Đau nửa đầu trước và các nguyên nhân phổ biến thường gặp

Võ Thu Thảo

03-04-2024

goole news
16

Đau nửa đầu phía trước là một tình trạng bệnh lý phổ biến mà ai cũng có thể trải qua. Đây cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho nhiều vấn đề hệ thần kinh nguy hiểm, nếu không được phát hiện kịp thời. Vậy, đau nửa đầu trước là triệu chứng của bệnh gì? Hãy tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả cho tình trạng này.

Đau nửa đầu phía trước là gì?

Đau nửa đầu phía trước là một cảm giác đau xuất phát từ sự kích hoạt của các dây thần kinh nằm trong thành mạch máu não di chuyển trong màng não ở phía trước, tức là vùng thùy trán. Thông thường, khi những người bệnh gặp tình trạng này, họ thường đặt câu hỏi "Đau nửa đầu trước là bệnh gì?". Mặc dù đau nửa đầu trước không phải là một bệnh cụ thể, nhưng nó là một triệu chứng đặc trưng với những đặc điểm sau đây:

  • Đau nửa đầu phía trước thường được mô tả là cơn đau liên tục kéo dài hoặc đau nhói từng cơn theo nhịp đập của mạch máu. Cường độ đau có thể dao động từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào từng trường hợp.
  • Cơn đau thường xuất hiện ban đầu ở vùng hai bên thái dương, kéo dài đến giữa hai cung chân mày, rồi lan ra cả vùng trán. Trong trường hợp nặng, đau có thể lan xuống phần mắt, hốc xoang mũi, thậm chí là toàn bộ khuôn mặt.
  • Người bệnh thường mô tả cảm giác như có một sợi dây vô hình siết chặt xung quanh đầu. Nhiều người cũng trở nên nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và mùi hương. Một số trường hợp có thể đi kèm với buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, giảm tập trung,..

Đau đầu phía trước là bệnh lý phổ biến.

  • Một số người có thể dự đoán được thời điểm xuất hiện đau nửa đầu phía trước, chẳng hạn như trước kỳ kinh nguyệt, vào sáng sớm sau khi thức dậy hoặc sau những giai đoạn làm việc căng thẳng. Trong khi đó, một số trường hợp lại xuất hiện ngẫu nhiên và không có triệu chứng báo trước.
  • Tần suất đau nửa đầu phía trước có thể thay đổi, từ một hoặc hai lần một năm đối với một số người, đến hơn 15 cơn đau đầu mỗi tháng, trở thành một trạng thái mãn tính không thể điều trị khỏi.
  • Chứng đau nửa đầu trước có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, nhưng tỷ lệ xảy ra ở phụ nữ trưởng thành thường cao hơn nam giới, gấp ba lần.

Nguyên nhân đau nửa đầu trước

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Để đặt chẩn đoán chính xác, quan trọng nhất là bạn nên thăm bác sĩ ngay lập tức để có thể xem xét nhiều yếu tố như triệu chứng, tần suất, hoàn cảnh, vị trí, và cường độ của cơn đau.

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân của đau nửa đầu phía trước thường không quá nghiêm trọng và có thể bắt nguồn từ căng thẳng tâm lý, yếu tố di truyền, hay các tác nhân khác. Tuy nhiên, quan trọng là không nên chủ quan, đặc biệt khi có khả năng nguyên nhân đau xuất phát từ các bệnh lý nền sẵn có. Việc thăm bác sĩ sẽ giúp đưa ra đánh giá chi tiết và phương pháp điều trị phù hợp, nếu cần thiết

Đau nửa đầu trước do bệnh lý

Có nhiều nguyên nhân phổ biến gây ra đau nửa đầu phía trước, trong đó bao gồm:

  • Đau đầu Migraine với các triệu chứng như: đau kéo dài từ khoảng 3 ngày, kèm theo tê buốt đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt và đau theo mạch đập ở nửa đầu phía trước. 10-15% dân số mắc chứng đau đầu này, gặp nhiều hơn ở phụ nữ. 

Hình ảnh minh họa đau đầu Migraine.

    • Viêm xoang: Đau âm ỉ hoặc đau nhói vùng hốc mắt, mũi, và trán; cơn đau nhói tăng khi lắc đầu, hắt xì, hoặc đi lại; chảy nước mũi và nghẹt mũi.
    • Rối loạn tiền đình: Gây loạng choạng, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, và đau đầu phía trước.
    • Thiểu năng tuần hoàn não (thiếu máu não) với dấu hiệu: ngáp dài, trí nhớ kém, đầu óc nặng nề và gây đau nửa đầu phía trước.

 

  • Tình trạng viêm nhiễm

 

        Viêm màng não: Triệu chứng kèm sốt, buồn nôn, cứng gáy và sợ ánh sáng.

        Viêm động mạch đại bào: Gây nhức nửa đầu trước, thường xảy ra gần thái dương.

  • Chứng đau đầu cụm: Cơn đau nhói và đau buốt vào cùng một thời điểm mỗi ngày, thường ở xung quanh mắt, thái dương hoặc trán hoặc các triệu chứng khác như: bồn chồn, chảy nước mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, hoặc sưng đỏ mắt.
  • U não: Gây đau nửa đầu phía trước và có thể có các triệu chứng khác như co giật, suy giảm trí nhớ, rối loạn hành vi, và cử động kém.

Đau nửa đầu trước do tâm lý

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau nửa đầu phía trước trong xã hội hiện đại. Triệu chứng của đau nửa đầu trước do căng thẳng thường bao gồm cảm giác đau âm ỉ và liên tục. Cơn đau thường kéo dài từ 30 phút đến vài giờ, bắt đầu từ vùng trán, thái dương, sau mắt và có thể lan ra toàn bộ khu vực đầu, da đầu, mặt, cổ và vai.

Ngoài ra, có những nguyên nhân tâm lý khác cũng có thể gây ra đau nửa đầu phía trước. Trạng thái trầm cảm, rối loạn cảm xúc do lo âu lặp đi lặp lại, rối loạn lưỡng cực và rối loạn giấc ngủ cũng được xem xét là những yếu tố tâm lý phổ biến gây ra tình trạng này.

Các nguyên nhân khác

  • Thức ăn và đồ uống hàng ngày chiếm một phần lớn nguyên nhân gây đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu phía trước. Các thực phẩm đó bao gồm: chất làm ngọt, caffeine, rượu, thực phẩm lên men.
  • Mỏi mắt và căng mắt cũng là một nguyên nhân khác gây đau nửa đầu phía trước, tương tự như đau đầu do căng thẳng với các nguyên nhân như sử dụng máy tính, lướt điện thoại quá nhiều; môi trường thiếu ánh sáng; tư thế ngồi xấu, làm cho mắt phải làm việc quá mức…

Dùng các thiết bị điện tử quá mức.

  • Yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng trong đau nửa đầu phía trước, với nhiều người mắc bệnh có tiền sử gia đình về chứng đau nửa đầu.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh và không khoa học.

Ngoài ra, môi trường cũng có thể gây ra đau nửa đầu phía trước, đặc biệt là khi có thay đổi đột ngột về thời tiết, điều trị xe rung lắc mạnh, phơi nhiễm mùi hương mạnh, chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, hay tiếp xúc với ánh sáng sáng và nhấp nháy quá nhiều ở ngoại ô

Mức độ nguy hiểm của tình trạng đau nửa đầu trước

Hầu hết các trường hợp đau nửa đầu phía trước là những cơn đau đầu không nguy hiểm và được xem là thoáng qua mà không đòi hỏi sự can thiệp của bác sĩ. Trong tình huống này, việc nghỉ ngơi một thời gian và sử dụng một viên Panadol có thể giúp giảm nhẹ cảm giác đau đầu.

Tuy nhiên, cần chú ý đặc biệt nếu tình trạng đau đầu phía trước kéo dài, tái diễn thường xuyên, hoặc nếu cường độ đau ngày càng tăng. Hơn nưa, nếu đau nửa đầu phía trước đi kèm với các triệu chứng như co giật, động kinh, sốt, yếu một phần tay chân, hiện tượng hoa mắt, suy giảm trí nhớ, khả năng giao tiếp và tập trung, bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Cần gặp bác sĩ trong trường hợp nào?

Nếu bạn trải qua cơn đau nửa đầu phía trước nhiều lần liên tiếp, có thể đây là dấu hiệu của một chứng rối loạn nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế kịp thời. Đến thăm bác sĩ ngay lập tức nếu bạn trải qua bất kỳ triệu chứng đau nửa đầu trước nào sau đây, có thể gây nguy hiểm:

  • Đau đầu xảy ra hơn 15 lần mỗi tháng (đau đầu mãn tính) và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Đau đầu dai dẳng ở những người trước đây không bị đau đầu, xảy ra đều đặn (hơn 2 cơn đau đầu mỗi tuần), đặc biệt là đối với trẻ em hoặc người trên 50 tuổi.
  • Đau nửa đầu trước đột ngột, kèm theo cảm giác ê buốt và cứng đờ ở vai-cổ-gáy.
  • Đau nửa đầu trước kèm theo suy giảm trí nhớ, lú lẫn, suy nhược, tầm nhìn mờ, mất ý thức, mất cảm giác, hoặc suy giảm chức năng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.

Đau đầu kèm mất ý thức là triệu chứng nghiêm trọng, cần đến gặp bác sĩ ngay.

  • Cơn đau nửa đầu trước mạnh mẽ đi kèm với sốt, buồn nôn, co giật, mất ý thức, khó thở, khó giao tiếp mà không liên quan đến bệnh lý nền khác.
  • Đau nửa đầu trước sau khi trải qua chấn thương đầu.
  • Nhức nửa đầu trước ở người có tiền sử ung thư hoặc HIV/AIDS.

Cách khắc phục tình trạng đau nửa đầu trước

Điều trị chứng đau nửa đầu nhằm giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa tái phát cơn đau. Có nhiều phương pháp chữa đau nửa đầu trước mà bạn có thể lựa chọn tùy thuộc vào nguyên nhân và cường độ của cơn đau. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để hạn chế hoặc làm giảm triệu chứng đau nửa đầu trước:

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ mắt trong một môi trường tối, yên tĩnh hoặc thực hiện mát-xa trị liệu có thể giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Sinh hoạt khoa học: Ngủ đủ giấc (ít nhất 8 tiếng mỗi ngày), tránh làm việc quá mức, thực hiện tập thể dục, thiền, và yoga để nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất.

Ngủ đủ giấc kết hợp với sinh hoạt điều độ giúp cải thiện tình trạng đau đầu trước.

  • Tắm nước ấm: Tắm vòi sen hoặc ngâm mình trong nước ấm có thể giúp lưu thông khí huyết và giảm đau.
  • Chườm lạnh: Đặt miếng vải lạnh hoặc túi chườm lạnh lên trán có thể giúp giảm sưng và đau.
  • Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt khi cơn đau nửa đầu kèm theo nôn mửa.
  • Sử dụng trà và cà phê: Một lượng nhỏ caffeine từ trà và cà phê có thể giúp giảm triệu chứng.
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc giảm đau như Panadol, Aspirin, Acetaminophen (Tylenol) có thể giúp giảm cơn đau. Tuy nhiên, hãy tuân thủ liều lượng và không lạm dụng để tránh tác dụng phụ.

Bên cạnh đó, tránh các tác nhân gây căng thẳng và thiết lập thói quen sống lành mạnh như ăn uống đều đặn và đảm bảo ngủ đủ giấc để duy trì sức khỏe tốt nhất. Nếu triệu chứng tiếp tục hoặc trở nên nặng nề, hãy thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng đắn.

Cách phòng ngừa đau nửa đầu phía trước

Ngoài việc sử dụng các biện pháp khắc phục cơn đau nửa đầu trước, mọi người nên áp dụng một số phương pháp phòng bệnh dưới đây:

  • Ngủ đủ giấc: Cố gắng duy trì giờ đi ngủ và thức dậy đều đặn. Tránh thói quen ngủ nướng vào cuối tuần. 
  • Tham gia hoạt động thể chất thường xuyên: Tập thể dục đều đặn mỗi tuần có thể giúp giảm căng thẳng và duy trì sức khỏe.
  • Sửa dáng ngồi: Sửa đổi bằng cách ngồi thẳng và đảm bảo hỗ trợ đúng ở phần lưng dưới. Tránh ngồi ở một vị trí quá lâu, đứng dậy và vận động thường xuyên.
  • Uống nhiều nước: Giữ cơ thể được cung cấp đủ nước trong suốt ngày có thể giảm nguy cơ đau nửa đầu phía trước do mất nước.
  • Điều chỉnh lượng caffeine: Quản lý việc tiêu thụ caffeine (có trong trà và cà phê) để tránh cơn đau nửa đầu trước. .
  • Tránh sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên: Tránh việc lạm dụng thuốc để kiểm soát cơn đau, vì điều này có thể gây phản tác dụng và làm tăng nguy cơ đau nửa đầu phía trước.

Tránh lạm dụng thuốc giảm đau.

Trong nhiều trường hợp, nếu đã thực hiện đủ các biện pháp phòng tránh nhưng cơn đau vẫn quay lại, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chính xác. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông luôn sẵn sàng tiếp nhận điều trị cho các bệnh nhân đang gặp những triệu chứng bất thường kể trên. Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 1806 để được tư vấn và đặt lịch sớm nhất.

204

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám