Dư nước ối: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Bích Ngọc

05-07-2024

goole news
16

Tương tự thiểu ối, dư nước ối khi mang thai đều gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Vậy dư nước ối là như thế nào? Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về dư ối qua bài viết dưới đây. 

Dư nước ối là gì?

Ắt hẳn, khi mẹ bầu đi khám thai sẽ đều được đo chỉ số AFI - chỉ số nước ối để theo dõi lượng nước ối. Có thể nói, nước ối là thành phần quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của thai nhi, chúng quan trọng không kém so với dây rốn, bánh nhau,...

Theo bác sĩ phụ khoa cho biết, nước ối là chất lỏng bao gồm nước tiểu, dịch tiết từ phổi thai nhi, dịch tiết từ hệ thống tuần hoàn của mẹ, từ nội sản mạc và được khuếch tán qua dây rốn. 

Nước ối có chức năng tái tạo năng lượng, cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, bảo vệ thai nhi tránh được những tác nhân gây hại xâm nhập từ bên ngoài, đồng thời tránh sự chèn ép của cơn co tử cung. 

Dư nước ối là lượng nước ối vượt quá mức bình thườngDư nước ối là lượng nước ối vượt quá mức bình thường

Bình thường, nước ối sẽ đạt khoảng 250 - 600ml khi thai nhi bắt đầu từ 16-32 tuần tuổi. Lượng nước ối sẽ tăng dần và khi đến tuần 34, nước ối sẽ khoảng 800ml và duy trì đến tuần 36 sẽ đạt mức cao nhất 1000ml. Sau đó, trước thời gian sinh, chúng sẽ giảm dần còn khoảng 600 - 800ml. 

Dư nước ối là tình trạng lượng nước ối trong buồng thai vượt quá mức bình thường (thường trên 1500ml). Hiện tượng dư ối thường khá hiếm gặp và khó phát hiện với trường hợp nhẹ. Nếu bị dư nước ối nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến mẹ và bé. 

Nguyên nhân dư nước ối ở bà bầu

Tình trạng dư ối khi mang thai có nhiều nguyên gây ra, một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như: 

  • Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ: Có khoảng 10% mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bị dư nước ối. Để giảm lượng nước ối, mẹ cần kiểm soát tốt lượng đường huyết. 
  • Đa thai: Mẹ mang thai sinh đôi, sinh ba,... thì khả năng dư ối khá cao do trao đổi chất giữa các bào thai không cân bằng. Có thể hiểu là một đứa bé có thể nhiều nước ối hơn so với đứa bé còn lại. 
  • Trẻ dị tật bẩm sinh hoặc có bất thường khác; Trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc bị các vấn đề khác như: Sứt môi, não úng thuỷ, hẹp môn vị,... thì có khả năng cao trẻ ngừng nuối ối nhưng thận vẫn bài tiết nước tiểu. Từ đó dẫn đến tình trạng dư ối khi mang thai. 
  • Một số nguyên nhân khác như: Nhiễm trùng bào thai, bất đồng máu giữa mẹ và bé,...

 Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có thể là nguyên nhân gây dư ốiMẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có thể là nguyên nhân gây dư ối

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng dư ối

Một số dấu hiệu nhận biết giúp phát hiện tình trạng dư ối, bao gồm:

  • Bung to hơn so với tuổi thai, bụng căng cứng
  • Khó nghe nhịp tim thai. 
  • Số đo vòng bụng lớn (>100cm)
  • Giãn tĩnh mạch, phù chân
  • Cảm thấy khó thở, suy hô hấp

Lưu ý: Mẹ bầu thường bị dư ối ở tuần thứ 30, tuy nhiên có một số trường hợp dư nước ối ở tuần thứ 20. Để chắc chắn bị dư ối, mẹ nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và đo chỉ số AFI, đồng thời được bác sĩ chuyên khoa tư vấn. 

Bà bầu dư nước ối có sao không?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc “Dư nước ối có sao không?”. Có một số trường hợp dư ối sẽ không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, có những trường hợp nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. 

Hiện tượng dư ối được chia thành 2 loại, mỗi loại sẽ có nguy cơ gây nguy hiểm khác nhau: 

  • Dư nước ối cấp tính: Đây là hiện tượng thường xảy ra ở tuần 16-20 của thai kỳ, chúng thường kéo dài trong vài giờ đồng hồ. Lượng nước ối tăng nhanh đột ngột khiến tử cung phình to, chèn ép lên cơ hoành. Dư ối cấp có thể khiến thai phụ gặp những triệu chứng nghiêm trọng hoặc xuất hiện tình trạng chuyển dạ sớm, thậm chí dẫn đến chấm dứt thai kỳ.
  • Dư nước ối mạn tính: Đây là hiện tượng thường gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ, chiếm tới 95% có trường hợp dư ối. Thai phụ khi dư ối mạn tính thường không đau, khó thở như dư ối cấp mà sẽ cảm thấy nặng bụng, tim đập nhanh, khó thở,... Nếu thai nhi bị chèn ép bởi nước ối có thể khiến bé bị mắc tật bẩm sinh trong nội tạng, nhẹ cân,... 

Dư nước ối tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, thời điểm mắc bệnh mà sẽ gây ra nguy hiểm nhất địnhDư nước ối tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, thời điểm mắc bệnh mà sẽ gây ra nguy hiểm nhất định

Dư nước ối có ảnh hưởng đến thai nhi không?

“Dư nước ối có ảnh hưởng đến thai nhi không?” - luôn là thắc mắc của những mẹ bầu gặp tình trạng dư ối. Nếu dư ối càng sớm và lượng dịch ối cao thì tăng nguy cơ biến chứng. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà còn gây nguy hiểm cho mẹ: 

  • Vỡ ối sớm do lượng ối quá nhiều khiến vỡ màng ối. 
  • Sinh ngôi mông
  • Bong nhau thai
  • Sa dây rốn
  • Thai nhi tăng trưởng và phát triển chậm, gặp các vấn đề về phát triển khung xương. 
  • Sinh non
  • Băng huyết sau sinh
  • Thai chết lưu, sảy thai

Cách khắc phục dư nước ối

Để khắc phục tình trạng dư ối, cần dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng dư nước ối, từ đó có phương án điều trị phù hợp và an toàn cho mẹ bầu. 

Cần nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ ngủ, nghỉ phù hợp sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn, giảm các cơn co thắt tử cung và cân bằng lượng nước ối cho thai nhi. Mẹ nên hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại, ô nhiễm, giữ trạng thái thoải mái, tránh căng thẳng,... sẽ giúp tối ưu quá trình trao đổi chất và điều hoà cơ thể. 

Chế độ nghỉ ngơi rất quan trọng đối với mẹ bầu gặp tình trạng dư ốiChế độ nghỉ ngơi rất quan trọng đối với mẹ bầu gặp tình trạng dư ối

Kiểm soát tốt lượng đường trong máu

Tiểu đường thai kỳ cũng là một trong số nguyên nhân gây ra tình trạng dư ối. Chính vì vậy, kiểm soát tốt lượng đường trong máu cũng là cách khắc phục dư nước ối. 

Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây, hạt dinh dưỡng, cá và thịt nạc, ngũ cốc,... để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé mà vẫn đảm bảo lượng đường nạp vào cơ thể.

Điều trị bằng thuốc

Đối với một số trường hợp dư ối nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định mẹ sử dụng thuốc lợi tiểu để giảm bớt lượng nước ối.

Một số khác, có thể khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách cho mẹ bầu uống các loại thuốc giảm sản xuất ối. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng khi thai nhỏ 32 tuần tuổi. 

Khám thai định kỳ 

Việc theo dõi lượng nước ối cần đến các cơ sở y tế để được siêu âm giúp xác định chính lượng nước ối. Do đó, khám thai định kỳ và đúng theo lịch hẹn là biện pháp đơn giản, hiệu quả nhất. 

Nếu tình trạng dư ối nặng, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ lượng nước ối, nếu tăng quá nhanh có thể thai phụ cần phẫu thuật, chọc ối để giảm lượng nước ối. 

Ngoài ra, nếu có dấu hiệu chuyển dạ sớm, thai phụ cần nhập viện theo dõi trước kỳ hạn. Vì thừa ối có thể tăng nguy cơ sinh non, lúc này sẽ được chỉ định sinh mổ. 

Khám thai định kỳ và đúng lịch giúp theo dõi tình trạng của thai nhiKhám thai định kỳ và đúng lịch giúp theo dõi tình trạng của thai nhi

Dư nước ối là hiện tượng lượng nước ối nhiều hơn so với bình thường. Tình trạng này nếu xuất hiện càng sớm thì càng nguy hiểm đến mẹ bầu và bé. Do đó, việc phát hiện và theo dõi chặt chẽ là việc cần thiết để giảm thiểu những nguy cơ xấu gây ảnh hưởng đến hành trình mang thai. 

Hy vọng qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, mẹ bầu đã có thêm kiến thức cần thiết về hiện tượng dư nước ối. Từ đó, chủ động thăm khám thai định kỳ và đúng lịch để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh. Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
756

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám