Phương pháp điều trị loãng xương đạt hiệu quả cao

Thu Hiền

01-03-2024

goole news
16

Loãng xương nếu không được phát hiện từ sớm và điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh. Chính vì vậy, khi có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và có phương án điều trị loãng xương phù hợp.

Loãng xương có chữa được không?

Loãng xương là tình trạng rối loạn quá trình tái tạo xương và huỷ xương khiến cho mất độ xương giảm. Vì vậy, xương trở nên yếu, giòn và dễ gãy. Tuy nhiên, loãng xương không có những triệu chứng bệnh rõ ràng mà chỉ được phát hiện khi gãy xương khi có va chạm, dù là va chạm nhỏ. 

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Người cao tuổi, phụ nữ mãn kinh, gia đình có tiền sử mắc bệnh, lối sống thiếu lành mạnh, chế độ ăn không khoa học,....Không những thế, hiện nay loãng xương đang có xu hướng trẻ hoá. Chính vì vậy, bất cứ ai trong chúng ta đều không nên chủ quan trước những dấu hiệu nghi ngờ bệnh. 

Đối với người được chẩn đoán bị loãng xương, điều quan tâm lớn nhất là "Liệu loãng xương có chữa được không?". Bệnh loãng xương có thể điều trị làm giảm triệu chứng của bệnh và ngăn quá trình tiến triển của bệnh. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. 

Nếu bị loãng xương chỉ có thể cải thiện được tình trạng loãng xương chứ không thể hoàn toàn phục hồi khối lượng xương ban đầu. Tuy nhiên, người bệnh có thể phục hồi xương từ từ sau quá trình điều trị bệnh. 

Người bệnh có thể phục hồi một phần cấu trúc của xương sau điều trịNgười bệnh có thể phục hồi một phần cấu trúc của xương sau điều trị

Phác đồ điều trị loãng xương 

Điều trị loãng xương bằng thuốc

Thuốc điều trị loãng xương có thể bổ sung nếu trong chế độ ăn không đáp ứng đủ (sử dụng hàng ngày trong quá trình điều trị loãng xương)

  • Canxi: Bổ sung thêm khoảng 1000-1500mg mỗi ngày.
  • Vitamin D: Khoảng 800-1000UI/ngày (đối với bệnh nhân lớn tuổi hoặc suy thận không thể chuyển hoá tốt vitamin D thường được chỉ định Calcitriol từ 0,25-0,5 mcg). 

Các loại thuốc điều trị loãng xương: 

  • Nhóm Bisphosphonat: Là nhóm thuốc được lựa chọn hàng đầu trong quá trình điều trị bệnh loãng xương. Thuốc chỉ định sử dụng cho người già, phụ nữ sau mãn kinh, nam giới, mắc bệnh do tác dụng phụ của Corticosteroid; Chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú, dưới 18 tuổi, mắc bệnh suy thận,...
  • Cholecalciferol: Thuốc uống vào buổi sáng, khi bụng đói, một tuần sử dụng một lần, uống kèm nhiều nước. Sau khi uống nên vận động nhẹ ngày, không nằm sau khi uống tối thiểu 30 phút. 
  • Calcitonin (chiết suất từ cá hồi): Sử dụng 100Ui dưới dạng tiêm hoặc 200Ui dưới dạng xịt qua niêm mạc mũi hằng ngày. Thường chỉ sử dụng khoảng 2- 4 tuần trong trường hợp mới gãy xương, có triệu chứng đau nhiều. Không sử dụng dài ngày trong điều trị loãng xương, khi giảm đau sẽ điều trị bằng nhóm Bisphosphonat. 
  • Liệu pháp sử dụng các chất thay thế hormone (Liệu pháp thay thế Estrogen): Thường được chỉ định cho phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương để giảm nguy cơ gãy xương. Chỉ định với phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh hoặc mắc bệnh loãng xương sau mãn kinh. 

Thuốc tác dụng kép Strontium ranelate: 

  • Thuốc có tác dụng vừa tái tạo xương vừa ức chế huỷ xương. Đây là thuốc có tác động kép rất phù hợp hoạt động sinh lý của xương. 
  • Liều dùng: 2g/ngày, uống vào buổi tối, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. 
  • Thường chỉ định khi bệnh nhân không có phản ứng tích cực với nhóm bisphosphonates. 

Các nhóm thuốc khác: Có thể kết hợp trong những trường hợp bác sĩ chỉ định. 

Để Đặt lịch khám và điều trị bệnh loãng xương, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời.

Điều trị loãng xương không sử dụng thuốc

  • Chế độ ăn uống: Bổ sung thực phẩm giàu canxi (khoảng 1000-1500mg/ngày từ các nguồn thực phẩm khác nhau), Vitamin D (khoảng 800-1000UI/ngày). Không sử dụng chất kích thích, bia rượu, thuốc lá,....
  • Chế độ sinh hoạt: Tham gia các hoạt động vận động, tăng sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ bắp và xương khớp. Sử dụng dụng cụ nẹp chỉnh hình để giảm áp lực lên cột sống, xương hông,...
  • Tập thể dục ngoài trời: Buổi sáng là thời điểm hấp thụ tốt vitamin D, vì vậy tập thể dục ngoài trời buổi sáng giúp tăng cường chắc khỏe cho xương. Tùy theo lứa tuổi và mức độ loãng xương mà lựa chọn bài tập phù hợp như: Đi bộ, chạy bộ, tập dưỡng sinh,...Nên lựa chọn bài tập nhẹ nhàng để tránh gãy xương trong quá trình hoạt động. 

Tập dưỡng sinh vào buổi sáng trong quá trình điều trị loãng xương Tập dưỡng sinh vào buổi sáng trong quá trình điều trị loãng xương 

Chế độ ăn uống và sinh hoạt trong quá trình điều trị loãng xương

Chế độ ăn uống trong quá trình điều trị bệnh

Trong quá trình điều trị loãng xương, người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý và khoa học để giúp điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Việc bổ sung canxi từ các loại thực phẩm sẽ giúp nuôi dưỡng xương chắc khỏe. Một số loại thực phẩm mà người mắc bệnh loãng xương nên ăn như: 

  • Sữa và các loại thực phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua, phô mai,...
  • Các loại hải sản: Tôm, cua, hàu,....
  • Thực phẩm có nguồn gốc từ trứng
  • Các loại rau củ quả: Bông cải xanh, hạt đậu nành, nước ép hoa quả,...
  • Thực phẩm chứa nhiều omega-3: Cá hồi, cá thu, hạt chia, quả óc chó,....
  • Ngũ cốc. 

Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác như: Kẽm, kali, photpho,.... Các loại dưỡng chất này sẽ tăng cường sự chắc khỏe cho xương và kiểm soát được tình trạng loãng xương, phù hợp cho quá trình điều trị bệnh loãng xương. 

Cá hồi chứa nhiều omega-3 nên có trong thực đơn của người bị bệnh loãng xươngCá hồi chứa nhiều omega-3 nên có trong thực đơn của người bị bệnh loãng xương

Chế độ sinh hoạt trong quá trình điều trị bệnh

Bên cạnh chế độ ăn uống, trong quá trình điều trị bệnh thì bệnh nhân cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và tập luyện để hỗ trợ quá trình chữa bệnh. Người mắc bệnh loãng xương nên thực hiện chế độ sinh hoạt như: 

  • Xây dựng và duy trì thói quen tập thể dục: Với mục đích kích thích quá trình trao đổi chất và kiểm soát bệnh. Bệnh nhân nên duy trì thói quen tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Người bệnh có thể lựa chọn các bài tập và môn thể thao nhẹ nhàng như: Đi bộ, đạp xe, tập yoga,...
  • Ngủ đủ giấc: Cần có giấc ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm, nên đi ngủ trước 23 giờ. Mỗi giấc ngủ đủ sẽ tạo điều kiện cho cơ thể hồi phục sau một ngày dài, đặc biệt là quá trình tái tạo xương diễn ra thuận lợi hơn. 
  • Chế độ nghỉ ngơi phù hợp: Bệnh nhân nên được nghỉ ngơi, không vận động nặng để tránh tạo áp lực lên xương. 
  • Tắm nắng: Người mắc bệnh nên tắm nắng hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời từ 10-20 phút vào mỗi buổi sáng. Giúp tăng khả năng hấp thụ vitamin D. 
  • Không sử dụng rượu bia và thuốc lá: Thói quen này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của xương khớp. Chính vì vậy, người bệnh không nên sử dụng các chất kích thích, bia rượu và thuốc lá trong quá trình điều trị loãng xương. 

Ngủ đủ giấc hỗ trợ trong quá trình tái tạo xương thuận lợi hơnNgủ đủ giấc hỗ trợ trong quá trình tái tạo xương thuận lợi hơn

Điều trị loãng xương là một quá trình chữa trị dài, cần có sự kết hợp giữa bác sĩ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Để đảm bảo điều trị bệnh đạt hiệu quả cao phải thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích trong quá trình điều trị bệnh loãng xương.

Trung tâm Cơ xương khớp Phương Đông là địa chỉ điều trị các bệnh cơ xương khớp uy tín được nhiều người bệnh lựa chọn. Bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại, đảm bảo điều trị bệnh đem đến hiệu quả cao nhất. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
228

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám