Trong nhiều trường hợp, khi làm xét nghiệm máu, người ta thấy có chỉ số mono nhưng nhiều người chưa biết mono là gì. Đây là một thuật ngữ để chỉ một thành phần quan trọng trong tế bào máu. Thắc mắc này sẽ được giải đáp cụ thể trong nội dung dưới đây.
Bạch cầu mono là một tế bào bạch cầu có hình dạng trong suốt.
Vậy mono là gì?
Mono chính là tên một loại tế bào bạch cầu trong máu. Bạch cầu vốn có nhiều loại. Mỗi loại bạch cầu có một chức năng và nhiệm vụ riêng.
Bạch cầu là thành phần không thể thiếu trong máu người. Thành phần này có nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt các yếu tố có nguy cơ xâm hại đến các tế bào, gây suy giảm hệ miễn dịch và gây bệnh xuất hiện trong máu. Trong số các loại bạch cầu, bạch cầu mono là một tế bào bạch cầu có tác dụng bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh. Bạch cầu mono có trong các mô ở cơ thể. Tuy nhiên chúng xuất hiện nhiều nhất ở lách, trong mạch bạch huyết và trong các hạch.
Đặc điểm của tế bào bạch cầu mono
- Nhận dạng: bạch cầu mono là một tế bào bạch cầu có hình dạng trong suốt.
- Thời gian tồn tại trong máu: Thời gian lưu lại trong máu của tế bào bạch cầu mono chỉ kéo dài tối đa khoảng 20 giờ đồng hồ.
- Thời gian tồn tại của tế bào bạch cầu mono trong các tổ chức khác: Sau khi lưu hành trong máu, bạch cầu mono di chuyển sang tế bào tổ chức. Tại tế bào này, chúng bắt đầu tăng kích thước trở thành đại thực bào tổ chức. Khi đó đại thực bào có thể sống trong khoảng thời gian vài tháng, thậm chí là vài năm. Chúng có khả năng mạnh mẽ chống lại các tác nhân lạ gây bệnh.
- Phân loại: Tế bào bạch cầu mono được chia làm ba loại bao gồm: Bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân, tế bào lympho. Trong đó bạch cầu hạt lại chia thành 3 loại gồm bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu ái toan. Tế bào lympho cũng có 3 loại gồm tế bào B, tế bào T và các tế bào tiêu diệt tự nhiên. Bạch cầu đơn nhân khi trưởng thành có thể biệt hóa thành đại thực bào, tại các mô khác nhau của cơ thể.
- Mỗi loại tế bào bạch cầu có một chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
Tìm hiểu mono là gì sẽ giúp mỗi người biết rõ hơn về kết quả xét nghiệm máu
Khi nào cần làm xét nghiệm bạch cầu mono?
Người có vấn đề bất ổn cần kiểm tra sức khỏe nhằm tầm soát bệnh, hoặc người cần khám sức khỏe định kỳ là những đối tượng được chỉ định thực hiện xét nghiệm bạch cầu mono.
Đây là xét nghiệm xác định số lượng bạch cầu trong máu và các chỉ số liên quan. Xét nghiệm này có thể được chỉ định tiến hành riêng hoặc thực hiện trong khuôn khổ xét nghiệm tổng phân tích máu. Đơn vị tính của xét nghiệm là phần trăm (%).
Xét nghiệm bạch cầu mono cho thấy chỉ số mono trong máu có ở mức bình thường không hay bất ổn (tăng hoặc giảm). Kết quả xét nghiệm thể hiện phần trăm tế bào mono tăng nhanh hay chậm sẽ biểu hiện các bệnh lý khác nhau.
Một số loại thuốc có thể tác động đến kết quả xét nghiệm chỉ số mono nếu bệnh nhân sử dụng thuốc trước khi tiến hành xét nghiệm.
Khi đi khám và xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ giải thích mono là gì nếu bạn đặt câu hỏi
Ý nghĩa kết quả xét nghiệm bạch cầu mono
- Chỉ số mono bình thường: giá trị mono từ 4 - 8% ( 0-0.9 G/L);
- Chỉ số mono tăng: giá trị mono lớn hơn 8% ( > 0.9 G/L);
- Chỉ số mono giảm: giá trị mono nhỏ hơn 4% (< 0 G/L).
Khi chỉ số mono trong máu tăng sẽ là dấu hiệu cảnh báo khả năng mắc các bệnh lý như: sốt rét, rối loạn sinh tủy, tình trạng mất bạch cầu hạt do nhiễm độc dị ứng, nhiễm khuẩn, nhiễm virus, bệnh chất tạo keo, ung thư ác tính đường tiêu hóa, u tuỷ, bạch cầu cấp dòng mono, bệnh Hodgkin.
Trường hợp chỉ số mono giảm cho thấy người bệnh có thể mắc các bệnh lý bao gồm: suy giảm miễn dịch, suy tủy, bệnh nhiễm ký sinh trùng, suy giảm sức đề kháng.
Như vậy, xét nghiệm chỉ số tế bào bạch cầu mono trong máu có ý nghĩa quan trọng. Đây là căn cứ giúp bác sĩ có những chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp và hiệu quả cho từng trường hợp bệnh nhân.
Trường hợp kết quả xét nghiệm chỉ số mono trong máu có biến động bất thường tăng hoặc giảm so với mức trung bình, người được xét nghiệm cần thăm khám và được theo dõi theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ định thường gặp là tái khám theo lịch hẹn và làm xét nghiệm máu khoảng 3 đến 6 tháng tiếp theo kể từ lần khám đầu nhằm đánh giá lại hiện trạng.