Phương pháp điện não đồ (EEG): Ứng dụng và quy trình thực hiện

Thu Hiền

25-07-2023

goole news
16

Những dao động điện thế sẽ được ghi lại dưới dạng sóng và có những biểu hiện khác nhau ở mỗi bệnh lý thần kinh. Căn cứ vào kết quả điện não đồ các bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp cho từng loại bệnh lý. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ thuật y tế hiện đại này nhé!

Điện não đồ là gì?

Điện não đồ (Electroencephalogram - EEG) là một kỹ thuật được sử dụng nhiều trong y học để tiến hành thăm khám, đo lường các loại sóng điện cũng như hoạt động điện bên trong não bộ. 

EEG cũng được coi như một dạng xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. Thông qua các tấm điện cực kim loại dán vào vùng da đầu sẽ tạo ra xung điện giúp tế bào não có thể giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các bác sĩ sẽ đặt tấm điện cực trong chất não hay bề mặt của vỏ não.

Điện não đồ là kỹ thuật sử dụng nhiều trong thăm khám các sóng điện hoạt động bên trong bộ não Điện não đồ là kỹ thuật sử dụng nhiều trong thăm khám các sóng điện hoạt động bên trong bộ não

Các điện cực này sẽ giúp biến đổi hoạt động điện thành sóng não. Một máy đa âm chịu trách nhiệm ghi lại những đợt sóng não đó và truyền tới màn hình của máy tính. Electroencephalogram có 4 loại sóng cơ bản bao gồm:

  • Alpha: Tần số 8 - 13 Hz, biên độ 20 - 100 microvolt, có dạng giống hình sin. Loại sóng này phân bố rõ vùng đỉnh, thái dương sau và chẩm. 
  • Theta: Tần số 4 - 7.5 Hz, biên độ từ 30 - 60 microvolt. 
  • Beta: Tần số lớn hơn 13 Hz, biên độ < 29 microvolt, trội tại vùng trán - trung tâm. 
  • Delta: Tần số < 4Hz, biên độ cao. 

Ngoài ra, EEG cũng có tồn tại sóng nhiễu gồm:

  • Sóng nhiễu sinh lý: Nhiễu điện tim, cử động mắt, hô hấp, mồ hôi, nhiễu điện cơ,...
  • Sóng nhiễu không sinh lý: Do yếu tố môi trường, thiết bị hay điện cực. 

Điện não đồ để làm gì?

Bên cạnh đó, điện não đồ cũng là một kỹ thuật phổ biến, hiệu quả giúp người bệnh phát hiện được những rối loạn chức năng của não bộ trong các bệnh lý thần kinh. Một cuộc ghi điện não - EEG cơ bản thường diễn ra trong khoảng 45 phút, cũng có thể mất khoảng từ 30 - 90 phút. Bác sĩ sẽ căn cứ vào các hình ảnh đó để tìm ra được dấu hiệu bất thường dẫn tới co giật cũng như bệnh lý liên quan tới não.

Electroencephalogram được chỉ định sử dụng trong các trường hợp để:

  • Kiểm tra, chẩn đoán cũng như theo dõi các biểu hiện động kinh hay rối loạn co giật. 
  • Chẩn đoán tình trạng chết não. 
  • Đánh giá mức độ đã thực hiện gây mê của người bệnh. 
  • Chẩn đoán các bệnh lý liên quan khác như: U não, chấn thương vùng đầu, rối loạn chức năng của não, viêm não, hay đột quỵ, rối loạn giấc ngủ cũng như sa sút về trí tuệ,...

Đo điện não đồ có ảnh hưởng gì không?

Rất nhiều người có tâm lý lo lắng khi thực hiện kỹ thuật Electroencephalogram. Tuy vậy, thực tế các bạn hoàn toàn có thể an tâm bởi đây là kỹ thuật chẩn đoán an toàn và không có hại cho sức khỏe. 

Đo điện não sẽ không có bất kỳ dòng điện nào được truyền vào cơ thể của người bệnh trong suốt quá trình thực hiện đo. Bản chất của phương pháp chỉ ghi lại các hoạt động điện của não. Do đó, các bạn có thể an tâm thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. 

Một số người có thể bị ngứa hoặc đỏ tại vị trí gắn điện cực. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ biến mất trong vài giờ. Những trường hợp bị co giật khi điện não chỉ diễn ra ở những người mắc bệnh động kinh. Nhìn chung phương pháp an toàn và phù hợp với số đông. 

Phương pháp ghi điện não đồ

Điện não đồ được thực hiện bởi quy trình chuẩn y khoa, được giám sát chặt chẽ bởi đội ngũ bác sĩ. Electroencephalogram sẽ gồm các quy trình như sau:

Đo điện não thường quy

Quy trình được thực hiện trong vòng khoảng 20 phút. 

  • Bước 1: Người bệnh sẽ nhắm mắt, nằm thư giãn từ 3- 4 phút. 
  • Bước 2: Thực hiện biện pháp nhắm mở mắt. Cụ thể, nhắm mắt trong 10s và nhắm mắt lại. 
  • Bước 3: Tiếp đó, nghỉ trong 5 phút sau khi nhắm mở mắt sẽ hít thở sâu (tăng không khí) trong 3 phút. 
  • Bước 4: Thực hiện biện pháp kích thích ánh sáng. 
  • Bước 5: Kết thúc quá trình ghi điện não - EEG bằng việc cho người bệnh thực hiện thao tác nhắm/mở mắt thêm 1 lần cuối. Công dụng của biện pháp này giúp xác định tình trạng ức chế nhịp Alpha khi người bệnh mở mắt và tình trạng thức tỉnh của người bệnh. 

Quá trình đo điện não thường quy diễn ra khoảng 20 phútQuá trình đo điện não thường quy diễn ra khoảng 20 phút 

Trong những phương pháp đo điện não, điện não - EEG thường quy được sử dụng phổ biến nhất trong ngành y. Áp dụng kỹ thuật này các bác sĩ sẽ dùng nhiều loại điện cực khác nhau tùy theo thời gian, đối tượng, mục đích đo điện não. 

Kỹ thuật hoạt hóa thường quy

Áp dụng nghiệm pháp hoạt hóa thường quy là cách gợi ra các hoạt động dạng động kinh. Kỹ thuật áp dụng chẩn đoán bệnh với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh động kinh:

  • Tăng thông khí - Hyperventilation: Thao tác được thực hiện trong vòng 3 phút, không thực hiện nghiệm pháp này cho những người đang có bệnh lý như: Phổi tắc nghẽn mãn tính, tim mạch nặng, hay bệnh lý mạch máu não nặng. 
  • Kích thích ánh sáng - Photic stimulation: Ban đầu cho tần số kích thích 3 chu kỳ/giây, rồi tăng dần tới 30 chu kỳ/giây. Thời gian thích hợp để kích thích 1 tần số là 10s. Thời gian nghỉ giữa hai lần tần số kích thích là 10s. Khi bệnh nhân có phản ứng co giật ánh sáng sẽ dừng lại ngay. 

Điện não đồ video

Để đạt được hiệu quả trong điều trị và tiên lượng bệnh động kinh cần có chẩn đoán chính xác về thể động kinh, nguyên nhân gây bệnh. Vì thế điện não đồ video được các bác sĩ ưu tiên sử dụng. Đây là phương pháp phổ biến trong điều trị động kinh không cần dùng thuốc, phẫu thuật. 

Điện não video là công cụ hỗ trợ tích cực không chỉ riêng trong chẩn đoán xác định mà còn giúp phân loại động kinh hiệu quả. Đặc biệt, công cụ này còn giúp loại trừ trường hợp giả động kinh. 

Ghi điện não kết hợp với quay video cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp những biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân trong suốt cơn động kinh. Bên cạnh đó là các thay đổi bệnh lý trên điện não - EEG. Hơn nữa, phương thức này cũng cho phép phân biệt rối loạn không phải nguồn gốc động kinh như bệnh: Rối loạn phân ly, chứng bệnh chân không nghỉ hay cử động chi trong khi ngủ có chu kỳ,...

Điện não đồ giấc ngủ

Đối với người bình thường, não sẽ phát tín hiệu tới từ tế bào não, tế bào thần kinh giúp dẫn truyền thông tin. Những tín hiệu điện này đều có thể được phát hiện và ghi lại bởi điện não - EEG. Phương pháp được ứng dụng dành cho những người bệnh có triệu chứng động kinh. 

Để thực hiện đo điện não, kỹ thuật viên sẽ dán điện cực nhỏ lên phần da đầu của bệnh nhân. Những điện cực này sẽ được kết nối với máy điện não qua các dây điện. Máy sẽ thực hiện nhiệm vụ phát hiện cũng như khuếch đại tín hiệu điện ghi lại lên một tờ giấy. 

Có nhiều phương pháp để kiểm tra chỉ số điện não đồ khác nhauCó nhiều phương pháp để kiểm tra chỉ số điện não đồ khác nhau

Điện cực sau khi thực hiện để đo sẽ được tháo ra. Đối với kỹ thuật đo Electroencephalogram sẽ kéo dài trong khoảng 30 phút khi người bệnh đã ngủ. Trong suốt quá trình tiến hành, bệnh nhân sẽ được yêu cầu ngồi trên chiếc ghế hay nằm trên ghế dài. Có thể kết hợp đo điện não giấc ngủ cùng điện não thường quy để phát hiện thêm các bất thường thông qua một số nghiệm pháp như: Hít thở sâu và kích thích ánh sáng. 

Cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành điện não đồ?

Để có được kết quả đo Electroencephalogram chính xác nhất chỉ trong lần thực hiện đầu tiên, người bệnh cần lưu ý tới những điều sau:

Trước khi đo

  • Gội đầu sạch sẽ và làm khô tóc vào đêm trước khi thực hiện đo điện não. Phần da đầu cần phải được làm sạch hỗ trợ giảm trở kháng vị trí tiếp xúc giữa điện cực và da đầu < 5kohm. 
  • Trước khi đặt các điện cực có chân hoặc điện cực dán thì
  • Không sử dụng hóa chất bảo vệ tóc như: gel tạo nếp tóc, tinh dầu dưỡng tóc,...Các sản phẩm này có thể khiến cho việc cố định điện cực lên da dầu sẽ gặp nhiều khó khăn. 
  • Không dùng các chất kích thích hệ thần kinh: Rượu, bia, chè, cafe,... ít nhất 8h trước khi tiến hành đo. 
  • Thông báo với bác sĩ để có trao đổi cụ thể nếu người thực hiện đang đặt máy tạo nhịp tim hay đang dùng thuốc. Bệnh nhân có thể phải dừng dùng thuốc an thần trước đó 3 ngày. Tuy nhiên, đối với người đang dùng thuốc chống động kinh thì không bắt buộc phải ngừng. 
  • Nếu thực hiện đo điện não đồ giấc ngủ người thực hiện cần thức khuya, dậy sớm vào buổi sáng (Ngủ sau 12h đêm và thức dậy vào 3h sáng). Đồng thời, bạn không được phép ngủ trong thời gian chờ thực hiện đo điện não. 
  • Tuyệt đối tuân thủ lời dặn của bác sĩ khi được nhận lời khuyên đo điện não. 

Trong khi đo

Trong suốt quá trình đo Electroencephalogram người thực hiện nên ngồi yên thư giãn để hợp tác tốt với bác sĩ khi thực hiện. Trường hợp bệnh nhi nên có người nhà ngồi bên cạnh để trẻ an tâm, không hoảng sợ hoàn thành thời gian đo. 

Người nhà cần chú ý tới những thay đổi bất thường của người bệnh trong khi thực hiện để thông báo kịp thời tới bác sĩ. Kỹ thuật viên sẽ có hướng xử lý kịp thời để không làm ảnh hưởng tới kết quả đo. 

Khi đo điện não đồ người bệnh cần giữ yên tư thế để kết quả đo chính xác hơn 

Sau khi đo

Kỹ thuật viên giúp người bệnh tháo gỡ điện cực hoặc mũ trùm. Thực tế, nếu không thực hiện gây mê phần lớn người bệnh sau khi đo điện não thường có chung biểu hiện như đau đầu hoặc choáng. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này không quá nguy hiểm và sẽ dần biến mất. Các bạn có thể nhanh chóng trở lại với sinh hoạt bình thường. 

Ngay sau khi đo nên nghỉ ngơi tại chỗ cho tới khi ổn định. Tuyệt đối không ngồi dậy và di chuyển ngay sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và không thể giữ thăng bằng. Trường hợp có gây mê không nên tự lái xe vì thuốc an thần cần thời gian để hết tác dụng. 

Kết quả điện não đồ bình thường là như thế nào?

Hoạt động điện của não bộ hiện diện trên bản ghi điện não đồ dưới dạng hình sóng. Thông thường, khi thức các mẫu sóng điện của não sẽ di chuyển nhanh hơn khi ngủ. Điện não bình thường tùy theo từng đối tượng sẽ có những thể hiện khác nhau như:

Kết quả điện não bình thường đối với người lớn

  • Nhịp trội phía sau tần số 8.5 - 11Hz.
  • Các hoạt động nhanh.
  • Tần số thấp ở những chuyển động phía trước. 

Kết quả điện não bình thường đối với trẻ em

  • Tần số xuất hiện thấp hơn ở nhịp trội phía sau. 
  • Biên độ cao hơn và đôi khi xuất hiện sóng chậm ở phía sau. 

Điểm bất thường trên điện não đồ thường gặp 

Trong quá trình đo điện não có một số điểm bất thường thường gặp cần lưu ý như:

Bất thường về biên độ

  • Điện não đẳng điện. 
  • Biên độ thấp cục bộ do tổn thương vùng vỏ não, choán chỗ trong/ngoài hộp sọ. 
  • Bệnh nhân lo lắng, bất an sẽ làm giảm tính đồng bộ của hoạt động vỏ não. Từ đó, dẫn tới biên độ thấp lan tỏa. Nếu có tổn thương vỏ não hay rối loạn chức năng vỏ não cũng gây ra tình trạng tương tự.
  • Hoạt động beta có biên độ cao. Qua đó, làm tăng độ nhọn của các sóng khiến biên độ tăng cục bộ vị trí trong khuyết sọ. 

Sóng chậm

Tổn thương cấu trúc vùng não thường liên quan tới các hoạt động động kinh. Hoặc có thể do bệnh lý não làm xuất hiện sóng chậm. 

Hoạt động có chu kỳ

  • Hoạt động có chu kỳ toàn thể: Xuất hiện trong trường hợp bệnh não chuyển hóa, thiếu oxy hay tình trạng ngộ độc hoặc bệnh bò điên. 
  • Hoạt động có chu kỳ khu trú tại một bên bán cầu, đôi khi có xuất hiện độc lập tại hai bên bán cầu. Những tổn thương não như đột quỵ, viêm não hay trường hợp động kinh lâu năm đều có thể xuất hiện bất thường này. 
  • Trường hợp có bệnh não nặng sẽ có 2 dạng: Dạng bùng nổ - ức chế hay ức chế - bùng nổ. 

Động kinh

Điện não đồ sẽ cho kết quả có phóng điện dạng động kinh hay không, toàn thể khu trú, vị trí ở đấu. Gai sóng nhọn, phức hợp gai - sóng, đa gai, đa sóng nhọn - sóng, đa gai - sóng chậm, đa gai sóng nhọn - sóng chậm và phức hợp gai - sóng chậm. 

Nhìn chung, kết quả điện não bất thường là do:

  • Động kinh hay những rối loạn co giật đặc biệt khác. 
  • Chảy máu bất thường (bệnh nhân bị rối loạn chảy máu).
  • Rối loạn giấc ngủ. 
  • Khối u.
  • Viêm não.
  • Mô chết do tình trạng tắc nghẽn lưu lượng máu. 
  • Chứng đau nửa đầu
  • Lạm dụng rượu hay ma túy. 
  • Chấn thương tại vùng đầu (chấn thương sọ não).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả bất thường khi đo điện não đồ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả bất thường khi đo điện não đồ 

Như vậy, thông qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây đã giúp các bạn hiểu được điện não đồ là gì cùng các kiến thức liên quan tới phương pháp này. Đây là kỹ thuật y tế chất lượng, hiện đại mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ khi thực hiện để có được kết quả chính xác.

Mọi thông tin liên quan hãy liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ tận tình! Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.

 



BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,337

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám