Dị ứng thực phẩm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Doan Nguyen

22-09-2023

goole news
16

Dị ứng thực phẩm rất dễ gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt những năm gần đây, dị ứng thực phẩm ở trẻ em xuất hiện ngày càng nhiều.

Tổng quan về dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm là sự phản ứng của hệ miễn dịch xảy ra ngay sau khi người bệnh ăn một loại thức ăn nhất định. Dù lượng thức ăn là nhiều hay rất ít khi gây dị ứng đều có thể dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, sưng đường hô hấp, thậm chí gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.  

Bệnh lý dị ứng thực phẩm có thể xảy ra ở nhiều đối tượng không phân biệt độ tuổi, tuy nhiên, hiện nay đang xuất hiện nhiều ở trẻ em. Theo điều tra, có khoảng 6-98% trẻ em dưới 3 tuổi bị dị ứng thực phẩm. Trẻ dị ứng dễ kèm theo biến chứng nguy hiểm nên cần được theo dõi sát sao, điều trị kịp thời.  

Nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm

Nguyên nhân căn bản gây dị ứng thực phẩm là do hệ thống miễn dịch của cơ thể xác định nhầm một số loại thực phẩm hoặc các chất có trong thực phẩm như là tác nhân gây hại. Chính vì thế, hệ thống miễn dịch sẽ ngay lập tức sản sinh ra các tế bào giải phóng các kháng thể immunoglobulin E (IgE) để trung hòa các thực phẩm gây dị ứng hay tác nhân thực phẩm (chất gây dị ứng).

Tiếp tục các lần sau đó, nếu người bệnh ăn phải chính thực phẩm đó dù lượng nhỏ thôi thì các kháng thể IgE cũng sẽ cảm nhận được và đưa tín hiệu đến hệ thống miễn dịch để tạo ra histamine cùng các hóa chất khác vào máu. Và các hóa chất này sẽ gây ra một loạt dấu hiệu dị ứng.  

Triệu chứng của dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm gây ra rất nhiều triệu chứng đặc trưng. Nếu vừa ăn xong một món ăn lạ và gặp các biểu hiện dưới đây cần chú ý theo dõi dị ứng thực phẩm: 

  • Cảm thấy ngứa ran toàn thân hoặc ngứa trong miệng.
  • Bị sưng môi, lưỡi, mặt và nhiều bộ phận khác của cơ thể.
  • Toàn thân bị phát ban, ngứa khó chịu.
  • Có cảm giác nghẹt mũi, khó thở hoặc thở khò khè. 
  • Bị đau bụng kèm tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.
  • Chóng mặt, thấy choáng váng thậm chí bị ngất xỉu.  

Hình ảnh mô tả các biểu hiện điển hình của dị ứng thực phẩm.

Hình ảnh mô tả các dấu hiệu điển hình của dị ứng thực phẩm.

Một số trường hợp bị dị ứng với các thực phẩm đặc biệt gây khó chịu nhưng triệu chứng nhẹ, không quá nghiêm trọng. Ngược lại, có những trường hợp dị ứng nặng dẫn đến sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Các biểu hiện dị ứng thực phẩm kèm nguy cơ bị sốc phản vệ như: Đường hô hấp bị thắt lại, bị thu hẹp; cổ họng sưng, cảm giác có khối u trong cổ, mạch đập nhanh,... 

Đặc biệt, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay nếu có các triệu chứng dị ứng thực phẩm sau đây:  

  • Khản giọng, có khối u trong cổ họng.
  • Bị thở khò khè, khó thở.  
  • Cảm thấy tức ngực.  
  • Ngứa ran ở bàn tay, bàn chân hoặc da đầu.
  • Bị hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp đột ngột, ngất xỉu.  
  • Mạch đập nhanh.

Đối tượng nguy cơ cao bị dị ứng thực phẩm 

Ngoài những nguyên nhân kể trên, dị ứng thức ăn có thể gặp ở đối tượng nguy cơ dưới đây:

  • Tuổi tác: trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi là đối tượng có nguy cơ dị ứng cao hơn người lớn.
  • Người bị hen suyễn: dị ứng thức ăn và hen suyễn là hai yếu tố có thể xảy ra đồng thời. Tình trạng này khá nghiêm trọng và người bệnh cần được điều trị tích cực để cải thiện.
  • Tiền sử gia đình: trong gia đình có người mắc nổi mề đay, chàm hay hen suyễn thì các thành viên có quan hệ cận huyết thống rất dễ bị dị ứng với thức ăn.
  • Người có cơ địa dị ứng: người dị ứng với một loại thức ăn bất kỳ có nguy cơ dị ứng với nhiều loại thực phẩm khác. Biểu hiện lâm sàng ngày càng trầm trọng hơn khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng ở những lần sau.

Những loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất

Có nhiều loại thức ăn gây dị ứng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Người bệnh cần nắm rõ về những thực phẩm phổ biến sử dụng hàng ngày có nguy cơ dị ứng cao để phòng tránh hiệu quả. Bao gồm:

Sữa bò

Nguy cơ dị ứng sữa bò ở trẻ dưới 3 tuổi chiếm 2– 3%. Trong đó, dị ứng IgE (dị ứng qua trung gian) thường gặp nhất và có khả năng tiến triển nặng gây nguy hiểm cho cơ thể. 

Phản ứng đầu tiên của người bệnh khi dị ứng với sữa bò đó là phù nề, mề đay, nổi mẩn đỏ. Triệu chứng xuất hiện sau vài phút đến dưới 2 giờ ăn sữa. Trong trường hợp này, cha mẹ nên tránh cho trẻ sử dụng đồ ăn, thức uống từ sữa bò như:

  • Sữa bột.
  • Sữa tươi.
  • Pho mát.
  • Sữa chua.

Đối với trẻ nhỏ còn bú sữa, mẹ cũng cần tránh sử dụng các loại thực phẩm trên. Bởi dưỡng chất có thể hấp thu qua sữa mẹ gây dị ứng cho con.

Trứng

Dị ứng trứng thường gặp ở trẻ em. Nhiều người dị ứng với lòng trắng và không bị ảnh hưởng bởi lòng đỏ trứng. Một số ít trường hợp dị ứng suốt đời nhưng đa số là biến mất sau khi trưởng thành. Tuy nhiên, khi đã bị dị ứng với trứng thì nên tránh sử dụng trứng và các chế phẩm từ trứng để phòng ngừa dị ứng.

Các loại hạt

Dị ứng với các loại hạt có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tình trạng dị ứng này có thể kéo dài từ nhỏ đến suốt đời. Đối với những trường hợp tử vong, sốc phản vệ chiếm tỷ lệ khá cao lên đến 50%. Người bị dị ứng với một loại hạt sẽ có nguy cơ cao với các loại hạt khác. Bao gồm:

  • Dị ứng hạt sen.
  • Dị ứng quả óc chó.
  • Dị ứng hạt dẻ.
  • Dị ứng hạt điều.
  • Dị ứng hạt hạnh nhân...

Các loại động vật có vỏ

Dị ứng thức ăn từ các loại động vật có vỏ khá nguy hiểm và thường kéo dài đến suốt đời. Triệu chứng dị ứng trong trường hợp này tiến triển nhanh và rất dễ nhận biết. 

Dị ứng động vật giáp xác là gặp nhiều nhất, sau đó mới đến động vật hai vỏ, thân mềm. Bao gồm:

  • Dị ứng tôm
  • Dị ứng cua
  • Dị ứng ba ba
  • Dị ứng bạch tuộc
  • Dị ứng mực…

Đậu nành

Đậu nành có nguy cơ gây dị ứng khoảng 0,4% ở lứa tuổi trẻ em. Trong số đó, 70% trẻ sẽ tự hết sau khi trưởng thành. 

Những người bị dị ứng đậu nành có thể nhạy cảm với các loại thực phẩm tương tự như: Các loại hạt, dị ứng đậu đỏ, đậu năng… Vì thế, việc loại bỏ hoàn toàn các loại đậu ra khỏi chế độ ăn là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Dị ứng cá thường gặp ở 2% người trưởng thành. Trong đó, dị ứng cá lóc, cá tuyết, cà hồi, cá ngừ… được cảnh báo nhiều hơn cả. Với những ai có tiền sử dị ứng với cá cần tránh chạm vào cá hay sử dụng các loại thực phẩm có thành phần từ cá.

Biện pháp chẩn đoán dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm được chẩn đoán nhờ các biện pháp dưới đây:

  • Bệnh nhân miêu tả lại các triệu chứng, kể rõ tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình.  
  • Người bệnh ghi lại các loại thực phẩm đã ăn, thói quen ăn uống.
  • Bác sĩ kiểm tra thể chất, thăm khám da.
  • Xét nghiệm máu (kiểm tra lượng kháng thể immunoglobulin E ) để đo lường phản ứng của hệ miễn dịch. 
  • Thử nghiệm một vài thực phẩm để kiểm tra. 

Phương pháp điều trị dị ứng thực phẩm  

Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khi đã thăm khám và xác định được chính xác dấu hiệu, nguyên nhân và triệu chứng bệnh. Thực tế, hiện chưa có cách chữa khỏi dị ứng thực phẩm, phương pháp điều trị chính là giảm nhẹ triệu chứng của phản ứng dị ứng thực phẩm gây ra.

  • Thuốc không kê toa hoặc các thuốc kháng histamin (như chlopheniramin, alimerazin, cyclizin, meclizin, terfenadin, astemizol…): Giúp làm giảm nhanh các triệu chứng dị ứng thực phẩm dạng nhẹ.  
  • Thuốc giãn phế quản (như salmeterol, salbutamol dạng hít): Mục đích nhằm giảm tình trạng co thắt phế quản, giúp người bệnh dễ thở hơn.  
  • Thuốc corticoid (Dạng hít: beclomethazon, fluticazon; dạng xịt: mometason, budesonide): Mục đích kháng viêm, giảm phù nề, giảm các cơn co thắt ở phế quản.  
  • Thuốc Epiephrin: Chống suy tim mạch cấp, nâng huyết áp (Áp dụng với trường hợp suy hô hấp). Thuốc này thường được dùng trong các trường hợp dị ứng thực phẩm có triệu chứng nghiêm trọng.

Phòng tránh dị ứng thực phẩm

Để phòng tránh dị ứng thực phẩm, điều quan trọng nhất là bạn cần trang bị những hiểu biết về các nhóm thực phẩm, từ đó tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng. Đồng thời hãy chú ý: 

  • Tuyệt đối tránh thực phẩm đã từng gây ra cho bạn các dấu hiệu của dị ứng. 
  • Khi sử dụng các sản phẩm ăn uống nên đọc kỹ nhãn mác, đặc biệt, xem kỹ thành phần của sản phẩm. Bởi có một số chất gây dị ứng như đậu phộng, trứng, sữa có thể xuất hiện trong các sản phẩm bình thường không liên quan với những chất này.  
  • Giữ gìn vệ sinh cho bản thân, trẻ nhỏ để loại bỏ các chất gây dị ứng trong môi trường (ví dụ lông mèo, phấn hoa,...). 

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đơn vị uy tín chuyên thăm khám và điều trị dị ứng thực phẩm. Với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn sẽ chẩn đoán và phát hiện chính xác vấn đề dị ứng. Cùng với đó là quy trình nhanh gọn, khẩn trương giúp khách hàng yên tâm trong quá trình thăm khám.

Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch.

523

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám