Đau thắt ngực: Nguyên nhân và cách điều trị

Doan Nguyen

10-04-2023

goole news
16

Cảm giác đau đớn vùng ngực khu vực tim phổi luôn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và lo lắng. Vậy mà không phải ai cũng để ý tới các dấu hiệu đáng báo động về một căn bệnh tiềm ẩn nào đó. Cùng tìm hiểu một số kiến thức cần thiết về triệu chứng đau thắt ngực ở bài viết dưới đây.

Đau thắt vùng ngực kèm theo nguy cơ nhồi máu cơ tim
Đau thắt vùng ngực kèm theo nguy cơ nhồi máu cơ tim

Thế nào là đau thắt ngực?

Đau thắt ngực hay đau tức vùng ngực là thuật ngữ chỉ cơn đau hay cảm giác khó chịu ở vùng ngực. Tình trạng ngày xảy ra khi việc bơm máu, cấp máu của động mạch vành lên tim không đủ. Hiện tượng này thấy nhiều ở người cao tuổi, người béo phì hay người đang làm việc gắng sức.

Khi bị lên cơn đau ở ngực thì người bệnh cảm thấy như có một sức ép rất lớn đè lên vùng ngực, đặc biệt là khu vực ngực trái và sau xương ức. Thời gian cơn đau có thể kéo dài từ vài giây tới vài phút. Một số trường hợp cơn đau kéo lan ra cổ, vai gáy, hàm và vùng lưng.

Theo nghiên cứu thống kê được công bố số liệu uy tín trên tạp chí Critical Care (Mỹ) thì tỷ lệ nam giới xuất hiện triệu chứng đau thắt ngực tiến triển nặng thường cao hơn ở phụ nữ. Một số phụ nữ bị bệnh miêu tả triệu chứng của mình chỉ là hơi khó chịu ở ngực, khu vực dưới cổ hay, vì thế thường chủ quan và dễ bỏ qua. Đặc biệt khi các cơn đau thắt ngực kéo dài từ 15-20 phút thì nguy cơ người bệnh đã bị nhồi máu cơ tim sẽ tăng cao. Lúc này người bệnh cần được cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện gần nhất để xử lý kịp thời. 

Nguyên nhân gây ra đau thắt ngực thường thấy

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới đau ngực, phần lớn trong số đó có liên quan đến vấn đề tim phổi. Tình trạng đau thắt ngực thường cảnh báo nguy cơ bệnh mạch vành như xơ vữa động mạch hay hẹp động mạch…. Thống kê có tới gần 90% cơn đau ngực có xuất phát là vì hẹp động mạch vành. Hiện tượng xơ vữa động mạch diễn ra âm thầm trong  cơ thể nhiều năm, sự tích tụ các mảng bám lên lòng thành mạch tạo nên chướng ngại vật trên đường vận chuyển máu và các chất. Thành mạch có xu hướng bị cứng lại, dần mất đi tính đàn hồi  từ đó giảm lượng máu cần vận chuyển đến cơ tim.

Ngoài ra các tác nhân dưới đây cũng góp phần vào các nguyên nhân là tăng nguy cơ đau thắt ngực:

  • Bệnh nhân bị nghiện hoặc thường xuyên hút thuốc lá
  • Người bệnh có sẵn bệnh béo phì, thừa nhiều cân
  • Người có sẵn bệnh huyết áp cao
  • Người bị bệnh tiểu đường

Đặc biệt bệnh nhân đã mắc các bệnh sau sẽ dễ gây hiện tượng đau thắt ngực nếu lao động quá sức, làm trong môi trường thiếu oxy: Người đã có sẵn trong cơ thể bệnh vi mạch vành, bệnh phì đại cơ tim; bệnh Viêm màng ngoài tim; bệnh viêm khớp sụn sườn; bệnh Zona thần kinh…

Đau thắt ngực xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi
Đau thắt ngực xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi

Nhận biết các triệu chứng của đau thắt ngực

Đau thắt ngực có thể là những cơn đau không rõ ràng thuộc khu vực ngực, khó xác định. Khi cơn đau trở nên dữ dội sẽ tạo một áp lực lớn chèn ép lên vùng ngực của người bệnh. Một số trường hợp cơn đau có thể kéo lan xuống lưng, vai, cổ, gáy, hai cánh tay. 

Một số người kèm thêm cảm giác đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, ruột như bị kích thích rất khó chịu…

Số khác thì kèm cùng cơn đau có thể xuất hiện triệu chứng đổ mồ hôi, bồn chồn, buồn nôn, xỉu, choáng váng hay khó thở. Có 4 dạng đau thắt ngực có thể nhận biết để giúp người bệnh dễ dàng tìm cách xử trí cơn đau một cách hiệu quả hơn:

  • Đau thắt ngực thông thường là triệu chứng phổ biến nhất thường xuất hiện ở vùng sau của xương ức, sau đó lan xuất cánh tay, lưng và bộ phận khác nếu trở nặng. Hiện tượng này xảy ra khi người bệnh hoạt động gắng sức như: chạy bộ, leo cầu thang, luyện tập thể dục cardio… Lúc này tim cần lượng oxy  nhiều hơn hẳn để cơ thể có thể hoạt động nên dẫn tới đau tức. Trường hợp đau thắt ngực này thường khá ổn định, có thể dự đoán đúng nguyên nhân và giảm đau sau khi người bệnh nghỉ ngơi, dùng thuốc giãn mạch.
  • Dạng đau thắt ngực không ổn định thường xuất hiện dữ dội, kéo dài hơn, tần suất ngày càng dày với mức độ đau nặng dần. Đau thắt ngực không ổn định thuộc dạng nguy hiểm vì nó không chỉ gây ra nhồi máu cơ tim cấp mà còn tăng nguy cơ khiến người bệnh đột tử. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nhiều bệnh nhân còn phải chịu những chứng nặng nề.

Cơn đau ngực có thể trở nên dữ dội, nóng ran và lan ra các cùng cổ, lưng, cánh tay
Cơn đau ngực có thể trở nên dữ dội, nóng ran và lan ra các cùng cổ, lưng, cánh tay

  • Dạng đau thắt ngực Prinzmetal hiếm gặp hơn các loại khác. Nguy hiểm nhất là các cơn co thắt thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm khi bệnh nhân đang ngủ, kéo dài đến 30 phút và có xu hướng nghiêm trọng dần. Trường hợp này sẽ được cải thiện nếu người bệnh uống thuốc phòng và điều trị.
  • Dạng đau thắt vi mạch máu xuất hiện trong thời gian dài hơn và gây tổn thương tim nghiêm trọng hơn nhiều so với các dạng khác. Triệu chứng đi kèm có thể là hơi thở ngắn hụt, khó ngủ, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng… có thể xuất phát là do người bệnh quá căng thẳng, stress, bệnh về tâm lý,…

Đối tượng nào có nguy cơ hay bị đau thắt ngực

Bất kỳ ai cũng có thể bị các cơn đau thắt ngực hành hạ.  Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tổn thương khu vực tim, phổi hay ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển máu trong hệ thống mạch máu… song những đối tượng sau sẽ hay gặp phải triệu chứng này”

  • Nhóm những người cao tuổi, có tiền sử bệnh, thường là từ 55-60 tuổi trở lên
  • Những người tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp;
  • Người bị chứng rối loạn mỡ máu 
  • Người mắc bệnh các dạng đái tháo đường type 1, 2 và thai kỳ
  • Người hút nhiều thuốc lá,  cơ thể bị béo phì, lối sống không lành mạnh, khoa học;

Các biến chứng khi tình trạng đau thắt ngực không được điều trị

Biến chứng nặng nếu không kịp cấp cứu khi bị đau thắt ngực chính là nhồi máu cơ tim, đặc biệt là các triệu chứng không ổn định và liên tục có các triệu chứng như: Cảm thấy buồn nôn, ợ hơi, toát mồ hôi hoặc lạnh nổi da gà, nhịp tim nhanh không đều, hoa mày chóng mặt, ngất xỉu, đau thắt căng, nóng, khó chịu vùng giữa ngực, cánh tay, vùng cổ, lưng, dạ dày…

Nếu biến chứng nhồi máu cơ tim không được cấp cứu đúng thời điểm thì bệnh nhân có thể đối mặt với hậu quả đáng tiếc là tử vong.

Bảo vệ cơ thể trước nguy cơ các bệnh về tim mạch
Bảo vệ cơ thể trước nguy cơ các bệnh về tim mạch

Cách thức chẩn đoán bệnh do đau thắt ngực

Khi người bệnh chủ động tới gặp bác sĩ  thì thường sẽ được khám và làm những xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau thắt ngực, bao gồm:

  • Làm đo điện tâm đồ.
  • Làm Xét nghiệm máu
  • Làm chụp phim động mạch vành tim, sử dụng thuốc cản quang để theo dõi máu bơm lên tim giúp phát hiện sớm các dấu hiệu động mạch bị tắc nghẽn hay không.
  • Thực hiện chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt với thuốc cản quang để phát hiện các cục máu đông trong động mạch phổi  nếu có và quá trình bơm máu lên tim của mạch.

Gợi ý phương pháp điều trị đau thắt ngực

  • Tùy nguyên nhân gây đau thắt ngực khác nhau mà bác sĩ sẽ có cách thức điều trị phù hợp. Mục đích chính của điều trị là giảm đau nhanh chóng các cơn co thắt ngực, xử lý hoặc hạn chế việc hình thành thêm mảng xơ vữa tích tụ trên thành mạch máu, từ đó phòng ngừa và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
  • Khi bệnh nhân bị đau ngực do nhồi máu cơ tim, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng dùng thuốc giảm đau và các loại thuốc nhằm hạn chế tổn thương tim. Nếu thuốc không hiệu quả trong giảm các cơn đau thắt ngực, bệnh nhân cần được can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật như đặt stent mạch vành, hay phẫu thuật bắc cầu.
  • Phương pháp phẫu thuật sửa chữa sẽ được áp dụng nếu bệnh nhân bị bóc tách động mạch chủ dẫn tới đau thắt ngực
  • Sử dụng thuốc ức chế tiết acid dịch dạ dày nếu nguyên nhân của cơn đau ngực là do trào ngược dạ dày vào thực quản.
  • Sử dụng thuốc chống trầm cảm nếu nguyên nhân chính khiến đau ngực là do những cơn hoảng loạn, rối loạn tinh thần, rối loạn tâm lý…

Biện pháp đề phòng tình trạng đau thắt ngực

Đau thắt ngực phần lớn báo hiệu bệnh lý về tim. Các chuyên gia về tim mạch đã đưa ra lời khuyên là bệnh nhân chỉ cần thay đổi lối sống cũng đã giúp ích rất lớn trong giảm thiểu và hạn chế các cơn đau. Dù việc này không khiến cơn đau chấm dứt ngay lập tức song về lâu dài sẽ phòng ngừa bệnh vô cùng hữu hiệu. Những lời khuyên dưới đây giúp mọi người phòng tránh các nguy cơ tim mạch cũng như đau thắt ngực:

  • Thường xuyên giữ trạng thái thư giãn và nghỉ ngơi, giảm thiệu làm việc quá nặng hoặc gắng sức một cách bất thường nếu trước đó chưa được luyện tập dần dần
  • Tốt nhất là tránh căng thẳng, tránh xa stress, giữ tâm lý ổn định và thoải mái nhất có thể
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau quả trái cây, bổ sung chất xơ và cá. 
  • Ăn ít chất béo, đồ ăn mặn, đồ ngọt hay đồ chiên rán, đồ ăn sẵn…
  • Giảm cân nếu cơ thể bị béo phì, không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu…
  • Tuân thủ điều trị các bệnh có sẵn như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, bệnh về tim mạch…
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày, ít nhất 30-45 phút(nếu được) bằng các môn luyện sự dẻo dai ổn định như yoga, đi bộ, đạp xe,…
  • Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát huyết áp, đường máu, mỡ máu…
  • Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm điện tâm đồ, siêu âm tim, đo huyết áp mỗi năm, có thể từ 3-6 tháng một lần.

Thực hiện các bài tập bổ trợ cho sức khỏe tim mạch
Thực hiện các bài tập bổ trợ cho sức khỏe tim mạch

Một số câu hỏi thường gặp về đau thắt ngực

Có phải cứ bị đau thắt ngực là do bị bệnh tim?

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của các bệnh lý liên quan tới tim mạch. Tuy nhiên cũng có thể chỉ ra nguy cơ bị nhiều bệnh lý khác như: viêm phổi, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản

Cảm giác khi bị đau thắt ngực sẽ như thế nào?

Người bệnh có thể  cảm thư như khu vực ngực tim của mình bị vật gì đè nặng, bóp nghẹt, nóng ran từ ngực lên cổ gây khó chịu cổ. Một số triệu chứng khác kèm theo là  hồi hộp, hụt hẫng, choáng váng, hoảng loạn,  đau lan tỏa ra sau lưng, lên hai bả vai, dọc cẳng tay và cánh tay…

Đau thắt ngực có nên tập gym hay chơi các môn thể thao?

Tùy thuộc vào tình trạng đau thắt ngực do nguyên nhân nào mà bác sĩ có lời khuyên cho bệnh nhân nên chơi bộ môn thể thao phù hợp. Tuy nhiên phần lớn nếu đã bị đau thắt ngực nghiêm trọng thì có thể người bệnh đã mắc phải một số vấn đề về sức khỏe cần phải điều trị liên quan tới tim, phổi,… Tốt nhất bệnh nhân không nên chơi các môn sử dụng nhiều sức lực, phải cố gắng quá sức cho phép.

Thực tế đau thắt ngực được liệt vào triệu chứng khá nghiêm trọng bởi có thể liên quan tới tắc nghẽn quá trình cung cấp máu cho tim. Các bệnh liên quan tới thành mạch máu thường đã khởi phát và âm thầm hình thành mà người bệnh không hề hay biết, khi phát hiện ra thì đã khá nguy hiểm. Cách tốt nhất là mỗi người nên duy trì lối sống bao gồm ăn uống, luyện tập, cân bằng tâm lý tốt để bảo vệ tốt nhất cho tim và các bộ máy trong cơ thể mình. Khi cần bất cứ tư vấn nào liên quan tới triệu chứng đau thắt ngực, hãy liên hệ với hotline của Bệnh viện đa khoa Phương Đông để được đặt lịch thăm khám, điều trị cũng như nhận ngay những lời khuyên hữu ích.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,774

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám