Những dấu hiệu dị ứng thường gặp
Dị ứng được hiểu đơn giản là tình trạng rối loạn quá mức từ hệ miễn dịch. Lúc này, hệ thống miễn dịch đang phản ứng với một chất lạ như: nọc ong, thực phẩm, lông thú cưng, hay phấn hoa,.... Khi xuất hiện mẩn đỏ, hệ thống này sẽ tạo ra kháng thể tiêu diệt chất gây ra tình trạng chàm thể tạng. Mặc dù các chất gây ra vấn đề này thường không gây hại tới cơ thể.
Dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn quá mức kiểm soát
Dấu hiệu đặc trưng để biết chàm thể tạng đó chính là tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy. Lúc này, da đã bắt đầu có xuất hiện các biểu hiện thô ráp, bong tróc cũng như dễ bị viêm hay kích ứng. Biểu hiện có thể bùng phát nhanh/chậm ở bất cứ các vùng da nào trên cơ thể. Tuy nhiên, trong các hình ảnh bị dị ứng tập trung chính ở vị trí cánh tay, khuỷu sau đầu gối, má hay da đầu.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể đối mặt với các triệu chứng đi kèm như:
- Có mảng da màu tối, nâu đỏ/nâu xám (triệu chứng dị ứng kháng sinh).
- Da có mụn nước nhỏ, bị vỡ sẽ chảy dịch (nhiễm trùng khi bị chàm cơ địa, triệu chứng dị ứng bao cao su ở nam).
- Xuất hiện mảng da đóng vảy khô hay phồng rộp.
Nguyên nhân dị ứng là gì?
Bất cứ ai cũng đều có thể mắc chứng bệnh dị ứng. Trong đó, phổ biến người châu Á chiếm khoảng 13%, người da trắng chiếm khoảng 11%, người da đen khoảng 10%,... Nguyên nhân dị ứng phải kể tới:
- Dị ứng thực phẩm: Tình trạng xuất hiện khi cơ thể không dung nạp thực phẩm, quá trình chuyển hóa thức ăn có một số vấn đề bất thường. Một số dạng viêm da cơ địa do thực phẩm như: Mẫn cảm với sữa, dị ứng đậu nành, lúa mì, cá, đậu nành,...
- Dị ứng côn trùng: Da nổi mẩn đỏ đối với các vết đốt từ côn trùng. Trong đó, nổi bật là ong bắp cày, kiến lửa.
- Dị ứng thuốc: Nhiều loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ với cơ thể như aspirin, penicillin,... Khi đó, cơ thể sẽ dễ bị nổi mề đay, mẩn ngứa vô cùng khó chịu.
- Viêm mũi dị ứng: Tình trạng xuất hiện vào thời điểm giao mùa. Lúc này, có nhiều dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi,... đã xuất hiện. Mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng cũng có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, sinh hoạt mỗi ngày.
- Viêm da dị ứng: Da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy do tiếp xúc trong môi trường, có thể thuyên giảm và khỏi hẳn sau 1 - 4 tuần.
- Ngoài ra, còn có một số các nguyên do do dị ứng với thời tiết, cơ địa, bội nhiễm,...
Dị ứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Cơ chế phản ứng dị ứng của cơ thể ra sao?
Với mỗi nguyên nhân gây ra dị ứng sẽ có những phản ứng khác nhau trên từng bộ phận của cơ thể. Tình trạng nặng nhất của dị ứng đó là sốc phản vệ, gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Sốc phản vệ khi bị dị ứng sẽ tiến triển qua 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn thứ nhất
Đây là giai đoạn mẫn cảm của vấn đề dị ứng đỏ. Dị nguyên khi bắt đầu vào trong cơ thể theo đường tiêm, truyền, ăn uống hay tiếp xúc qua da. Thời điểm khởi nguyên có thể từ 7 - 10 ngày. Trong đó, những kháng thể thường thấy là IgE đã được sản xuất cũng như gắn vào bạch cầu ưa bazơ cũng như các dưỡng bào.
Giai đoạn thứ hai
Đây là giai đoạn hóa sinh bệnh, khi tiếp xúc với dị nguyên ở lần thứ 2. Lúc này, dị nguyên đã kết hợp cùng với phân tử IgE cùng với sự tham gia của bạch cầu ái toan. Qua đó, giải phóng nhiều loại hoạt chất trung gian như: Histamin, Serotonin, Bradykinin,....
Giai đoạn thứ ba
Đây được coi là giai đoạn sinh lý bệnh. Những hoạt chất kể trên đã làm giãn động mạch lớn làm tụt huyết áp, co thắt phế quản. Từ đó, gây tình trạng khó thở co thắt dạ dày, tá tràng. Cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những cơn ho đau tại vùng bụng, co động mạch não. Qua đó, khiến cơ thể xuất hiện tình trạng đau đầu, hôn mê cũng như choáng váng.
Ở giai đoạn nặng dị ứng có thể gây ra tình trạng co giật
Khi nào bệnh nhân bị dị ứng cần gặp bác sĩ?
Người mắc bệnh dị ứng nếu không kịp thời áp dụng các biện pháp điều trị cũng như kiểm soát bệnh sẽ phải đối mặt với những vấn đề liên quan tới sức khỏe cũng như tâm lý. Trong đó, nổi bật là nhiễm trùng tại da, hen suyễn,... Bởi vậy, người bệnh cần tới gặp bác sĩ ngay khi đối mặt với các dấu hiệu bị dị ứng kể trên.
Đặc biệt nếu gặp tình trạng nguy hiểm như sốc phản vệ cần liên hệ ngay tới bác sĩ hay chuyển tới cơ sở y tế gần nhất. Nếu có bút tiêm tự động epinephrine (Auvi-Q, EpiPen) thì cần sử dụng ngay cho bệnh nhân. Kể cả khi triệu chứng đã được cải thiện thì cũng nên tới khoa cấp cứu để có thể đảm bảo được các dấu hiệu dị ứng mẩn đỏ không quay trở lại khi thuốc tiêm đã hết tác dụng.
Những đối tượng dễ gặp dị ứng
Tình trạng bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Trong đó, đặc biệt là trẻ mắc chứng hen suyễn, hay sốt cỏ khô (dạng viêm mũi dị ứng đặc trưng). Tỷ lệ người lớn mắc bệnh là từ 2 - 5%, còn với trẻ em là từ 10 - 20%.
Đối với trẻ sơ sinh, chàm cơ địa sẽ có những dấu hiệu ban đầu là chàm sữa hay lác sữa. Lúc này, bạn sẽ thấy nốt chàm có nhiều ở mặt, vùng nách hay bẹn. Sau đó, có thể lan rộng tới vùng da trên cơ thể, tay chân. Bệnh có thể xuất hiện từ 6 - 12 tuần tuổi. Tới thời điểm 18 tháng tuổi sẽ dần được cải thiện.
Đối với trẻ lớn hơn, viêm da sẽ có sự thay đổi thông qua các bộ phận như cổ tay, khuỷu tay, mắt cá chân, hay đầu gối. Vùng da quanh miệng cũng có nguy cơ cao mắc chứng viêm bởi sự tác động liên quan tới nước bọt, thức ăn. Trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy nếu gãi thường xuyên sẽ khiến cho vùng da dị ứng tổn thương nhiều hơn và dẫn đến xơ hóa. Khi đó, da sẽ dày và trở nên thô ráp hơn.
Đối với người trưởng thành có làn da khô, da nhạy cảm rất dễ mắc phải tình trạng dị ứng trên da. Vùng da xuất hiện dị ứng đầu tiên thường là bàn tay, bàn chân hoặc mặt.
Cách phương pháp điều trị dị ứng phổ biến hiện nay
Quá trình điều trị dị ứng da, dị ứng hô hấp… thường được thực hiện bằng việc loại bỏ các nguyên nhân gây ra bệnh thông qua việc tầm soát dị ứng khởi nguyên. Tuy vậy, cho tới thời điểm hiện tại, các nghiên cứu y khoa mới chỉ tìm ra một số tác nhân gây ra dị ứng là từ môi trường, sản phẩm sử dụng hoặc từ thực phẩm. Đây là các tác nhân chung chung và không quá cụ thể nên việc kiểm soát nguyên nhân chính để gây ra bệnh cũng không hề dễ dàng tí nào,
Tùy theo cơ chế gây bệnh, tình trạng bệnh mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu. Không nên để bệnh tiến triển trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới hoạt động điều trị sau đó.
Sử dụng thuốc
Tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ, đóng vảy nên được điều trị với thuốc dị ứng dạng kem, thuốc mỡ corticosteroid kê theo toa sử dụng sau bước dưỡng ẩm. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó là các bạn không nên quá lạm dụng uống thuốc dị ứng để có thể tránh được nguy cơ gây ra phản ứng phụ.
Điều trị dị ứng bằng thuốc bôi theo chỉ định
Một số những loại kem bôi khác có chứa các thành phần là chất ức chế calcineurin có thể sử dụng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn. Qua đó, hạn chế tác động tới hệ thống miễn dịch, ngăn tình trạng hệ miễn dịch có phản ứng quá mức. Như vậy, sẽ giảm bớt được tần suất dị ứng trên da.
Nếu như da có xuất hiện các vết loét hay dấu hiệu nhiễm trùng thì có thể bổ sung thêm thuốc dị ứng ngứa kháng sinh dưới dạng uống hay bôi. Như vậy sẽ giảm bớt được tình trạng viêm trên da.
Sử dụng liệu pháp ánh sáng
Kỹ thuật này sử dụng tia cực tím, đèn chiếu nhằm ngăn chặn được các phản ứng miễn dịch gây ra vấn đề chàm cơ địa. Kỹ thuật thường được áp dụng cho các bệnh nhân điều trị dị ứng corticoid không đáp ứng được với cách thức điều trị tại chỗ. Đặc biệt là những người bệnh đang đối mặt với vấn đề viêm da tái đi tái lại.
Kỹ thuật nàyđược đánh giá cao nhưng thường ít sử dụng đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Thực tế, kỹ thuật có thể gia tăng nguy cơ ung thư cũng như khiến người bệnh có thể gặp phải tình trạng lão hóa da.
Chăm sóc tại nhà
Căng thẳng chính là tác nhân nguy hiểm khiến cho các vấn đề liên quan tới chàm cơ địa trở nên tồi tệ hơn. Do vậy, người mắc bệnh nên áp dụng thêm một số các cách trị dị ứng tại nhà liên quan tới thư giãn như: tập hít thở sâu, yoga, thiền định,.... kết hợp cùng với điều trị y khoa từ thuốc chống dị ứng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể tiến hành chườm lạnh. Như vậy, da sẽ mềm và giảm ngứa hơn.
Khi bị dị ứng trên da tuyệt đối bạn không được dùng tay để gãi vì như thế rất dễ gặp phải vấn đề nhiễm trùng trên da. Thay vào đó, các bạn có thể áp dụng cách làm giảm ngứa khi bị dị ứng đó là ấn nhẹ trên da để giảm bớt cảm giác khó chịu. Đối với trẻ nhỏ thì có thể đeo găng tay khi ngủ để bé không gãi ngứa khiến da trầy xước, nhiễm trùng.
Kết luận
Dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp có phương thức điều trị đơn giản nếu can thiệp sớm. Hy vọng với những chia sẻ cụ thể trên đây sẽ giúp các bạn chủ động hơn để biết bị dị ứng nên làm gì trong quá trình điều trị bệnh của mình. Mọi thông tin băn khoăn có thể liên hệ tới Bệnh viện Phương Đông để được hỗ trợ tư vấn tận tình!
Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần để đặt lịch khám.