Vì sao răng bị ê buốt? Hướng dẫn cách trị ê buốt răng hiệu quả

Thao Tran

27-07-2023

goole news
16

Theo thống kê, hiện tượng ê buốt răng ảnh hưởng đến khoảng 25 - 30% người trường thành trên toàn cầu. Đây thực sự là một con số đáng báo động, vậy nguyên nhân nhân nào dẫn đến tình trạng này và làm sao để xử lý răng ê buốt hiệu quả, cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu này trong bài viết ngày hôm nay.

Ê buốt răng là gì?

Ê buốt răng (hay răng nhạy cảm) là cách gọi phổ biến cho hiện tượng quá cảm ngà hoặc triệu chứng chân răng bị ê buốt. Tình trạng này có thể dễ dàng được nhận biết qua biểu hiện cảm thấy ê buốt, đau răng khi ăn uống những đồ quá nóng, quá lạnh hoặc hít thở trong điều kiện không khí nhiệt độ thấp.

e buốt răngÊ buốt răng gây khó chịu

Răng ê buốt nếu không được điều trị kịp thời thì có thể khiến các triệu chứng ê buốt trở nên ngày càng trầm trọng, thậm chí dẫn đến viêm tủy, mất răng. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống sinh hoạt, khó chịu khi phải kiêng khem quá nhiều thứ hay luôn bị ám ảnh cảm giác ê buốt. 

Nguyên nhân gây ra ê buốt răng

Bình thường, sẽ có một lớp men răng bao bọc và bảo vệ ngà răng. Nếu lớp men răng này bị hỏng, ngà răng sẽ tiếp xúc thực tiếp với những thực phẩm khi ăn uống, từ đó khiến răng nhạy cảm hơn và người bệnh phải đối mặt với tình trạng đau buốt, răng lung lay.

Một số nguyên nhân cụ thể khiến răng trở nên ngày càng nhạy cảm và dễ đau buốt có thể kể đến như:

Một số bệnh lý răng miệng

Các bệnh lý: sâu răng, tụt lợi, viêm nướu, sứt mẻ răng… làm lộ lớp ngà răng. Trong đó, sâu răng là nguyên nhân răng ê buốt phổ biến, thường gặp nhất gây ê buốt răng và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác. 

Sâu răng nguyên nhân gây ê buốt răngSâu răng - Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng ê buốt răng

Một khi răng bị sâu, cấu trúc răng bị tổn thương và ảnh hưởng đến tủy răng. Ngoài ra, sâu răng cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ tụt lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tình trạng tụt lợi sẽ làm lộ phần ngà ở bề mặt bên ngoài dưới chân răng và khiến răng dễ bị ê buốt.

Đánh răng sai cách

Hầu hết chúng ta đều biết rằng cần phải đánh răng sạch tối thiểu 2 lần/ngày để bảo vệ răng. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải ai cũng biết đánh răng như thế nào là đúng cách. Nhiều người chỉ đánh răng qua loa cho xong nên chưa làm sạch răng miệng hoàn toàn hoặc một số người khác lại đánh răng quá kỹ, quá mạnh, quá nhiều lần khiến cho lớp men răng bị bào mòn và răng trở nên nhạy cảm hơn.

đánh răng sai cáchĐánh răng quá mạnh làm tổn thương men răng và nướu, lâu dần sẽ bị ê buốt răng

Bên cạnh đó, việc sử dụng bàn chải quá cứng, kem đánh răng có độ mài mòn cao hoặc cũng dẫn đến tình trạng răng ê buốt.

Chế độ ăn uống nhiều axit

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều axit như chanh chua, dưa chua và các loại thức ăn chua khác cũng như uống nước ngọt có gas có thể làm mài mòn men răng, phân hủy bề mặt răng, dẫn tới lộ ngà là nguyên nhân ê buốt răng.

Việc sử dụng nước súc miệng có tác dụng sát khuẩn, giúp hơi thở thơm tho hơn nhưng đối với những trường hợp răng nhạy cảm (men răng đã bị hỏng) thì đây lại là một con dao hai lưỡi vì có chứa axit.

đồ uống có ga khiến răng nhạy cảmLưu ý khi sử dụng đồ uống có ga vì sẽ làm cho răng nhạy cảm hơn

Thói quen nghiến răng

Nghiến răng khi ngủ là tật xấu không chỉ gây gây ra những âm thanh khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe răng miệng. Khi nghiến răng, 2 hàm răng sẽ siết chặt lại, gây mòn răng. Lâu dần, ảnh hưởng đến men răng và làm cho răng trở nên ngày càng nhạy cảm hơn.

Thực hiện tẩy răng hoặc các thủ thuật nha khoa khác

Tự thực hiện tẩy trắng răng ở nhà hoặc làm các thủ thuật nha khoa tại những cơ sở chất lượng kém có thể làm tổn thương miên răng, khiến ê buốt răng. Do đó, trước khi thực hiện bất kỳ một thủ thuật nha khoa nào thì bạn cũng nên lựa chọn bác sĩ, cơ sở uy tín để thăm khám trước. Đồng thời, trong quá trình thực hiện thì cần tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ đưa ra.

tẩy trắng răng về bị ê buốtKhông ít trường hợp bọc răng sứ hoặc tẩy trắng răng về bị ê buốt do thực hiện tại các cơ sở thiếu uy tín

Ê buốt răng không đơn giản chỉ khiến người bệnh phải từ bỏ những món ăn, đồ uống yêu thích của bản thân, mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng và việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt, đối với trẻ em, răng bị đau buốt có thể dẫn đến chứng biếng ăn và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Chính vì vậy, việc can thiệp kịp thời để xử trí tình trạng răng ê buốt là rất cần thiết. 

Cách trị ê buốt răng hiệu quả

Bị ê buốt chân răng phải làm sao là mối quan tâm của nhiều người khi gặp phải trường hợp này. Cách chữa ê buốt răng hiệu quả nhất là thực hiện các phương pháp chăm sóc và bảo vệ men răng để tránh được các tác động của tác nhân kích thích đến các dây thần kinh trong răng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý để chăm sóc và điều trị giảm ê buốt răng bạn có thể tham khảo ngay:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Không đánh răng quá mạnh hoặc đánh sát đường viền nướu vì có khả năng khiến cho men răng bị mòn nhanh hơn. Tốt nhất nên sử dụng loại bàn chải có lông mềm và để bàn chải tạo thành một góc với đường nướu rồi chải lên xuống một cách nhẹ nhàng.

Ngoài ra, nên sử dụng những loại kem đánh răng chống ê buốt. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn, bạn nên đọc rõ thành phần trên bao bì, không chứa những chất độc hại như chất tạo màu, Triclosan, Sodium Lauryl Sulfate…

chữa ê buốt răng tại nhàChăm sóc răng miệng cẩn thận là cách giúp giảm ê buốt răng tại nhà đơn giản nhưng tương đối hiệu quả

Chế độ ăn uống khoa học

Răng ê buốt nên ăn và không nên ăn gì là mối bận tâm của nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Một số lưu ý không nên bỏ qua:

  • Cần loại bỏ những món ăn, đồ uống chứa nhiều axit trong chế độ ăn hằng ngày như chanh, cam, đồ uống chứa cacbonat… Đặc biệt, cần tránh ăn những loại thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như chuối, táo… giúp bổ sung nhiều khoáng chất cho cơ thể để phòng tránh tình trạng răng ê buốt.
  • Tăng cường ăn những loại thực phẩm chứa nhiều canxi như bơ, sữa, hạnh nhân, rau cải màu xanh đậm…

Đến gặp bác sĩ để điều trị ê buốt răng

Đối với những trường hợp do bệnh lý gây ra thì bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị dứt điểm ê buốt răng. Ví dụ như:

  • Tụt nướu: Trám cổ chân răng.
  • Sâu răng: Sử dụng liệu pháp Florua, trám răng, bọc răng sứ… 
  • Bệnh nướu răng: Lấy cao răng, làm láng chân răng dưới đường nướu hoặc phẫu thuật kết hợp với sử dụng thuốc.
  • Nứt răng hoặc nứt vết trám: Trám răng hoặc bọc răng sứ với những trường hợp nặng.

chữa ê buốt răng dứt điểmĐến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và chữa răng ê buốt một cách triệt để

Tóm lại, bạn không nên chủ quan với tình trạng ê buốt răng. Để phòng ngừa ê buốt răng thì cần chú ý chăm sóc răng miệng, khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề bất thường và có hướng can thiệp kịp thời, tránh trường hợp gặp phải các biến chứng không mong muốn.

Liên hệ ngay đến Hotline 1900 1806 nếu bạn có nhu cầu thăm khám và điều trị trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

798

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám