Đừng chủ quan với căn bệnh động kinh

Thiên Hương

14-01-2023

goole news
16

Theo tổ chức y tế thế giới, bệnh động kinh được coi là thách thức với nền y học hiện đại vì có nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh có thể hoàn toàn phục hồi. Bài viết dưới đây, bệnh viện Phương Đông sẽ cung cấp những thông tin tổng quan nhất về căn bệnh này nhé! 

Bệnh động kinh là gì? 

Động kinh là hiện tượng rối loạn hệ thống thần kinh do sự phóng điện đột ngột của nơ-ron trong vỏ não. Sự kích thích nào ở các vùng khác nhau sẽ gây những biểu hiện khác nhau. Nhiều người cho rằng triệu chứng rõ nhất của động kinh là co giật, tuy nhiên người bệnh sẽ có những biểu hiện như sùi bọt mép, mất ý thức, co cứng chân tay….

Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh

Theo các chuyên gia, phần lớn những ai mắc bệnh động kinh đều do một trong những yếu tố sau đây: 

  • Yếu tố di truyền

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại động kinh liên kết với các gen cụ thể. Tuy nhiên, các gen này chỉ khiến người bệnh nhạy cảm hơn và lên cơn động kinh khi bị môi trường tác động. Nói một cách khác, gen chỉ là yếu tố tác động chứ không phải yếu tố quyết định gây bệnh động kinh

Gen chỉ là yếu tố tác động chứ không gây bệnh.

Gen chỉ là yếu tố tác động chứ không gây bệnh.

  • Chấn thương sọ não

Nếu người bệnh từng bị tai nạn ảnh hưởng đến não có thể đây là nguyên nhân gây bệnh. 

  • Những bệnh gây tổn thương não

 Những tổn thương ở não làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh. Vì vậy, nếu bệnh nhân có tiền sử bị đột quỵ, viêm màng não, cấu trúc não bất thường, xuất hiện khối u trong não sẽ dễ lên cơn động kinh. 

  • Chấn thương từ bào thai

Trẻ em dễ mắc bệnh động kinh khi còn nằm trong bụng mẹ do hệ miễn dịch còn yếu và rất nhạy cảm với những tổn thương ở não. Khi mẹ bầu bị nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng,...có thể trẻ sinh ra sẽ bị bệnh.

  • Rối loạn phát triển

Một số bệnh lý liên quan đến rối loạn phát triển như tự kỉ, u sợi thần kinh sẽ gây động kinh. 

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết chứng động kinh

Động kinh được chia làm 2 dạng là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể. 

Động kinh cục bộ

Đây là tình trạng một phần trong não có hoạt động bất thường, thường được gọi là động kinh khu trú (một phần). Động kinh cục bộ được chia làm 2 dạng là động kinh cục bộ đơn giản và động kinh cục bộ phức tạp.

  • Động kinh cục bộ đơn giản: bệnh nhân sẽ có biểu hiện bị co cứng hay co giật ở một phần cơ thể, thị giác và khứu giác trở nên bất thường, có cảm giác lo sợ điều gì. Ngoài ra, người bệnh còn khó chịu vùng dạ dày và cảm giác chóng mặt.
  • Động kinh cục bộ phức tạp: đây là tình trạng nặng hơn, người bệnh không ý thức được cơn động kinh đang xảy ra. Biểu hiệu thường gặp là họ nhìn chằm chằm, đờ đẫn. Bên cạnh đó, họ sẽ liên tục lặp lại những hành vi vô nghĩa như xoa tay, xoa đầu, đi qua đi lại,... Khi cơn động kinh qua đi, họ không hề nhớ những gì xảy ra. 

Động kinh toàn thể

Tình trạng này xuất hiện khi hoạt động lên cơn động kinh ảnh hưởng đến toàn thể não bộ. Hiện nay, các bác sĩ đã chỉ ra 6 dạng của chứng động kinh toàn thể, bao gồm: 

  • Cơn co cứng: Người bệnh thường bị căng cứng ở vị trí lưng, cánh tay, chân nên có nguy cơ đột ngột bị quỵ xuống đất và té ngã.
  • Cơn động kinh vắng ý thức: đây là loại thường xảy ra ở trẻ nhỏ với dấu hiệu nhìn chằm chằm vào khoảng không hoặc chuyển động nhỏ như máy môi, chớp mắt. Cơn động kinh này sẽ khiến trẻ bị mất nhận thức tạm thời trong 5 - 15 giây.
  • Cơn động kinh giật cơ: Bệnh nhân sẽ xuất hiện những các đợt giật ngắn, đột ngột. 
  • Cơn động kinh co giật: Trường hợp này sẽ xuất hiện với những cơn co giật lặp lại nhiều lần ở phần cổ, cánh tay và mặt. 
  • Cơn động kinh co cứng – co giật: Đây là dạng động kinh dễ gặp ở người trưởng thành. Lúc này, bệnh nhân sẽ bị mất ý thức, mất cân bằng kèm theo những tiếng kêu la. Khi đó, những cơn co giật mất kiểm soát từ tay, chân bắt đầu xuất hiện. Thậm chí, có nhiều tình huống, người bệnh tự cắn lưỡi, mất kiểm soát bàng quang, sùi bọt mép. 
  • Cơn động kinh mất trương lực cơ: biểu hiện thường thấy là sự mất kiểm soát cơ bắp của người bệnh dẫn đến bị té ngã. 

Người bệnh dễ bị co cứng cơ và dễ bị té ngã.

Người bệnh dễ bị co cứng cơ và dễ bị té ngã.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lý động kinh

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này, dưới đây là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh động kinh cao: 

  • Những người già và trẻ em là hai đối tượng mắc bệnh phổ biến nhất. Đáng chú ý, tỷ lệ trẻ em dưới 10 tuổi mắc bệnh chiếm khoảng 40%, động kinh xuất hiện dưới 20 tuổi chiếm khoảng 50% và xu hướng này tăng lên sau 60 tuổi. 
  • Những đối tượng có vấn đề về não như bị chấn thương não, tổn thương não do tai nạn hoặc khi còn trong bụng mẹ, viêm tủy sống, viêm não,...
  • Những ai có người thân mắc bệnh động kinh.
  • Những người già bị bệnh sa sút trí tuệ (Dementia) dễ lên cơn động kinh do biến chứng của bệnh.
  • Động kinh thời thơ ấu: bệnh động kinh ở trẻ em phát triển khi bị co giật kéo dài do sốt cao, bị tổn thương não hoặc tiền sử gia đình có người bị chứng động kinh. 

Con đường lây nhiễm của bệnh

Bệnh này hiện nay đã gây ra nỗi ám ảnh và những lầm tưởng cho nhiều người. Từ đó, không ít người đặt ra câu hỏi: “Bệnh động kinh có lây không?” 

Thực chất, bệnh động kinh bắt nguồn từ sự phóng điện đột ngột quá mức từ vỏ não hoặc qua vỏ não của nhóm noron, gây rối loạn thần kinh trung ương. Cho đến hiện tại, người ta vẫn chưa tìm ra con đường lây lan của căn bệnh này. 

Ngoài ra, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã nhận định đây là một bệnh mạn tính không lây nhiễm vì vậy bạn có thể yên tâm rằng căn bệnh này không lây từ người bệnh sang người khoẻ mạnh. 

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý động kinh

Liệu bệnh động kinh có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, nếu không được chữa trị, người bệnh sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khi lên cơn. 

  • Đối với trẻ sơ sinh bị động kinh: nhiều nguy cơ xảy ra như chu sinh, dị tật bẩm sinh, xuất huyết não, giảm đường máu, rối loạn chuyển hoá. 
  • Thanh thiếu niên bị động kinh, đặc biệt là động kinh thể vắng: khi bệnh động kinh lên cơn sẽ làm mất khả năng tập trung gây ra tình trạng học tập sa sút nghiêm trọng. Ngoài ra, họ sẽ dễ dàng bị tai nạn, té ngã khi lên cơn đột ngột thậm chí bị đuối nước khi bơi.
  • Đối với người trưởng thành: nguy cơ của động kinh càng nguy hiểm hơn khi họ đang điều khiển giao thông, khi bơi,... vì khi động kinh xảy ra sẽ khiến người bệnh suy giảm ý thức và gây ra những tình huống nguy hiểm tính mạng. 
  • Đối với phụ nữ: Bệnh động kinh ở phụ nữ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, gia đình và thiên chức làm mẹ. 
  • Đối với thai phụ: họ thường lo sợ liệu bệnh động kinh có di truyền không. Tỉ lệ thai nhi trong bụng bị di truyền là 5%, nếu ba mắc bệnh thì tỉ lệ là 2 - 4%.
  • Đối với người già: nhiều người lo lắng sống chung với bệnh động kinh sống bao lâu. Khi động kinh xảy ra dễ gây đột quỵ, liệt nửa người, suy giảm trí nhớ. Những ai đang mắc bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ) lại càng khó phục hồi về trạng thái bình thường, trí nhớ ngày càng bị suy giảm. 

Bệnh nhân nguy hiểm của bệnh động kinh.

Bệnh nhân nguy hiểm của bệnh động kinh.

Biện pháp chẩn đoán căn bệnh động kinh 

Hiện nay, các bệnh viện tại Việt Nam đã có phương pháp chẩn đoán bệnh bằng việc thực hiện khám lâm sàng trước, sau đó kết hợp với nhiều kỹ thuật hiện đại để đưa ra kết quả chính xác. 

Khám lâm sàng: 

  • Xem xét về tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. 
  • Tiến hành kiểm tra hành vi, kỹ năng vận động của người nghi mắc bệnh để xác định đúng dạng động kinh.
  • Xét nghiệm máu: Từ kết quả xét nghiệm máu, những dấu hiệu như nhiễm trùng, yếu tố di truyền và một số rối loạn khác liên quan đến bệnh sẽ được xác định. 

Thực hiện xét nghiệm

Để cho ra kết quả đúng nhất, bác sĩ sẽ thực hiện nhiều thủ tục xét nghiệm sau khi thăm khám lâm sàng: 

  • Điện não đồ (EEG): bác sĩ sẽ theo dõi sự thay đổi trong mô hình sóng não, khi bình thường và khi phát bệnh. Đây là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để ghi lại hoạt động điện của não để chẩn đoán bệnh. 
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) quét: bác sĩ sẽ xem xét hình ảnh não khi được cắt ngang và những tổn thương của não như khối u hay hiện tượng chảy máu não.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): là phương pháp sử dụng sóng vô tuyến và nam châm để nhìn chi tiết về bộ não và phát hiện những tổn thương trong não. 

Phương pháp điều trị

Điều trị bằng thuốc 

  • Việc uống thuốc được bác sĩ kê đơn để ổn định tâm lý, chống sự co giật từ các cơ. Ban đầu, thuốc được kê toa bao gồm một loại để theo dõi tình trạng hấp thụ của bệnh nhân. Sau đó, tuỳ theo kết quả mà lượng thuốc sẽ tăng hay giảm để phù hợp với thể trạng người bệnh.
  • Những người bị động kinh sẽ được chỉ định uống thuốc chống co giật (còn được gọi là thuốc chống động kinh). Nếu tình trạng co giật không xuất hiện thì người lớn có thể ngưng dùng thuốc sau 2 năm. 
  • Lưu ý về một số tác dụng phụ của thuốc chống co giật như mệt mỏi, chóng mặt, tăng cân, phát ban trên do, vấn đề về lời, rối loạn trí nhớ và suy nghĩ. 

Thuốc được kê toa để theo dõi tình trạng bệnh nhân.

Thuốc được kê toa để theo dõi tình trạng bệnh nhân.

Phẫu thuật

Khi thuốc không thể kiểm soát được bệnh động kinh phẫu thuật mới được phép diễn ra. Trong khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ phần nào gây ra cơn động kinh.

Biện pháp phòng ngừa bệnh 

Muốn phòng tránh căn bệnh này hãy bắt đầu từ việc thay đổi thói quen sinh hoạt của bạn một cách lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh. Sau đầy là 6 thói quen giúp bạn tránh động kinh: 

Bổ sung thực phẩm chứa chất xơ

Việc bổ sung chất xơ như rau lang, mồng tơi, rau đay, cà rốt, tảo biển, chuối, khoai lang,...sẽ giảm tình trạng đau đầu, suy nhược cơ thể được cải thiện rõ rệt.. 

Uống nước nhiều (vừa đủ)

Theo các nhà nghiên cứu thì người bệnh nên uống từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày để cải thiện tình trạng run chân tay, lưu thông khí huyết. Nhưng nên uống một lượng vừa đủ, không nên uống từ 4 - 5 lít nước mỗi ngày. 

Hạn chế đồ cay nóng

Những thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạc, tỏi, các đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ,... sẽ khiến bệnh tình của người bệnh tiến triển xấu đu. Đáng chú ý là khi ăn nhiều đồ cay nóng sẽ khiến người chưa phát bệnh hoặc đã chữa khỏi có nguy cơ tái phát nhanh chóng. 

Không sử dụng mọi loại chất kích thích

Một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng mắc bệnh động kinh cũng như động kinh tái phát là sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe,... Với những ai đang bị bệnh, sử dụng chất kích thích sẽ làm bệnh phát triển nhanh hơn. 

Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu 1 tư thế

Đứng hoặc ngồi quá lâu khiến khí huyết khó lưu thông, máu dồn ứ ở tĩnh mạch và dây thần kinh bị ảnh hưởng gây ra bệnh động kinh. Do đó, dù tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi trong nhiều giờ nên thay đổi tư thế khoảng 1 tiếng/ lần để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tích cực vận động nhẹ nhàng hàng ngày

Những người mắc bệnh động kinh được khuyên nên vận động nhẹ như đi bộ, bơi lội, cầu lông,...để giúp động ruột hoạt động tốt, hạn chế sự phát triển của bệnh. 

Vận động nhẹ nhàng giúp hạn chế sự phát triển của bệnh.

Vận động nhẹ nhàng giúp hạn chế sự phát triển của bệnh.

Ngoài ra, thể dục thể thao hàng ngày giúp lưu thông khí huyết phòng ngừa các bệnh tim mạch và xương khớp. giảm tình trạng béo phì. Bệnh nhân tuyệt đối không nên chơi những môn thể thao có cường độ cao như cử tạ, đá bóng, erobic vì sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng. 

Động kinh là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, xuất hiện ở nhiều độ tuổi đặc biệt là trẻ em, người trưởng thành và người già sau 60 tuổi. Trong nhiều trường hợp nếu không được điều trị sớm sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho bản thân và tạo gánh nặng cho gia đình. 

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông luôn đồng hành cùng bạn trong việc thăm khám và giải đáp thắc mắc. Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn và thăm khám riêng, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn đặt lịch.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,319

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám