Đổ mồ hôi trộm là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Nhật Mai

03-01-2023

goole news
16

Đổ mồ hôi trộm không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường xuyên chảy mồ hôi nhiều sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh cuộc sống và cả sức khoẻ. Trong bài viết dưới đây, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ mang đến thông tin hữu ích về căn bệnh này.

Tổng quan về bệnh đổ mồ hôi trộm

Đây là hiện tượng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm một cách bất thường. Khi mồ hôi ra nhiều dẫn đến quần áo, gối và cả ga giường bị ướt, gây cảm giác khó ngủ cho nhiều người. Những vị trí thường bài tiết mồ hôi trên cơ thể là vùng đầu, vùng trán, tay và chân. Bệnh lý này xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, ở cả nam và nữ. Trong đó, hiện tượng đổ mồ hôi ban đêm ở trẻ em có tỷ lệ cao hơn cả. 

Mồ hôi trộm có các thành phần chính là 90% nước, muối khoáng và các chất cặn bã. Chính vì thế, nếu thường xuyên gặp phải hiện tượng này thì cơ thể của người bệnh sẽ mất đi nhiều nước và muối khoáng, dẫn tới mệt mỏi và suy kiệt sức lực.

Đồ mồ hôi trộm là bệnh lý xảy ra ở người trưởng thành và cả trẻ nhỏ

Đồ mồ hôi trộm là bệnh lý xảy ra ở người trưởng thành và cả trẻ nhỏ

Mồ hôi trộm được chia ra làm 2 loại là:

  • Mô hôi trộm sinh lý: Đổ mồ hôi cũng là cách giúp cơ thể giải tỏa nhiệt. Trong trường hợp này thì mồ hôi trộm không gây tác động xấu tới người bệnh.
  • Mồ hôi trộm bệnh lý: Tình trạng này xảy ra ở một số người mắc bệnh còi xương…dù đổ mồ hôi rất nhiều nhưng không phải là do yếu tố môi trường hay thời tiết.

Bệnh đổ mồ hôi trộm là bệnh không có tính lây nhiễm, vậy nên bạn không cần lo lắng bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với người bị ra mồ hôi trộm.

Nguyên gây ra tình trạng đổ mồ hôi trộm

Nếu thường xuyên bị ra mồ hôi trộm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Do đó, bạn cần thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh. Hiện tượng bệnh lý này có nhiều lý do khác nhau, sau đây là những nguyên do tiêu biểu nhất: 

  • Thiếu vitamin D: Việc thiếu hụt vitamin D dẫn đến việc ra mồ hôi trộm khi ngủ. Đáng chú ý là trẻ sinh non bị nhẹ cân, còi xương hay mắc những bệnh nhiễm khuẩn dễ dàng bị mồ hôi trộm do thiếu vitamin D. 
  • Chứng tăng tiết mồ hôi: Hội chứng này bắt gặp ở trẻ nhỏ khi lòng bàn tay và bàn chân thường xuyên bị ướt do ra mồ hôi quá nhiều. 
  • Mắc bệnh tim bẩm sinh: Thông thường, hiện tượng đổ mồ hôi chỉ xảy ra khi ngủ vào ban đêm. Nếu bệnh bị xảy ra hiện tượng bệnh này khi đang tham gia hoạt động khác thì nguyên nhân đến từ các bệnh lý về tim mạch. 
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Đây là nguyên nhân thường gặp ở những trẻ sinh non. Tình trạng này kéo dài khoảng 20 giây, trong lúc đó da bé tái nhợt kèm theo tiếng thở khò khè và sự bài tiết mồ hôi ở cơ thể bé. 
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS: Trường hợp này xuất hiện khi phòng ngủ quá ngột ngạt khiến trẻ ra mồ hôi trộm khi ngủ, thậm chí còn ngủ li bì cả ngày. 

Trẻ em cũng là đối tượng có thể gặp tình trạng ra mồ hôi trộm 

Trẻ em cũng là đối tượng có thể gặp tình trạng ra mồ hôi trộm 

  • Đến thời kỳ mãn kinh: Mãn kinh là hiện tượng ngừng hẳn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Trong thời kỳ này, hormone estrogen và lượng progesterone thay đổi đáng kể dẫn đến cơ thể khó chịu. Khi đó, cơ thể buộc phải bài tiết mồ hôi để thoát nhiệt vào ban đêm. 
  • Do nhiễm trùng: Khi bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ bị sốt từ đó cơ thể bị tăng nhiệt. Những người dễ bị bệnh thường mắc bệnh lao, lao phổi, nhiễm khuẩn do nấm và vi khuẩn, viêm xương tủy hoặc bị nhiễm HIV. 
  • Do bệnh ung thư: Ra mồ hôi trộm vào ban đêm là một trong những triệu chứng sớm của ung thư - đặc biệt là ung thư máu lymphoma - ung thư bạch cầu loại ác tính. 
  • Tăng tiết tố mồ hôi: Hiện tượng này còn có tên gọi là Hyperhidrosis tự phát - loại bệnh về rối loạn thần kinh thực vật. Khi mắc hội chứng này, người bệnh sẽ tiết mồ hôi liên tục cả ngày lẫn đêm. 
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc được xem là phương pháp trị liệu hiệu quả giúp đẩy lùi bệnh tật, tuy nhiên thuốc sẽ gây tác dụng phụ khác đến cơ thể. Điển hình như việc dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị hạ đường huyết, thuốc hạ sốt chứa các thành phần như aspirin, acetaminophen, thuốc giảm đau sẽ gây ra mồ hôi trộm vào ban đêm. 
  • Bị hạ đường huyết: Nếu lượng đường trong cơ thể dưới 70mg/dL khiến glucozo trong máu không đủ gây hiện tượng đổ mồ hôi. Bên cạnh đó, nếu như bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường như Clorpropamid, Glimepirid, Glibenclamid, Glimepirid, Glipizid…thì tác dụng phụ của thuốc có thể toát ra mồ hôi trộm. Ngoài ra, nếu người bệnh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, caffeine hay từng phẫu thuật, hoá trị cộng với xạ trị đều bị ra mồ hôi trộm.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh lý đổ mồ hôi trộm

Trẻ hay ra mồ hôi trộm hay đổ mồ hôi trộm ở đàn ông, phụ nữ thường có triệu chứng chung là lượng mồ hôi bài tiết nhiều hơn bình thường. Tuỳ vào cơ địa mỗi người và nguyên nhân mà dấu hiệu sẽ đi kèm như : 

  • Cảm giác ớn lạnh, rét run
  • Cân nặng giảm, ốm
  • Tình trạng ho và tiêu chảy xuất hiện
  • Có nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm trùng, ung thư…
  • Có cảm giác khô âm đạo, cơ thể nóng bức khó chịu đối với những phụ nữ mãn kinh

Đối tượng có nguy cơ mắc đổ mồ hôi trộm

Theo các chuyên gia, đây là tình trạng bệnh lý thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau như trẻ em, người cao tuổi, trung tuổi. Tuy nhiên, có những đối tượng sẽ nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường, bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thiếu hụt vitamin D
  • Những người mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch
  • Phụ nữ mãn kinh
  • Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, caffeine,..
  • Những người có thói quen uống nước nóng, ăn cay trước khi ngủ
  • Những người tập có thói quen tập thể dục trước khi ngủ
  • Phòng ngủ quá nóng, không khí ngột ngạt

Ăn đồ cay nóng trước khi đi ngủ cũng có thể ra mồ hôi trộm

Ăn đồ cay nóng trước khi đi ngủ cũng có thể ra mồ hôi trộm

Biện pháp chẩn đoán bệnh lý đổ mồ hôi trộm

Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh ra mồ hôi trộm thì người bệnh cần được khám lâm sàng kỹ càng. Ngoài ra, các bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp sau để xác định nguyên nhân của bệnh như: 

  • Xét nghiệm máu 
  • Chụp X quang
  • Đo nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH)
  • Tốc độ máu lắng (ESR)
  • Theo dõi nhiệt độ ban đêm của bệnh nhân mỗi ngày

Điều trị tình trạng bệnh lý này

Đối với trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh này cao nhất do sức đề kháng chưa được mạnh. Tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ có thể được cải thiện khi thực hiện những biện pháp sau đây: 

  • Bổ sung đầy đủ vitamin D: Thiếu hụt vitamin D khiến mồ hôi bài tiết nhiều ở trẻ vì thế cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng từ 6 đến 9 giờ (mùa hè) và từ 9 đến 10 giờ (mùa đông). Khi tắm nắng cho trẻ, tuyệt đối không để mắt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 
  • Giữ cho cơ thể trẻ nhỏ luôn mát và thoải mái: Biện pháp này thực hiện bằng cách tạo không gian đủ rộng, phòng ngủ phải thoáng mát, không bí bách. Khi bị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh vào ban đêm thì nên cho bé mặc quần áo thoáng mát để có giấc ngủ ngon. 
  • Đảm bảo cân bằng hệ dinh dưỡng cho trẻ: Để giảm bớt nhiệt cho cơ thể, phụ huynh nên bổ sung các rau củ như bí đao, cam, rau má, cải ngọt,.... Ngoài ra, không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm nóng, chứa nhiều dầu mỡ để tránh ra mồ hôi, khiến trẻ nổi mụn và ngứa. Bên cạnh đó, cung cấp đủ nước cho trẻ trước khi ngủ sẽ bù đắp lượng nước mất do đổ mồ hôi. 

Nên cho trẻ mặc đồ thoải mái để giảm đổ mồ hôi

Nên cho trẻ mặc đồ thoải mái để giảm đổ mồ hôi

Đối với người lớn

Đối với người lớn, việc điều trị đổ mồ hôi trộm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm tình trạng trên: 

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, caffeine, thuốc lá…
  • Đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh, thuốc chống virus,...
  • Nếu nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc thì nên thay đổi liều lượng hoặc đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Bệnh ra mồ hôi trộm do ung thư cần được điều trị ngay theo giai đoạn. Phương pháp trị liệu thường gặp là phẫu thuật, hoá trị và xạ trị.
  • Đối với phụ nữ bị mãn kinh, có thể sử dụng thuốc thay đổi hormone theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không nên ăn đồ cay nóng và tập thể dục trước khi ngủ. 
  • Nên mặc đồ thoải mái để không bị khó chịu khi ngủ. 

Phụ nữ mãn kinh nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Phụ nữ mãn kinh nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Tuy nhiên, nếu tình trạng ra nhiều mồ hôi vẫn còn tiếp diễn nhiều ngày, nhiều tháng làm cản trở giấc ngủ và ảnh hưởng nhiều khía cạnh cuộc sống, sức khỏe thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để chữa trị đúng cách. 

Biện pháp phòng ngừa

Dù là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu đồ mô hôi trộm xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, tâm trạng và nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Do đó, chúng ta cần chủ động phòng ngừa căn bệnh này bằng những cách sau đây: 

  • Giữ cho căn nhà luôn mát mẻ, thoáng khí: Không khí ngột ngạt, bí bách sẽ dễ dàng làm bệnh đồ mồ hôi trộm xuất hiện ở người lớn lẫn trẻ em. Vì thế, giữ căn nhà luôn sạch sẽ, thoáng mát sẽ giúp cho cơ thể thoải mái, mát mẻ, hạn chế xảy ra tình trạng đồ môi trộm. 
  • Tránh những thực phẩm cay nóng: Những món ăn cay hỗ trợ kích thích vị giác làm món ăn thêm ngon hơn, những đồ chiên dầu sẽ khiến món ăn không bị ngán. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi cả ban ngày lẫn đêm làm rối loạn giấc ngủ của bạn. 
  • Cân nhắc trước khi dùng các loại thuốc: Nếu đang sử dụng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ sốt, thuốc chứa thành phần aspirin, acetaminophen thì nên hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu kèm theo biểu hiện của đồ mồ hôi nhiều hơn bình thường thì nên thăm khám tại các cơ sở uy tín để được hướng dẫn từ bác sĩ. 
  • Tránh sử dụng chất kích thích: Khi quá lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hay cà phê sẽ khiến cơ thể bài tiết mồ hôi nhiều hơn bình thường. Điều này sẽ cho chất lượng bị ảnh hưởng nhiều

Bài viết trên đã thông tin rõ về tổng quan của bệnh đổ mồ hôi trộm cùng với những nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả cho cả trẻ em lẫn người lớn. Nếu cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy nhanh chóng đặt lịch ngay theo hotline: 1900 1806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn miễn phí. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
8,945

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám