Điều trị gãy xương bánh chè như thế nào? Có phải bó bột không?

Ngọc Anh

20-07-2025

goole news
16

Xương bánh chè là một trong các bộ phận quan trọng giúp nâng đỡ chi dưới. Gãy xương bánh chè là chiếm 1% các ca gãy xương trên lâm sàng với biểu hiện điển hình như bầm tím, không thể gập hoặc duỗi thẳng đầu gối, bầm tím, xương nhô ra khỏi da đầu gối,... 

Gãy xương bánh chè là gì?

Xương bánh chè là xương nhỏ có hình tam giác nằm ở phía trước khớp gối, chịu trách nhiệm truyền lực để gấp duỗi gối. Gãy xương bánh chè (patella fracture) là tình trạng xương vừng thuộc vùng đầu gối bị rạn nứt, vỡ ra thành từng mảnh nhỏ bị do tai nạn giao thông, va chạm với nhiều tác động từ bên ngoài. Đây là chấn thương hiếm thấy trên lâm sàng với chỉ 1% ca bệnh bị gãy đoạn xương này. 

Xương bánh chè bị gãy thành các mảnh nhỏ, phải cố định lại 

Xương bị gãy thành các mảnh nhỏ, phải cố định lại 

Nguyên nhân xương bánh chè bị gãy là gì?

Như đã nhắc đến ở trên, xương bánh chè giống như tấm khiên bảo vệ cho khớp gối nên mọi nhân tố có thể khiến người bệnh bị ngã, va chạm, đập vật cứng vào khu vực này đều có thể gây ra các vết nứt và tổn thương trên xương.

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Té ngã và đập mạnh vào đầu gối xuống đất, tai nạn giao thông, hoặc va chạm khi tập luyện thể thao như bóng đá, bóng rổ,...
  • Bị va đập mạnh đầu gối vào vật cứng khi gối ở tư thế gập 
  • Bị đánh hoặc ném vật cứng vào vùng xương bánh chè có thể xảy ra khi chạy nhảy
  • Không khởi động trước khi tập thể thao nên bị căng cơ đột ngột hoặc chạy marathon, tập luyện sai tư thế

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng gãy xương bánh chè?

Bạn có thể cảm nhận được những sự thay đổi rõ rệt ở vùng gối nếu không may bị gãy kín vùng xương bánh chè như sau:

  • Khớp gối sưng to, bầm tím, biến dạng do tổn thương các mô
  • Khớp gối bị tràn dịch, cảm giác lỏng lẻo khi ấn vào vị trí các khớp 
  • Không duỗi gối được bình thường
  • Xương bánh chè bị giãn cách
  • Cảm giác đau đớn và đi lại khó khăn

Lúc này, bạn nên đến các Bệnh viện uy tín để được thăm khám lâm sàng và chỉ định chụp X Quang để phát hiện các bất thường về hình thái, cấu trúc xương bánh chè càng sớm càng tốt. 

Gãy xương có thể quan sát rất rõ trên phim X Quang

Gãy xương có thể quan sát rất rõ trên phim X Quang

Phân loại các kiểu gãy ở xương bánh chè

Có thể bạn chưa biết, cùng là bị gãy xương nhưng dựa vào tính chất, chúng ta còn có thể chia thành các hình thức khác nhau như:

  • Gãy nứt có di lệch: Đây là kiểu gãy mà các mảnh xương bánh chè bị kéo ra 2 phía, tạo thành 1 khoảng trống ở giữa khiến xương lệch ra khỏi vị trí.
  • Gãy nứt không di lệch: Sau khi gãy, các mảnh xương cách xa nhau hơn một chút (dưới milimet) cần cố định khớp gối để xương phục hồi được 
  • Gãy xương thành nhiều mảnh: Xương gãy khá nghiêm trọng với các mảnh nhỏ có thể di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu hoặc bị vỡ thành nhiều mảnh hơn
  • Gãy hở xương bánh chè kiểu: Đây là chấn thương nghiêm trọng nhất với các ổ gãy và các vết rách da thông với môi trường bên ngoài. Nếu không điều trị kịp thời, bạn có thể bị viêm khớp hoặc nhiễm trùng khớp
  • Gãy kiểu bong giật: Điểm bám vào xương của gân cơ tứ đầu hoặc gân bánh chè bị bong giật ra khiến người bệnh không duỗi gối bình thường được
  • Gãy bong mảnh sụn xương bánh chè: Xương bị gãy và vô tình đẩy mạnh sụn vào khớp gối. người bệnh cần phẫu thuật sớm!

Biến chứng của gãy xương bánh chè

Chấn thương này ở bánh chè không gây nguy hiểm nếu bệnh nhân được phát hiện kịp thời và thực hiện các bài tập vật lý trị liệu hiệu quả. Bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn sau 3 - 4 tháng. Tuy nhiên, một số người không may lại gặp phải biến chứng khi gãy xương bánh chè như sau:

  • Khớp gối sưng viêm, có mủ
  • Cơ tứ đùi bị teo, không vận động được trong thời gian dài
  • Xơ hoá và vôi hoá các dây chằng bao quanh khớp làm hạn chế vận động, đặc biệt là khó khăn trong việc gấp và duỗi gối
  • Liền lệch xương bánh chè và biến chứng của dùng khớp giả xương bánh chè

Khớp gối nơi có xương bánh chè bị gãy có thể sưng đỏ và to bất thường

Khớp gối nơi có xương bánh chè bị gãy có thể sưng đỏ và to bất thường

Cách xử lý khi bị gãy xương ở đầu gối

Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường ở gối, bạn nên nghỉ ngơi và hạn chế di chuyển. Ngoài ra, bạn có thể dùng đá gói trong khăn sạch để chườm lên vùng chấn thương trong 20 phút, nghỉ 20 phút và lặp lại.

Sau đó, với các trường hợp nguy cơ cao bị gãy xương, bạn có thể sơ cứu tạm thời theo hướng dẫn sau:

  • Cố định tạm thời ở vị trí ⅓ giữa dùi đến trên bàn chân bằng nẹp gỗ, để gối duỗi hoàn toàn
  • Đến các Bệnh viện, nhà thuốc khác để trình bày triệu chứng và mua thuốc nếu cần
  • Tuyệt đối không tự ý áp dụng các phương pháp dân gian như uống thuốc nam, đắp lá, bôi cao dầu nóng,...

Điều trị gãy xương bánh chè như thế nào?

Tùy tình trạng sức khoẻ mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ điều trị một hoặc kết hợp nhiều phương pháp dưới đây:

Điều trị bảo tồn

Với các trường hợp gãy xương không di lệch (khoảng cách mảnh gãy <2-3mm, chênh diện khớp <1mm) sẽ được điều trị bằng cách bó bột chân ở tư thế duỗi gối cho đến khi xương lành lại.

Với những bệnh nhân này, họ cần tập các bài tập vật lý trị liệu gãy xương bánh chè để phục hồi lại chức năng của các cơ, gân và xương sau khi chấn thương. Việc tập luyện này là hết sức cần thiết để khôi phục lại khả năng đi lại, co duỗi của đầu gối và hạn chế biến chứng cứng, yếu cơ. 

Bạn sẽ được bó bột để điều trị bảo tồn và tập vật lý trị liệu

Bạn sẽ được bó bột để điều trị bảo tồn và tập vật lý trị liệu

Điều trị phẫu thuật

Nếu chấn thương xương bánh chè của bạn ở mức độ nặng, ghi nhận các mảnh xương có sự di lệch hay các vết gãy phức tạp thì cần phẫu thuật. Nguyên nhân là các mảnh vỡ quá xa nhau thì sẽ khó tự liền lại, hơn nữa, gân tứ đầu và gương bánh chè có xu hướng kéo các mảnh gương ra xa nhau.

Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ dùng vít xốp. đinh, chỉ thép,... để kết nối các xương bị gãy với nhau. Nhưng nếu mảnh xương quá nhỏ, chúng ta sẽ bỏ qua chúng, tập trung vào ổ gãy vững và mặt khớp chè đùi phẳng theo đúng giải phẫu. 

Gãy xương bánh chè kiêng ăn gì?

Để đảm bảo xương liền đúng theo tiến độ, bạn nên hạn chế các món ăn dưới đây:

  • Đồ chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi, máu lưu thông kém, vết thương chậm lành
  • Rượu bia, các chất kích thích như rượu, bia,...
  • Đồ ăn nhanh chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói,...
  • Các món đồ hộp

Có thể nói, gãy xương bánh chè có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đu lại và vận động của bệnh nhân. Để bảo vệ sức khỏe cho cơ thể, bạn nên chú ý đến mọi bất thường của cơ thể và chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp
19001806 Đặt lịch khám