Đa thai là gì? Những biến chứng khi mang đa thai và cách chăm sóc

Nguyễn Thu Hà

01-08-2022

goole news
16

Đi đôi với hạnh phúc khi mang đa thai thì sản phụ cũng có nhiều nỗi băn khoăn liệu con của mình có khoẻ mạnh, liệu mang đa thai có nguy hiểm không? Chính vì thế, ngay từ đầu các mẹ bầu nên trang bị những kiến thức đa thai là gì, dấu hiệu thường gặp khi mang đa thai cũng như cách chăm sóc và ăn uống phù hợp để cả mẹ lẫn con đều khỏe mạnh.

Đa thai là gì?

Chắc rằng, với nhiều mẹ bầu sau khi được bác sĩ báo tin mình đang mang đa thai sẽ thắc mắc đa thai là gì? Đa thai được hiểu là người mẹ mang nhiều hơn một thai trong giai đoạn thai kỳ. Trong cơ thể người mẹ, có thể gặp hai thai, ba thai, bốn thai,... nhưng mang hai thai (thường được gọi là sinh đôi) chiếm tỉ lệ cao nhất.

Mang đa thai sau khi sinh con ra, sẽ có trường hợp, các bé có hình dạng giống nhau khiến ba mẹ dễ nhầm lẫn nhưng cũng có tình huống các bé chỉ có vài điểm chung nên dễ dàng nhận dạng.

Hình ảnh mẹ bầu mang đa thai

Hình ảnh mẹ bầu mang đa thai

Nguyên nhân dẫn đến đa thai

Vậy tại sao có mẹ bầu mang đa thai, có mẹ lại không, nguyên nhân dẫn đến đa thai là gì? Theo các chuyên gia và bác sĩ có 5 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này:

  • Di truyền: Nếu người thân (mẹ, chị gái) có tiền sử mang đa thai thì bạn cũng có thể thừa hưởng gen di truyền đó và mang đa thai.
  • Tuổi tác: Phụ nữ từ trên 35 tuổi hoặc đã trải qua 5 lần sinh nở có tỉ lệ mang đa thai cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân nằm ở cơ thể họ tạo ra nhiều hormone kích thích buồng trứng dẫn đến khả năng giải phóng trứng cùng một lúc trong một chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tiền sử mang đa thai: Nếu trong lần mang thai trước, bạn mang đa thai thì có thể lần xác suất mang thai lần này cũng cao đáng kể.
  • Thuốc kích thích rụng trứng: Đây là loại thuốc nội tiết được bác sĩ kê đơn cho những ai có chu kì kinh nguyệt không đều. Thuốc này sẽ hỗ trợ phát triển trứng chín đến độ trưởng thành và rụng nhiều cùng lúc. Nếu được thụ tinh thì dễ dàng mang đa thai.
  • Sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản: Để dễ dàng mang đa thai, nhiều gia đình chọn sự trợ giúp từ bác sĩ để tăng tỉ lệ đậu thai. Các phương pháp gồm có lọc rửa và bơm tinh trùng hay được gọi là thụ tinh nhân tạo (IUI) là kỹ thuật tinh trùng được bơm trực tiếp vào tử cung. Một phương pháp hỗ trợ nữa là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) - là quá trình trứng và tinh trùng gặp nhau trong ống nghiệm.

Dùng thuốc kích thích rụng trứng để mang đa thai

Dùng thuốc kích thích rụng trứng để mang đa thai

Dấu hiệu thường gặp khi mẹ bầu có đa thai

Mẹ bầu khi mang đa thai thường sẽ có 5 biểu hiện phổ biến sau đây:

  • Cơ thể mệt mỏi: Khi mang đa thai, cân nặng của sản phụ sẽ tăng nhanh vì có hơn 1 thai nhi đang phát triển, điều này sẽ gây cảm giác mệt mỏi cho người mẹ. Những triệu chứng bao gồm đau lưng, mất ngủ, khó thở, đi tiểu thường xuyên,...
  • Có triệu chứng nghén nặng: Khi mang đa thai, nồng độ hCG sẽ tăng cao hơn so với sản phụ bình thường. Chính vì thế gây ra tình trạng ốm nghén nặng trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ, tuy nhiên khi bước đến từ tuần 12 - 14 thai kỳ thì cường độ sẽ giảm mạnh.
  • Beta-hCG tăng nhanh: Trong quá trình theo dõi thai kỳ, định lượng nồng độ Beta-hCG chính là mối quan tâm hàng đầu cả người mẹ lẫn bác sĩ. Ở phụ nữ có thai, nồng độ hCG sẽ cao hơn 25mUI/ml. Nhưng với ca mang đa thai thì chỉ số beta hCG thường cao hơn từ 30-50%. Sự khác biệt này chỉ dễ dàng nhận biết sau giai đoạn đầu thai kỳ.
  • Kích thước tử cung lớn: Để ước tính tuổi thai bác sĩ so đo chiều cao cổ tử cung từ đỉnh xương mu đến đỉnh tử cung. Không có gì ngạc nhiên khi tử cung của mẹ mang đa thai lớn hơn so với thai đơn.
  • Tăng cân nhiều: Việc tăng cân trong quá trình mang thai là điều hiển nhiên, nhưng nếu tăng quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Theo một số nghiên cứu, cân nặng của bé khoảng 4 - 5,5 kg, còn lại là nước ối, máu, chất béo dự trữ, nhau thai,…

Mẹ bầu có thể bị ốm nghén nặng khi mang đa thai

Mẹ bầu có thể bị ốm nghén nặng khi mang đa thai

Mang đa thai có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp

Khi mang thai đơn, sản phụ cần đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ của mình và thai nhi. Những trường hợp mang đa thai, lại càng phải chú ý đến thể trạng của mình hơn vì tỉ lệ gặp biến chứng thai kỳ rất cao. Vậy những biến chứng của đa thai là gì, hãy cùng điểm qua 9 biến chứng mà các mẹ thường gặp nhé:

  • Sảy thai: Trong giai đoạn đầu mang thai, một trong số thai nhi có thể bị sẩy hoặc mất, đây là trường hợp được ghi nhận nhiều nhất. Nhưng trong các giai đoạn sau nếu không theo dõi thường xuyên thì vẫn xảy ra hiện tượng sảy thai.
  • Sinh non: Hiện tượng sinh trước tuần 37 của thai kỳ được gọi là sinh non. Có khoảng 90% sản phụ mang đa thai sinh non, đối với mang song sinh thường sinh vào tuần 36, sinh ba sẽ sinh tuần 32 và thai tư rơi vào tuần 30.
  • Trầm cảmKhi mang thai, do sự thay đổi của hormone dẫn đến tâm trạng thay đổi thất thường và điều này khiến cho các mẹ bỉm sữa cảm thấy mệt mỏi, lo lắng và tuyệt vọng đến mức không muốn làm gì. Đặc biệt, khi mang đa thai thì nguy cơ trầm cảm lại càng cao hơn.
  • Có nguy cơ tiền sản giật: Tiền sản giật là tình trạng rối loạn huyết áp và tỷ trọng protein trong nước tiểu. Tiền sản giật thường xuất hiện sau tuần thứ 20 hoặc sau khi sinh con. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, tăng cân và sưng phù.
  • Tiểu đường thai kỳ: Dù không bị tiểu đường trước khi mang bầu nhưng người mẹ vẫn có khả năng bị tiểu đường thai kỳ. So với mang đơn thai, tỉ lệ bị tiểu đường thai kỳ lúc mang đa thai khá cao nếu không có chế độ ăn uống hợp lý.
  • Thai nhi bị dị tật bẩm sinh: Mang đa thai có tỉ lệ bị dị tật bẩm sinh cao gấp hai lần. Các dị tật thường thấy bao gồm nứt đốt sống, khuyết tật ống thần kinh khác, gặp nhiều vấn đề về đường tiêu hoá và tim.
  • Nguy cơ thai nhi bị rối loạn tăng trưởng: Khi mang đa thai, sự phát triển bất cân xứng giữa các thai nhi (1 thai phát triển chậm so với thai khác) là mối lo lắng của các bác sĩ và người mẹ
  • Thai nhi có chung một bánh rau: Hội chứng truyền máu xảy ra khi thai nhi có chung bánh rau. Nếu không được kịp thời phát hiện thì hội chứng này sẽ gây ra suy tim thậm chí tử vong.
  • Mẹ bầu có nguy cơ phải sinh mổ: Đa số các mẹ bầu sẽ chọn sinh mổ khi biết mang đa thai để đảm bảo an toàn. Trong một số trường hợp, mang song sinh, người mẹ có thể sinh thường được.

Mẹ bầu mang đa thai có nguy cơ sinh mổ cao

Mẹ bầu mang đa thai có nguy cơ sinh mổ cao

Mẹ nên làm gì khi mang đa thai?

Việc hiểu biết đa thai là gì, nguyên nhân và dấu hiệu vô cùng cần thiết cho các bà mẹ. Từ việc biết đa thai là gì, các mẹ cần tìm hiểu theo những cách để chăm sóc thai nhi khoa học để không ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé.

  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Việc có chế độ ăn khoa học phù hợp với từng giai đoạn mang thai cực kỳ quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Để phòng tránh trẻ bị thiếu cân hoặc thừa cân so với bình thường, mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Theo dõi thai chặt chẽ: Để kịp thời theo dõi tình trạng sức khoẻ của thai nhi, mẹ bầu cần đi khám thai theo đúng lịch yêu cầu, và nếu có dấu hiệu bất thường thì nên báo với bác sĩ ngay lập tức. Vì đang mang đa thai, nên cần theo dõi chặt chẽ vào 3 tháng cuối sau sinh để giảm thiểu tình trạng sinh non.
  • Chế độ nghỉ ngơi đầy đủ: Trong quá trình mang thai, sản phụ không nên làm những việc quá nặng sẽ khiến cơ thể bị kiệt sức. Thay vì thế, các mẹ bầu có thể tập yoga, bơi lội hoặc thường xuyên đi bộ 30 phút mỗi ngày để tăng thể lực.
  • Khâu cổ tử cung: Để hỗ trợ thai nhi ở lâu nhất trong cơ thể mẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định khâu cổ tử cung. Điều này góp phần tránh tình trạng sinh non.
  • Uống thuốc đầy đủ: Các mẹ bầu cần uống thuốc đầy đủ khi được bác sĩ kê thuốc hỗ trợ dinh dưỡng, phát triển cho thai nhi hoặc hỗ trợ sinh nở.

Mẹ bầu cần được theo dõi thai kỳ chặt chẽ

Mẹ bầu cần được theo dõi thai kỳ chặt chẽ

Chăm sóc và theo dõi thai kỳ cho mẹ mang đa thai tại Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông

Như vậy, trong suốt thời kỳ mang thai, người mẹ cần chú ý đến sức khoẻ của mình. Đặc biệt đối với những ai mang đa thai, cần tìm hiểu đa thai là gì, dấu hiệu cũng như cách chăm sóc khi mang đa thai.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, nhiệt tình và luôn hỗ trợ 24/7 sẽ là nơi uy tín để các mẹ bầu tin tưởng thăm khám chăm sóc sức khỏe. Trong quá trình tiếp nhận việc khám và chăm sóc sức khỏe cho sản phụ, bác sĩ tại bệnh viện Phương Đông sẽ hỗ trợ tư vấn, theo dõi thai kỳ sát sao cho mẹ bầu, đặc biệt là trường hợp mang đa thai.

9 tháng 10 ngày mang thai là một hành trình vô cùng kỳ diệu nhưng cũng rất áp lực, mệt mỏi, thậm chí là nguy hiểm. Thấu hiểu sự lo lắng đó, dịch vụ Thai sản trọn gói Phương Đông đã được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn, mang tới trải nghiệm nhẹ nhàng, an tâm trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu được chăm sóc toàn diện từ trước sinh, quá trình vượt cạn đến sau sinh. 

Để được tư vấn về các gói thai sản, các mẹ có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 19001806 hoặc đăng ký trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, địa chỉ số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ tốt nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,945

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTND.TS.Bác sĩ CKII

NGUYỄN HUY BẠO

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám