4 gợi ý giúp đẩy lùi cơn đau xương cụt khi mang thai trong 5 phút

Ngọc Anh

09-07-2025

goole news
16

Mang thai là hành trình diệu kỳ nhưng cũng đi kèm với nhiều thay đổi khiến cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Vì sự thay đổi của thể chất và nội tiết tố trong thai kỳ mà không ít các mẹ gặp phải tình trạng đau xương cụt khi mang thai. Các cơn đau âm ỉ hoặc nhói buốt ở phần lưng dưới có thể khiến mẹ khó khăn trong việc đi lại, vệ sinh và gây gián đoạn giấc ngủ. 

Đau xương cụt khi mang thai là gì?

Đau xương cụt khi mang thai là tình trạng đau nhức ở các xương cột sống nằm cuối cột sống và ở ngay phía trên mông. Bất thường này thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai do những thay đổi về thể chất và nội tiết trong cơ thể. 

Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng các cơn đau vùng xương cụt khi mang thai sẽ kéo dài âm ỉ và có xu hướng tăng lên khi vận động. Do đó, trong sinh hoạt người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, có thể kể đến như khó khăn khi đi lại, đại/ tiểu tiện mất kiểm soát, ngủ không sâu giấc,... 

Theo các chuyên gia Sản khoa, bà bầu đau xương cụt thường xuất hiện vào tháng thứ hai hoặc những tháng cuối của thai kỳ.

Đau xương cụt trong thai kỳ là triệu chứng khá phổ biến 

Đau xương cụt trong thai kỳ là triệu chứng khá phổ biến 

Cách nhận biết các triệu chứng đau xương cụt khi mang thai

Bị đau xương cụt khi mang thai là bất thường dễ dàng nhận biết qua các triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Đau nhức liên tục ở hông hoặc lưng dưới, cơn đau tăng dần ở khu vực gần cuối cột sống
  • Đau nhiều hơn vào ban đêm và có thể khiến các mẹ cảm thấy khó ngủ
  • Cơn đau lan dần ở vùng giữa 2 chân hoặc đầu gối và đau ở xương mu khi mang thai
  • Cơn đau tăng lên hoặc giảm đi khi mẹ bầu thay đổi tư thế
  • Cảm thấy đau đớn đầu tiên khi mẹ bầu đứng dậy, uốn người hoặc khi bắt đầu đi bộ
  • Khó chịu và bất tiện hơn nếu bà bầu bị táo bón

Các cơn đau kéo dài có thể khiến sản phụ khó ngủ, mất ngủ

Các cơn đau kéo dài có thể khiến sản phụ khó ngủ, mất ngủ

Các bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp cho hay, trong nhiều trường hợp, các cơn đau vùng xương cụt khi mang thai có thể trầm trọng hơn nếu:

  • Bà bầu đã và đang điều trị hội chứng tăng khớp động tức hiện tượng các khớp dễ dàng di chuyển ra ngoài phạm vi bình thường của nó
  • Có thói quen đứng lâu hoặc ngồi lâu ở cùng 1 tư thế trong thời gian dài làm xương cụt phải chịu áp lực lớn
  • Có tiền sử chấn thương xương cụt hoặc đã từng trải qua cơn đau xương cụt trước khi mang thai
  • Thừa cân, béo phì hoặc có chỉ số BMI cao hơn trước khi mang thai
  • Mắc nhiều bệnh nhiễm trùng cũng khiến các cơn đau nhức ở xương cụt trở nên nghiêm trọng hơn

Nguyên nhân khiến bà bầu đau xương cụt?

Như đã đề cập đến ở trên, đau xương cụt khi mang thai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, các lý do chính có thể được kể đến như sau:

Tăng cân và thay đổi cấu trúc cơ thể

Theo sự phát triển của thai nhi, cân nặng của mẹ ngày càng tăng, điều này vô tình tạo áp lực lớn lên vùng xương cụt. Đây là nguyên nhân chính khiến của nhiều ca đau xương cụt khi mang thai 3 tháng cuối. 

Đồng thời, khi bụng lớn dần, trọng tâm cơ thể thay đổi các chị em buộc phải điều chỉnh tư thế khi đi đứng, ngồi để giữ thăng bằng. Khi đó, nếu các cơ, dây chằng và khớp xương chậu không thích nghi và tự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với sự thay đổi của cơ thể thì có gây ra các cơn đau đớn ở vùng xương cụt. Đặc biệt, các cơn đau có xu hướng rõ ràng hơn khi thai nhi bắt đầu quay đầu xuống dưới. 

Tăng cân cũng là một trong số các nguyên nhân khiến bạn bị đau xương cụt

Tăng cân cũng là một trong số các nguyên nhân khiến bạn bị đau xương cụt

Thay đổi hormone trong thai kỳ

Trong suốt quá trình mang thai, hormone relaxin sẽ tăng lên hỗ trợ các khớp và dây chằng linh hoạt hơn trước khi sinh nở. Tuy nhiên, điểm trừ là các hormone này khiến các bộ phận này trở nên lỏng lẻo hơn khiến các xương vùng chậu trở nên lỏng lẻo, dễ bị tổn thương và gây ra các biểu hiện đau đớn ở xương cụt khi mang thai. 

Sự phát triển của thai nhi và cơn co tử cung

Khi thai nhi lớn lên, sức ép lên các cơ và dây chằng vùng xương chậu càng lớn khiến người mẹ càng dễ bị đau xương cụt. Hơn nữa, vào những tháng cuối, khi những cơn co thắt tử cung xuất hiện thường xuyên hơn, các cơn đau ở xương cụt cũng diễn ra nghiêm trọng hơn. 

Các biện pháp đẩy lùi cơn đau xương cụt

Để giảm bớt sự khó chịu của các cơn đau xương cụt và nâng cao chất lượng cuộc sống, bạn có thể thử áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe dưới đây:

Tập các bài tập giãn cơ

Đây là cách khắc phục các cơn đau xương cụt được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích nhiều nhất cho các bà mẹ đang mang thai. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Tư thế mèo – bò

  • Bắt đầu bằng cách quỳ gối trên sàn, hai tay chống phía trước, giữ lưng thẳng.
  • Khi hít vào, võng lưng xuống, đẩy hông về sau và từ từ nâng đầu lên.
  • Khi thở ra, cong lưng lên, hóp bụng lại và cúi đầu xuống.
  • Lặp lại động tác này từ 5 đến 10 lần nhằm giảm cảm giác căng tức ở lưng và khu vực xương cụt.

Minh hoạ tư thế mèo bò 

Minh hoạ tư thế mèo bò 

Tư thế ngồi xổm

  • Đứng thẳng, sau đó từ từ hạ gối xuống để vào tư thế ngồi xổm.
  • Hai tay chắp lại trước ngực, giữ tư thế trong 10–15 giây rồi từ từ đứng dậy.

Bài tập giãn cơ đùi và cơ mông

  • Ngồi trên sàn, duỗi thẳng một chân, chân còn lại gập lại sao cho bàn chân chạm sát vào đùi chân đang duỗi.
  • Từ từ nghiêng người về phía trước cho đến khi tay có thể chạm vào bàn chân. Giữ nguyên tư thế trong 15–20 giây, sau đó đổi bên.

Điều chỉnh tư thế khi ngồi và nằm

Nếu tư thế khi ngồi và nằm của mẹ không đúng cũng có thể dẫn đến các cơn đau ở vùng xương cụt. Để tránh điều này xảy ra, bạn không nên ngồi một tư thế quá lâu. Thay vào đó, hãy sửa lại tư thế ngồi thẳng lưng, hạn chế ngồi quá lâu một chỗ. 

Đồng thời, khi ngủ bạn nên nằm nghiêng sang bên trái, dùng 1 chiếc gối hình chữ U để kê dưới bụng để giảm áp lực cho vùng thân dưới. 

Massage nhẹ nhàng

Massage chuyên nghiệp vùng lưng dưới và hông có thể giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau hiệu quả. Hơn nữa, mẹ bầu có thể kết hợp sử dụng các loại tinh dầu chứa thành phần tự nhiên như gừng, xả, oải hương,... để hỗ trợ thư giãn và cải thiện tuần hoàn máu.

Bạn có thể thử đi massage để đẩy lùi cơn đau

Bạn có thể thử đi massage để đẩy lùi cơn đau

Dùng đai nâng bụng

Đây là cách đơn giản và các bà bầu 3 tháng cuối đã và đang áp dụng rất phổ biến. Chiếc đai nâng bụng giúp giảm bớt trọng lượng của thai nhi lên xương chậu và xương cụt, từ đó, người mẹ cảm thấy thoải mái hơn. 

Bên cạnh đó, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, không làm việc quá sức để hạn chế tình trạng đau xương cụt, xương chậu. Đồng thời, bạn nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga riêng cho bà bầu,... để duy trì vận động nhẹ nhàng và nâng cao sức khoẻ tổng thể. 

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Mẹ bầu có các triệu chứng của đau xương cụt khi mang thai nên cân nhắc đến gặp bác sĩ nếu thuộc một trong số các trường hợp dưới đây: 

  • Cơn đau không giảm sau vài tuần thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà
  • Đau hoặc sưng nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày 
  • Kèm theo các triệu chứng phụ: ngứa ran, tê hoặc yếu ở 1 trong 2 chân, táo bón kéo dài hơn, đi tiểu/ đại tiện không kiểm soát 

Bị đau xương cụt khi mang thai khi nào thì hết?

Không có thời hạn cụ thể về thời gian các cơn đau xương cụt này kết thúc. Ở một số mẹ bầu, các biểu hiện này sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng số ít các chị em có chấn thương ở dây chằng mềm và chấn thương sau sinh lại bị đau xương chậu dai dẳng và rối loạn chức năng sàn chậu. 

Do đó, cách tốt nhất để sớm chấm dứt các cơn đau ở vùng lưng dưới này là bạn nên thăm khám tại các Bệnh viện có Chuyên khoa Cơ xương khớp uy tín để được hướng dẫn điều trị kịp thời. 

Có thể nói, đau xương cụt khi mang thai là một trong các biểu hiện thường gặp và có thể kiểm soát bằng cách điều chỉnh tư thế, nghỉ ngơi hợp lý và tập luyện nhẹ nhàng. Do đó, mẹ không nên chủ quan mà nên theo dõi kỹ các triệu chứng của cơ thể để phối hợp điều trị với bác sĩ để có hành trình thai kỳ khoẻ mạnh, suôn sẻ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

8

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp
19001806 Đặt lịch khám