Nước ối có màu gì? Thể tích nước ối trung bình là bao nhiêu?

Hoàng Hải

23-09-2022

goole news
16

Nước ối là một phần quan trọng của phụ nữ khi mang thai, chúng bao bọc, bảo vệ và cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi trong suốt thai kỳ. Màu sắc, thể trạng, tính chất của nó là căn cứ quan trọng, để đánh giá tình trạng sức khỏe người mẹ, cũng như dự đoán sự phát triển của thai nhi. Trong đó có các tiên lượng về dị tật bẩm sinh, bệnh di truyền.

I. Tìm hiểu nước ối là gì?

Nước ối là dạng chất lỏng bao bọc quanh thai nhi, nằm bên trong tử cung của người mẹ khi mang thai. Chứa nhiều chất dinh dưỡng vừa bảo vệ thai nhi trong từng giai đoạn lớn lên; vừa cung cấp dinh dưỡng để thai nhi phát triển bình thường.

Vì vậy, nó đóng vai trò rất trọng yếu. Thường xuất hiện khoảng ngày thứ 12. Sau khi được thụ thai thành công và sẽ bị phá vỡ cùng với buồng ối khi sinh con.

nước ối hình thành như thế nào

Nước ối chứa nhiều thành phần đa dạng. Trong đó có các chất dinh dưỡng cần thiết. Các chất có khả năng tái tạo tế bào, nuôi nấng bào thai và thực hiện trao đổi chất. Vì thế mà em bé mới có thể phát triển mỗi ngày trong buồng tử cung. Nó được hình thành từ màng ối, thai nhi và do cơ thể của người mẹ tiết ra.

Thành phần chính có tới 97% là nước. Phần còn lại là muối khoáng, chất hữu cơ, các chất điện giải, các loại hoocmon, các chất dinh dưỡng, kháng thể chống nhiễm trùng…

thai nhi phát triển trong túi ối

Thai nhi phát triển ở trong túi ối

II. Vai trò của nước ối đối với quá trình mang thai

Nước ối như một quả trứng có lớp vỏ là lớp màng túi. Bao bọc lấy thai nhi, đóng vai trò quan trọng như sau:

  • Bảo vệ thai nhi trong chất lỏng như tấm đệm êm. Giúp cho em bé tránh khỏi áp lực, trọng lực hay va chạm mạnh từ bên ngoài.
  • Điều chỉnh nhiệt độ lý tưởng cho thai nhi phát triển. Thông qua chất lỏng cách nhiệt, giúp giữ ấm và duy trì môi trường ổn định cho thai nhi.
  • Chứa các chất chống nhiễm trùng, các kháng thể. Nên có thể kiểm soát nguy cơ nhiễm trùng em bé khi ở trong bụng mẹ. Nó tạo nên môi trường gần như vô khuẩn, để bé phát triển an toàn suốt thai kỳ.
  • Giúp phát triển hệ thống tim phổi và tiêu hóa cho em bé. Từ tuần thứ 32-34, thai nhi sẽ hấp thụ khoảng 300ml-500ml nước ối mỗi ngày, bằng cách thở và nuốt. Hấp thu chọn lọc các chất dinh dưỡng cần có để hoàn thiện cơ thể trước khi chào đời.

vai trò của nước ối

Vai trò của nước ối trong sự phát triển của thai nhi

  • Đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của xương và cơ của thai nhi. Em bé được tạo môi trường để có thể thoải mái hoạt động, di chuyển, vận động, xoay người bên trong túi ối, kích thích phát triển cơ xương.
  • Hỗ trợ cho nhiệm vụ của dây rốn là vận chuyển thức ăn và oxy từ nhau thai đến thai nhi; giúp dây rốn ko bị nén, tắc… để thai nhi phát triển bình thường.

 

Cuối cùng, trong quá trình sinh nở, túi ối vỡ ra báo hiệu dấu hiệu sinh con. Đồng thời nó có tính nhờn có thể bôi trơn đường sinh dục, để mẹ bầu dễ dàng sinh bé.

hình ảnh thai nhi trong bụng mẹ

Hình ảnh trực quan về thai nhi trong bụng mẹ

III. Nước ối có màu gì?

Các chị em có bao giờ thắc mắc rằng nước ối màu gì không? Một số bạn nghĩ rằng nó là màu đỏ hoặc màu trắng…

Sự thật là vào giai đoạn đầu mang thai, nước ối bình thường có màu trắng trong. Càng về sau thì màu ối đục dần, chất nhờn trơn. Lý do là khi em bé lớn dần, nước ối sẽ bao gồm các tế bào da của thai nhi; nên màu sắc cũng từ đó mà thay đổi dần.

màu nước ối thay đổi tùy theo giai đoạn mang thai

Màu nước ối sẽ thay đổi tùy vào từng giai đoạn trong thai kỳ

Vào thời gian những tuần cuối thai kỳ, chuẩn bị sinh con thì nước ối sẽ chuyển dần sang màu trắng đục; dần giống với nước vo gạo.

Như vậy, nếu trong các giai đoạn thai kỳ mà phát hiện nước ối có màu không đồng nhất; thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng thai nhi đang gặp vấn đề. Không chỉ là sự bất thường về màu sắc. Mà nước ối có mùi gì cũng là dấu hiệu để dự đoán tình trạng thai nhi. Một số trường hợp có thể dễ gặp phải như sau:

  • Trường hợp có màu vàng xanh: dự báo tình trạng tán huyết ở thai nhi hoặc thai nhi phát triển chậm, phát triển kém trong tử cung của mẹ.
  • Trường hợp có mùi tanh; màu đỏ hay màu xanh rêu, lỏng sệt sệt: Nếu tình trạng này kèm phân su của bé; thì có thể là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo thai nhi đang bị suy yếu trầm trọng. Nó có nguy cơ dẫn đến sảy thai. Thậm chí đe dọa tính mạng của sản phụ.
  • Trường hợp màu xanh: màu xanh đục và có lẫn mủ, mùi hôi tanh là dấu hiệu của tình trạng bị nhiễm trùng thai nhi trong bụng mẹ.
  • Trường hợp màu đỏ nâu: hiện tượng này được dự đoán có thể thai nhi đã bị chết lưu.

nước ối có màu gì

Nước ối có màu gì?

IV. Thể tích nước ối trung bình ở từng giai đoạn thai kỳ

Vào từng giai đoạn khác nhau thì lượng nước ối trong tử cung sẽ thay đổi ở một mức tương đối ổn định và an toàn. Trường hợp nếu bác sĩ đo được lượng nước ối quá nhiều hay quá ít. Thì cần có ngay các biện pháp điều trị, để bảo vệ cả mẹ và thai nhi.

Thông thường có các cách đo lượng nước ối như sau:

  • Đo trực tiếp 1 khoảng nước ối bất kỳ. Sau đó nhân tỷ lệ để dự đoán lượng nước ối hiện tại một cách tương đối chính xác. Ví dụ như đo thể tích khoang chứa nước ối hoặc một phần túi của nó. Sau đó áp dụng các cách tính toán để suy ra được kết quả (AFI – amniotic fluid index).
  • Sử dụng phương pháp siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng nước ối của mẹ bầu, thông qua siêu âm em bé trong túi ối. Kết hợp với phương pháp sờ nắn bụng hoặc kiểm tra bề cao của tử cung, có tương thích với tuần tuổi của thai nhi hay không. Từ đó đánh giá lâm sàng.

Ví dụ như có thể cảm nhận trực quan như: bụng chắc hay lỏng lẻo, chiều cao độ to của bụng. Tuy nhiên tình trạng này giúp có thêm căn cứ để thực hiện thêm các biện pháp khác, do khó có thể biết được thai nhi có đủ cân hay không.

Các chỉ số nước ối bình thường mà các mẹ bầu nên lưu lại để theo dõi:

  • Vào khoảng tuần 20 của thai kỳ: lượng nước ối mức trung bình là 350ml.
  • Khi thai nhi đạt đủ tuần thứ 25- 26: mức trung bình khoảng 670 ml.
  • Vào tuần 32- 36 của thai kỳ: thường trên 800ml.
  • Vào những tuần cuối, bước sang tuần 40- 42: giảm dần còn khoảng 540- 600ml.

Vào giai đoạn từ sau tuần 32, nếu kiểm tra sẽ thấy nước ối chuyển dần sang màu đục. Từ đó có thể đánh giá lượng nước ối còn nhiều hay ít.

chỉ số nước ối trung bình

Chỉ số nước ối trung bình ở mẹ bầu

V. Những trường hợp cần lưu ý khi theo dõi nước ối

Thông thường bác sĩ sẽ đo mức nước ối của mẹ thông qua việc siêu âm. Từ số liệu là chỉ số nước ối (AFI), chỉ số túi dọc tối đa (MPV) thì bác sĩ sẽ đánh giá mức nước ối có đang bất thường, gây trở ngại cho sức khỏe và quá trình sinh con. Các trường hợp có thể thường gặp phải như sau:

Tình trạng thiểu ối

Tức là nồng độ nước ối thấp hơn bình thường xảy ra khi chỉ số AFI đo được dưới 5cm và chỉ số MVP nhỏ hơn 2cm. Tình trạng này xảy ra nhiều với các phụ sản có tiền sử như: tăng huyết áp (huyết áp cao mãn tính), vấn đề về nhau thai do tiền sử có nạo phá thai, mắc bệnh tiểu đường, lupus, đa thai (thai đôi hoặc thai ba), dị tật bẩm sinh, thai già tháng.

Thiểu ối có thể gặp trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Nếu nó xảy ra vào những tháng đầu (6 tháng đầu của thai kỳ) thì nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, sinh non, thậm chí nghiêm trọng có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu.

Trường hợp thiểu ối ở những tháng cuối, thì khả năng cao thai nhi chậm lớn hay ngôi thai ngược. Vậy nên, bất cứ tháng nào của thai kỳ cũng nên theo dõi chặt chẽ, để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi.

*Tìm hiểu thêm: Thiểu ối là gì? Biện pháp điều trị hiệu quả dành cho thai phụ

lưu ý khi bị cạn nước ối

Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý nếu bị cạn ối cuối thai kì

Tình trạng đa ối

Tình trạng này xảy khi lượng nước ối quá nhiều so với trung bình dẫn tới dư. Biểu hiện thông qua chỉ số AFI đo được, hơn 25cm và MVP lớn hơn 8cm. Các nguyên nhân gây đa ối ở mẹ bao gồm: mẹ bầu mang thai sinh đôi, sinh ba, mẹ bầu có thể mắc bệnh về đường huyết, dẫn tới gián tiếp khiến cho lượng nước ối tăng. Do máu không tương khớp giữa mẹ và thai nhi, mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa, dạ dày, thoát vị, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn tăng trưởng xương.

Các triệu chứng phổ biến mẹ bầu gặp phải khi bị đa ối như đau bụng, khó thở do tử cung mở rộng, bụng to lên quá nhanh, đau tức theo cơn đột ngột. Hậu quả của tình trạng này là vỡ ối sớm, bong nhau thai non, thai có thể bị chết lưu, dị tật thai nhi, dây rốn quấn cổ, xuất huyết sau sinh...

Chính vì thế, trong quá trình mang thai, sản phụ cần theo dõi lượng đường huyết trong máu, tránh bị tiểu đường thai kỳ. Đồng thời đi kiểm tra định kỳ ở các cơ sở y tế uy tín…Khi không may bị đa ối, cần ngay lập tức có phương án hỗ trợ, giảm ối để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

*Tìm hiểu thêm: Đa ối là gì? Những lưu ý mẹ bầu cần biết để mẹ tròn con vuông

kiểm tra thai kỳ và tình trạng nước ối

Kiểm tra thai kỳ và tình trạng nước ối thường xuyên để bảo vệ thai nhi

VI. Lời kết

Quá trình chăm sóc thai kỳ kéo dài đôi khi khiến các bà bầu mệt mỏi. Tuy nhiên, không vì thế mà bỏ qua các giai đoạn thăm khám cần thiết. Đặc biệt là liên quan tới việc theo dõi nước ối để kịp thời bảo vệ bản thân và thai nhi.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

4,795

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

Dấu hiệu vỡ ối và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Vỡ ối là một trong những dấu hiệu quan trọng cho thấy mẹ bầu sắp sinh em bé. Vậy làm sao để có thể nhận biết được chính xác những dấu hiệu vỡ ối?

08-06-2021

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám