Dị ứng nước làm sao cho nhanh khỏi?

Thu Hiền

05-01-2024

goole news
16

Dị ứng nước là tình trạng hiếm gặp nhưng xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người già. Làn da của người bị ứng thường nổi đỏ, nổi mề đay hoặc hơn bị viêm da. Nếu để lâu ngày mà không có cách điều trị hợp lý có thể tích tụ độc mà dẫn đến tử vong. Vậy căn bệnh dị ứng với nước là gì? Những dấu hiệu khi cơ thể phản ứng với nước như thế nào? Phương pháp điều trị ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Tìm hiểu về bệnh dị ứng nước:

Dị ứng nước (chứng nổi mề đay do nước) là hiện tượng cơ thể người nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban sau khi tiếp xúc với nước cả khi mồ hôi đổ và nước mắt. Mỗi làn da người có mức độ nhạy cảm khác nhau, do đó sẽ có người bị dị ứng với nước biển, dị ứng với nước hồ. 

Bệnh lý này xảy ra từ đường tiếp xúc, không liên quan gì khi mọi người uống nước. Đa số các triệu chứng bắt đầu trong vòng 30 phút sau khi tiếp xúc, tình trạng này kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ. 

Dị ứng có thể xảy ra với bất cứ aiDị ứng có thể xảy ra với bất cứ ai

Nguyên nhân dị ứng nước

Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể người bị nổi mề đay sau khi tiếp xúc nước. Những nguyên do đó đến từ: 

Dị ứng do nguồn nước bẩn

Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ ô nhiễm cao do đó nguồn nước hiện nay được sử dụng không đảm bảo chất lượng. Trong đó có nhiều nguồn nước thải từ dệt nhuộm, sản xuất,... chứa quá nhiều hóa chất, chất tẩy rửa gây hại cho cơ thể được thải ra ao, hồ, nước sông, nước biển. Từ đây khi tiếp xúc với nguồn nước này có thể bị kính ứng da gây dị ứng.

Có thể người bệnh bị dị ứng với nước ở nơi công cộng như khi đi tắm hồ tắm ao. Ngoài ra còn có thể bị dị ứng với nước máy, nước rửa chén đặc biệt còn có bạn bị dị ứng với nước máy.

Ngứa ngáy khi bị dị ứng với nướcNgứa ngáy khi bị dị ứng với nước

Dị ứng nước do di truyền

Hiện nay chưa có bằng chứng xác thực dị ứng do tiếp xúc nước do di truyền. Tuy nhiên, một số báo cáo cho thấy trong gia đình 3 thế hệ đều có người bị mắc bệnh dị ứng. Ngoài ra, có nhiều người có làn da nhạy cảm nên dễ bị phản ứng như nổi mẩn, ngứa ngáy sau khi tiếp xúc nguồn nước lạ. 

Biểu hiện cho thấy bạn đang bị dị ứng nước

 Trên thực tế, những phản ứng của cơ thể sau khi tiếp xúc với nước rất dễ phát hiện, những triệu chứng đó dễ nhìn thấy bên ngoài như: 

  • Nổi mề đay, phát ban nhanh chóng là hiện tượng gặp thường xuyên nhất. Sau tiếp xúc với nguồn nước ở bất kỳ nhiệt độ nào, vết mề đay, mẩn ngứa thường nhỏ khoảng 1-3 mm. 
  • Nổi mẩn đỏ: Vùng da tiếp xúc với nước nổi đỏ có hình tròn li ti hoặc theo từng đám, xung quanh chỗ đó thường rất ngứa ngáy. 
  • Nổi mụn: Ngoài những mẩn đỏ, với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh an toàn cho  người dùng, làn da của họ sẽ bị nổi mụn nước li ti, khi chúng vỡ sẽ lây lan sang các vùng khác nhau. 
  • Nhiều trường hợp ghi nhận triệu chứng nghiêm trọng hơn như khó thở, buồn nôn, nhức đầu, sốt, khó nuốt nước bọt. Khi ngừng tiếp xúc với nguồn nước thì tình trạng phát ban đó sẽ dần biến mất trong 30 – 60 phút.

Da mặt nổi mẩn đỏ do dị ứng nguồn nướcDa mặt nổi mẩn đỏ do dị ứng nguồn nước

Cách trị dị ứng nguồn nước

Nếu bạn đang có những biểu hiện của dị ứng nguồn nước, đừng lo lắng mà hãy bình tĩnh thực hiện những biện pháp điều trị sau: 

Cách trị liệu dị ứng nước bằng phương pháp đông y

Có thể đi tìm một số loại lá khô: lá cây ổi, lá cây tía tô, củ gừng, lá cây khế,... có công dụng chữa dị ứng về hãm nước uống. Cách điều trị này không tốn quá nhiều chi phí mà khá hiệu quả.

Cách trị dị ứng nước bằng thuốc Tây 

Sử dụng thuốc Tây là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Cách này sẽ làm giảm hiệu quả và tốt nhất khi đối mặt với bệnh dị ứng. Dựa vào mỗi nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ thăm khám bệnh sẽ chỉ định về liều lượng và loại khác nhau. Tuy nhiên mọi người có thể sử dụng một số sản phẩm chuyên trị dị ứng dưới đây.

  • Thuốc chữa dị ứng dạng thuốc uống: khi bị dị ứng với nước người thường khá ngứa và khí chịu. Để tránh gãi ngứa làm lây lan ra vùng khác thì bác sĩ thường sẽ gợi ý sử dụng các loại thuốc như: Hydroxyzine, Dexclorpheniramin làm dịu nhẹ cho da.
  • Với các loại thuốc dị ứng dạng tiêm: thuốc uống không đỡ người bệnh bị dị ứng quá nặng thì dạng thuốc tiêm được áp dụng nhiều. Tuy nhiên liều dùng cần được các bác sĩ kiểm soát và khuyên dùng. Loại thuốc thường hay được sử dụng thuốc tại các bệnh viện lớn đó là thuốc Peptan. Đây là một loại thuốc tiêm có chứa epinephrine (sẽ có một vài tác dụng phụ như tăng huyết áp, khiến phổi hoạt động nhanh hơn). 
  • Đối với các loại thuốc bôi ngoài da: loại thuốc dị ứng bôi ngoài da này sẽ giúp người bệnh giảm thiểu ngứa ngáy, mẩn đỏ cùng vết sưng. Tuy nhiên bệnh nhân không được quá lạm dụng thuốc vì một số thành phần khi dùng quá mức có thể phản tác dụng. Ngược lại gây nguy hiểm cho da thậm chí gây ngộ độc khi sử dụng không đúng cách.
  • Phương pháp quang trị liệu: các bác sĩ sử dụng loại ánh sáng PUVA (bức xạ tia cực tím A) và PHVB (bức xạ tia cực tím B) để ức chế hoạt động histamin trên da. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tạm thời, không nên lạm dụng quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến các tế bào da về sau. 

Điều trị dị ứng nước máyĐiều trị dị ứng nước máy

Dị ứng nguồn nước có phải do di truyền? 

Những nghiên cứu về bệnh này cho thấy dị ứng nước không có tiền sử xảy ra với những người trong cùng một gia đình. Tuy nhiên, một số trường hợp ghi nhận trong một gia đình có nhiều hơn một thành viên mắc bệnh. Do đó, căn bệnh có khả năng di truyền (nhưng với xác suất rất thấp) và hiện tại vẫn chưa xác định đặc điểm di truyền nào liên quan đến hiện tượng phản ứng với nước sau khi tiếp xúc. 

Phòng ngừa bị dị ứng nước hiệu quả

Với mỗi kiểu tiếp xúc khác nhau thì có phương pháp phòng bệnh khác nhau. Dưới đây là một số cách phòng chống dị ứng nước mà người bệnh có thể tham khảo áp dụng như sau:

  • Hạn chế đi đến một số nơi công cộng như hồ bơi, bể bơi,... 
  • Khi tiếp xúc với loại nước bẩn chứa chất độc hại nên đeo găng tay, sử dụng đồ bảo hộ.
  • Trước khi sử dụng những loại nước như nước rửa tay, nước hoa, nước rửa chén, nước tẩy trang,... mọi người nên tìm hiểu kỹ thành phần có thể gây dị ứng để tránh gây kích ứng cho da. 
  • Lựa chọn những trang phục thoáng mát, có độ giãn tốt, hút ẩm tốt. 
  • Hạn chế vận động mạnh gây đổ mồ hôi. 
  • Tạo thói quen mang theo ô, áo mưa để tránh sự tiếp xúc với những cơn mưa bất chợt. 
  • Các mẹ bỉm khi tắm cho trẻ cần cho thêm một vài khánh sinh tự nhiên như: chanh, gừng, sản có tính sát khuẩn tránh cho trẻ dị ứng nước.

Kết luận

Dị ứng nước là hiện tượng da bị nổi mề đay, phát ban và những hiện tượng khác sau khi tiếp xúc với nguồn nước lạ. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự dị ứng từ nhỏ và nguồn nước sử dụng không đảm bảo an toàn. Do đó, mọi người nên đến những bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và phác đồ chữa trị hợp lý.

Nếu cần đặt lịch thăm khám tại Phương Đông hãy liên hệ hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để được hỗ trợ kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
19,786

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám