FAST đột quỵ: Dấu hiệu nhận biết nhanh cơn đột quỵ

Thu Hiền

04-03-2024

goole news
16

Triệu chứng đột quỵ thường khởi phát trong vài phút hoặc vài giờ và chuyển biến xấu rất nhanh khiến việc cấp cứu đột quỵ kịp thời trở nên khó khăn. Quy tắc FAST đột quỵ giúp mọi người xung quanh nhận biết nhanh chóng và kịp thời hỗ trợ các trường hợp khẩn cấp.

Thế nào là FAST đột quỵ?

FAST là viết tắt của các dấu hiệu điển hình của cơn đột quỵ giúp mọi người nhận biết nhanh chóng và giúp đỡ bệnh nhân khi phát bệnh. Đây là quy tắc khá hữu hiệu giúp bệnh nhân được cấp cứu nhanh, tăng khả năng sống và giảm nhẹ biến chứng sau đột quỵ.

Những dấu hiệu FAST trong đột quỵ

Các dấu hiệu của FAST đột quỵ cụ thể là:

Face - Khuôn mặt (F)

Mặt của bệnh nhân bị mất cân đối, chảy xệ, lệch sang một bên. Khi cười thấy miệng méo sang qua một bên. 

Arm - Cánh tay (A)

1 hoặc 2 cánh tay không thể nâng lên cao qua khỏi đầu. Nâng thẳng tay nhưng không thể giữ được mà rơi xuống ngay lập tức. 

Speech - Lời nói (S)

Dấu hiệu dễ thấy nhất của đột quỵ là nói lắp, nói khó, không nói rõ ràng, nói đớt,... Nhìn chung bệnh nhân đột quỵ khó diễn tả được điều mình muốn nói, cũng không có khả năng hiểu và phản ứng lại lời nói. Đây là trở ngại thường thấy do tổn thương tế bào não.

Time - Thời gian (T)

Chữ cái cuối cùng trong FAST đột quỵ không nói về triệu chứng mà muốn nhắc nhở bạn. Bất cứ lúc nào phát hiện ra 1 trong các dấu hiệu của đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ là từ 3 - 4,5 giờ đầu tiên. Nếu được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có nhiều cơ hội sống và giảm nhẹ các biến chứng do đột quỵ hơn.

Minh hoạ quy tắc FAST đột quỵMinh hoạ quy tắc FAST đột quỵ

Các dấu hiệu của đột quỵ khác ngoài FAST

Trên thực tế FAST đột quỵ chỉ tổng hợp những dấu hiệu chung để phục vụ các trường hợp khẩn cấp. Người bệnh lên cơn đột quỵ có thể có các dấu hiệu nhận biết khác như:

  • Đau đầu dữ dội và đột ngột: Bệnh nhân có thể bị đau đầu mà không rõ lý do. Cơn đau có chiều hướng tăng lên và không thuyên giảm cho dù có sử dụng các loại thuốc giảm đau. 
  • Chóng mặt: Khi đi trên đường, người bệnh có thể cảm thấy chao đảo, không giữ được thăng bằng, khó khăn trong việc đi lại. 
  • Giảm hoặc mất thị lực: Bệnh nhân có thể chỉ nhìn thấy mờ mờ, không nhìn thấy ở 1 hoặc cả 2 mắt. 
  • Mất cảm giác, tê một phần cơ thể: Tê liệt, yếu một bên tay, chân, hay thậm chí nửa người có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ
  • Khó nuốt: Người bệnh đột quỵ có thể cảm giác như có cái gì đó mắc kẹt trong họng hoặc không thể nuốt thức ăn. 
  • Rối loạn nhận thức, mơ hồ: Khó khăn trong giao tiếp và nhận thức những điều xung quanh là tình trạng nhận thức bị ảnh hưởng thường thấy của người bị đột quỵ. 
  • Rối loạn cảm giác: Nóng, lạnh, đau rát không có nguyên nhân, bất thường có thể là dấu hiệu của đột quỵ

Đau đầu dữ dội đột ngột là dấu hiệu FAST đột quỵ chưa đề cập đếnĐau đầu dữ dội đột ngột là dấu hiệu FAST đột quỵ chưa đề cập đến

Làm gì khi gặp dấu hiệu FAST đột quỵ?

Nếu phát hiện dấu hiệu của FAST trên một trong những người xung quanh. Bạn nên thực hiện theo các bước dưới dây:

  • Gọi cấp cứu 115 ngay lập tức: Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt. 
  • Sơ cứu đột quỵ: Sau khi gọi cấp cứu bệnh nhân cần được nằm ở nơi thoáng mát, thoải mái. Nới lỏng cà vạt, quần áo để đảm bảo người bệnh được thoải mái. Đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng 30 - 45 độ để tránh bị nôn. 
  • Không tự ý điều trị cho người bệnh: Không dùng kim châm vào 10 đầu ngón tay, ngón chân người bệnh. Không cho người bệnh ăn uống hay đưa vật thể lạ vào miệng người bệnh.
  • Cung cấp thông tin cho nhân viên y tế: Để hỗ trợ quá trình điều trị, bác sĩ cần được biết về triệu chứng, thời gian phát bệnh, tiền sử bệnh lý và các loại thuốc đang sử dụng. 

Người bệnh có các dấu hiệu của FAST đột quỵ cần được cấp cứu ngay để tránh bỏ lỡ giờ vàngNgười bệnh có các dấu hiệu của FAST đột quỵ cần được cấp cứu ngay để tránh bỏ lỡ giờ vàng

Bên cạnh FAST đột quỵ, một số quy tắc khác cũng báo hiệu các dấu hiệu của bệnh đột quỵ như BE FAST. Trong đó để chỉ BE để chỉ triệu chứng mất thăng bằng, mất thị giác đột ngột ở người bệnh. Hay FASTER là thuật ngữ mở rộng để chỉ các dấu hiệu tương tự của các trường hợp đột quỵ. 

Có thể nói, FAST đột quỵ là thuật ngữ hữu hiệu hỗ trợ phát hiện các triệu chứng đột quỵ nhanh chóng. Từ đó, người bệnh đột quỵ được cấp cứu nhanh chóng và giảm tối đa các biến chứng nặng nề kèm theo. 

Lưu ý  khi lựa chọn cơ sở y tế theo dõi và điều trị đột quỵ

Để người bệnh được điều trị hiệu quả, tránh phải chuyển viện tốn kém, mất thời gian, gia đình nên lựa chọn các Bệnh viện có điều kiện chữa trị tốt. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sở hữu hệ thống máy móc chẩn đoán hình ảnh cho ra kết quả nhanh, chính xác. Kết hợp cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm điều trị giúp người bệnh phục hồi từ từ, giảm tối đa khả năng tái phát đột quỵ.

Sàng lọc đột quỵ dưới máy CT Scan Philips 128 dãy tại BVĐK Phương ĐôngSàng lọc đột quỵ dưới máy CT Scan Philips 128 dãy tại BVĐK Phương Đông

Nếu chị em có các thắc mắc nào khác về FAST đột quỵ, bạn có thể liên hệ hotline 19001806 hoặc để lại thông tin tại Đặt lịch khám để đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,408

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám