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng.

Đau nhói ngực bên trái là gì?

Đau ngực trái là tình trạng người bệnh có cảm giác khó thở, đau tức ở vùng ngực bên trái. Cơn đau có thể xảy ra đột ngột và rõ ràng hoặc đau ngực trái âm ỉ, từ từ. Một số người có thể đau dữ dội mỗi khi tập thể dục, hít thở sâu và cơn đau sẽ giảm xuống khi nghỉ ngơi hợp lý.

Người bị đau ngực trái sẽ có cảm giác bị đau tức ở vùng ngực và kèm theo khó thởNgười bị đau ngực trái sẽ có cảm giác bị đau tức ở vùng ngực và kèm theo khó thở

Vùng ngực bên trái là khu vực chứa nhiều bộ phận quan trọng của cơ thể, bao gồm trái tim. Do vậy, khi có dấu hiệu đau tức ngực trái thì rất có thể nó là triệu chứng của bệnh lý nào đó liên quan đến tim mạch hay một số bệnh nguy hiểm khác.

Đau tức ngực bên trái có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và có rất nhiều nguyên nhân gây nên các cơn đau, cách điều trị ở mỗi trường hợp cũng là khác nhau. Do vậy, bạn cần đi bệnh viện để tìm nguyên nhân và hướng xử lý.

Nguyên nhân đau nhói ngực trái

Nhiều người cảm thấy sợ hãi khi thấy mình bị đau ngực bên trái vì cho rằng nó liên quan đến cơn đau tim. Nhưng thực tế thì đau tim chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề này. Chứng đau tức ngực thực chất không phải là một bệnh mà nó có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, cụ thể như là:

Đau nhói ngực trái có thể liên quan đến bệnh tim mạch

Các chuyên gia cho biết, bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau tức ngực. Đau nhói ngực trái là bệnh gì? Khi bị đau ngực trái có thể bạn đang mắc một số bệnh lý như viêm màng ngoài tim, bệnh van tim, phình tắc động mạch chủ, thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành,...

Bệnh động mạch vành: nhóm bệnh lý này gây tắc nghẽn mạch máu nuôi tim dẫn tới lưu lượng máu và oxy đến cơ tim bị giảm từ đó gây nên tình trạng đau thắt ngực. Cơn đau có thể lan dần tới cánh tay, vai, hàm hoặc lưng và thường xuất hiện khi bạn gắng sức tập thể dục, phấn kích hoặc ngay cả khi đau buồn, stress cũng gây đau.

Viêm màng ngoài tim: màng ngoài tim chính là hai lớp mô mỏng bao quanh tim. Khi màng này bị viêm hoặc kích thích do tác nhân bất thường nào đó sẽ khiến người bệnh đau 1 bên ngực trái hoặc giữa ngực. Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể đau ở một hoặc cả hai vai, sốt, khó thở.

Nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạch có thể đi kèm dấu hiệu đau ngực tráiNhiều bệnh lý liên quan đến tim mạch có thể đi kèm dấu hiệu đau ngực trái

Cơn đau ban đầu xuất hiện ở vị trí sau xương ức rồi lan qua trái hoặc cả hai bên ngực, đôi khi còn lan đến cả các bộ phận khác như chân, tay,... mỗi khi vận động mạnh mất nhiều sức. Nếu cơn đau nhói bên ngực trái kéo dài liên tục khoảng 30 phút mà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay, tránh để lâu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó thì nhịp tim bình thường ở người trưởng thành là 60- 70 lần/phút. Tuy nhiên khi các xung động dẫn truyền bị rối sẽ dẫn tình trạng các buồng tim co bóp không theo tuần tự nhất định, gây nên chứng rối loạn nhịp tim. Ở mức độ nhẹ thì sẽ không gây triệu chứng nhưng khi bệnh trở nặng có thể gây đau nhói ở ngực trái kèm theo cảm giác hụt hơi, khó thở, thở mệt.

Triệu chứng đau ngực trái cảnh báo bệnh đường tiêu hóa

Đau ngực trái là bệnh gì? Nếu ngực trái bị nhói đau thường xuyên thì có thể là do các chứng bệnh về đường tiêu hóa gây ra như viêm dạ dày, viêm thực quản, trào ngược dạ dày- thực quản,... Lúc này người bệnh còn cảm thấy bức bối, đau tức ngực trái khó thở, đau từ vùng bụng trên lan đến ngực.

Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm, khi bạn ngủ hoặc khi ăn uống và đi kèm với các chứng rối loạn khác của tiêu hóa như ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nóng rát cổ, ngực…

Đau nhói vùng ngực bên trái cũng có thể là dấu hiệu của bệnh về tiêu hóaĐau nhói vùng ngực bên trái cũng có thể là dấu hiệu của bệnh về tiêu hóa

Chính chứng ợ nóng đã gây đau thắt ngực bên trái và khi axit tiêu hóa chảy vào thực quản (trào ngược axit) gây khó chịu. Triệu chứng này thường xảy ra khá nhanh, sau khi bạn ăn hoặc khi nằm trong vòng vài giờ sau ăn. Nếu tình trạng này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm có thể tiến triển thành dạng nghiêm trọng hơn đó là bệnh trào ngược dạ dày thực quản khiến người bệnh thường xuyên bị ợ nóng. Ngoài gây đau nhói ngực vùng bên trái thì trào ngược dạ dày thực quản còn có thể gây khó khăn trong việc nuốt, ho, khò khè.

Chứng đau ngực trái cảnh giác với viêm cơ sụn, xương ở vùng ngực

Bị đau cơ ngực bên trái có thể là kết quả của việc cơ các bị kéo căng ở ngực giữa hoặc giữa các xương sườn hoặc có liên quan đến vấn đề viêm cơ sụn ở sâu bên trong. Bệnh gây nên cảm giác đau âm ỉ và kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ. Đặc biệt cơn đau sẽ gia tăng khi ấn vào khu vực bị viêm hoặc khi cơ thể vận động mạnh.

Nếu bạn cho rằng mình bị gãy xương hoặc có vấn đề về xương thì hãy đi khám bác sĩ ngay. Có thể sẽ mất vài tuần để cải thiện, thậm chí là lâu hơn mới hồi phục hoàn toàn đồng thời phải tránh hoạt động nặng, gắng sức nhưng bạn sẽ không còn thấy khó chịu và đặc biệt sẽ ngăn được biến chứng.

Chứng đau ngực trái liên quan bệnh lý về phổi

Người mắc bệnh lý về phổi cũng gặp tình trạng đau nhói ngực bên tráiNgười mắc bệnh lý về phổi cũng gặp tình trạng đau nhói ngực bên trái

Khi cơ thể gặp vấn đề về đường hô hấp như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, xẹp phổi, tràn khí,.... thì sẽ xuất hiện cảm giác tức ngực, ho nhiều, khó thở,.... và dần dần chuyển thành đau bên ngực trái.

Các chuyên gia trong lĩnh vực y tế cho rằng, cơn đau đột ngột ở 2 bên ngực có thể là do xẹp phổi hoặc tràn khí màng phổi gây ra, còn nguyên nhân gây xẹp phổi thì có thể là do bị bệnh hoặc chấn thương vùng ngực.

Ngoài ra thì việc đau lồng ngực bên trái dữ dội hoặc nhói mạnh khi ho hay đau ngực trái khi hít thở sâu còn là do bệnh viêm phổi gây ra. Tình trạng này xảy ra nếu thời gian gần đây bạn bị bệnh về hô hấp như cúm hoặc viêm phế quản và nếu để lâu, không điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ cảm thấy đau ở ngực ngay cả khi thở.

Đau ngực trái liên quan đến tâm lý

Khi bị đau nhói bên trái, nhiều người thường chỉ nghĩ đến các bệnh lý về tim mạch, rối loạn nhịp tim, viêm cơ sụn hay do đường tiêu hóa mà không hề biết rằng nó có thể là do tâm lý gây ra.

Tâm lý lo lắng, sợ hãi cũng có thể khiến bạn đau nhói ở ngực tráiTâm lý lo lắng, sợ hãi cũng có thể khiến bạn đau nhói ở ngực trái

Tình trạng lo âu, sợ hãi, căng thẳng hay trầm cảm kéo dài,... cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng khó thở, đau tức vùng ngực bên trái, mất ngủ, tâm lý hoang mang,... Với trường hợp này thì biểu hiện cơn đau rất mơ hồ và thường ở mức độ nhẹ.

Phải làm gì khi xảy ra các cơn đau nhói ngực bên trái?

Chứng đau dưới ngực bên trái xuất hiện, thuyên giảm rồi lặp lại khiến bệnh nhân chủ quan, lơ là. Chính điều này đã dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh. Do đó khi có dấu hiệu bất thường, bạn tuyệt đối không được chủ quan.

Khi thấy các triệu chứng như: đau thắt ngực bên trái đột ngột, đau tức ngực bên trái khó thở hay chóng mặt,... người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khăm khám sớm nhất có thế. Có thể bạn đang mắc bệnh lý nguy hiểm nào đó, do vậy không nên có tâm lý chủ quan.

Khi bị đau nhói ở ngực bên trái nên làm gì?Khi bị đau nhói ở ngực bên trái nên làm gì?

Khi đến bệnh viện, các bác sĩ xem xét biểu hiện lâm sàng rồi chỉ định chụp chiếu, siêu âm như chụp CT mạch vành, siêu âm tim, đo điện tâm đồ, chụp X-quang ngực…thông qua các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân chính xác gây nên cơn đau nhói ở ngực bên trái.

Sau khi được kiểm tra và chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị, bạn chỉ cần tích cực thực hiện theo chỉ dẫn. Tim nằm ở vùng ngực trái nên người bệnh cần thận trọng, tránh xúc động mạnh và nên có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học đảm bảo hợp lý.

Trường hợp đau thắt ngực trái do luyện tập, lao động quá sức hay do đứt động mạnh thì triệu chứng có thể biến mất sau khi người bệnh nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, với những người có bệnh lý nền là bệnh mạch vành thì khi cơn đau xuất hiện với xu hướng lan tỏa kèm theo biểu hiện đổ mồ hôi, đầu óc choáng váng, khó thở, buồn nôn thì hãy làm theo các bước sau:

  • Lập tức dừng ngay các hoạt động đang làm, có thể ngồi xuống, đứng yên hoặc nằm để nghỉ ngơi.
  • Dùng thuốc điều trị đau ngực dạng xịt hoặc ngậm dưới lưỡi theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc.
  • Nếu cơn đau không thuyên giảm và có dấu hiệu nặng hơn thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ can thiệp, tránh những hệ lụy nghiêm trọng về sau.

Một số biện pháp phòng ngừa tình trạng đau nhói ngực bên trái hiệu quả tại nhà

Phòng bệnh ngay từ đầu vẫn là cách tốt nhất để đảm bảo cho sức khỏe của chính mình. Các chuyên gia chia sẻ một số biện pháp đơn giản giúp phòng ngừa hiện tượng đau ngực trái ngay tại nhà như sau:

Thiết lập lối sống khoa học, nghỉ ngơi điều độ

Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc giúp phòng ngừa bệnh hiệu quảNghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Để kiểm soát, ngăn ngừa các cơn đau ngực thì bạn nên duy trì thói quen sống lành mạnh và khoa học như sau:

  • Bỏ thuốc lá, hạn chế hoặc nên ngừng hẳn việc sử dụng bia rượu, cà phê và các chất kích thích.
  • Tránh làm việc quá sức, để tâm trạng lo lắng, stress, căng thẳng,... mà thay vào đó là giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, vui vẻ và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau thời gian làm việc bận rộn.
  • Không thức quá khuya và đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7- 8 tiếng mỗi ngày.
  • Xây dựng thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, nếu không có thời gian thì nên thực hiện 3 lần mỗi tuần với thời gian khoảng 30- 40 phút mỗi lần. Một số bộ môn thể thao giúp cải thiện hệ tim mạch, tránh tình trạng đau nhói ngực trái như: bơi lội, yoga, ngồi thiền, chạy bộ, đi bộ, đạp xe… đồng thời tránh các bài tập mạnh, mất nhiều sức lực như bóng đá, tennis, cầu lông…
  • Chú ý các tư thế như đứng, ngồi, nằm, làm việc,...
  • Không để cơ thể bị nhiễm lạnh và tránh tắm sau 23 giờ đêm.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Ngoài chế lối sống, chế độ nghỉ ngơi thì dinh dưỡng hàng ngày cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phòng và điều trị bệnh đau vùng ngực bên trái.

  • Với những bệnh nhân tức ngực, khó thở do bệnh tim mạch, huyết áp cao thì nên hạn chế ăn mặn, không ăn những đồ ăn chứa nhiều muối như thực phẩm chế biến sẵn, tránh ăn nhiều đường và tinh bột.

Bệnh nhân hay đau tức ngực nên hạn chế muối trong chế độ ăn hằng ngàyBệnh nhân hay đau tức ngực nên hạn chế muối trong chế độ ăn hằng ngày

  • Hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ như thịt hun khói, đồ chiên rán, nội tạng động vật,...
  • Tăng cường bổ sung các loại rau xanh như rau cải, súp lơ, bina,... vào thực đơn hàng ngày.
  • Ăn nhiều trái cây tươi, các loại ngũ cốc, hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt bí, hạt hướng dương,... đây đều là những thực phẩm chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe.

Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề đang rất được quan tâm đó là “hiện tượng đau nhói ngực bên trái thường xuyên liệu có nguy hiểm không?” Mong rằng những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ là những kiến thức bổ ích để mọi người chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân mình. Nếu vẫn còn câu hỏi thắc mắc cần giải đáp hoặc đặt lịch khám tại bệnh viện Phương Đông, quý khách vui lòng liên hệ tới số Hotline 1900 1806 để được nhân viên chăm sóc giảm đáp sớm nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

34,710

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám