Tỷ lệ bạch cầu mono cao có sao không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, ở một người khỏe mạnh, tỷ lệ bạch cầu mono trong máu sẽ giao động ở mức 4.0% - 8.0%. Khi chỉ số này tăng quá cao thì có nghĩa bạn đang mắc một số bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bạch cầu mono là gì?
Bạch cầu mono là một loại tế bào bạch cầu tồn tại máu, lá lách, các hạch và mạch bạch huyết hoặc các mô khác trên cơ thể. Trong đó, máu là nơi nó tập trung chủ yếu.
Bạch cầu mono tồn tại nhiều nhất trong máu
Bạch cầu mono vai trò bảo vệ cơ thể con người trước những tác nhân gây bệnh. Nó bao gồm 3 loại là bạch cầu đơn nhân, bạch cầu hạt và cuối cùng là tế bào Lympho. Trong đó:
- Bạch cầu hạt: Bao gồm các bạch cầu ái toan, ái kiềm và bạch cầu trung tính.
- Bạch cầu đơn nhân: Đây là loại bạch cầu lớn nhất và khi trưởng thành có có thể biệt hóa thành đại thực bào.
- Tế bào Lympho: Bao gồm 3 loại Lymphocyte. Cụ thể là các tế bào giết tự nhiên, tế bào B và cuối cùng là tế bào T. Đây là các tế bào chuyên biệt thuộc hệ miễn dịch và thường gặp ở hệ bạch huyết.
Thời gian sống tối đa của bạch cầu mono trong máu khá ngắn, trung bình là khoảng dưới 20 giờ. Ngay sau đó chúng sẽ bắt đầu di chuyển đến các tổ chức khác nhau trong cơ thể người và tăng kích thước sau đó trở thành đại thực bào tổ chức. Khi tồn tại dưới dạng này, các bạch cầu mono có thể sống tới vài tháng, thậm chí là vài năm, đồng thời lúc này nó cũng có khả năng kháng lại các tác nhân gây bệnh.
Chỉ số bạch cầu mono thế nào là ổn định?
Bình thường tỷ lệ bạch cầu mono trong máu chỉ dao động ở mức 4.0% - 8.0%. Tuy nhiên, chỉ số này có thể bị ảnh hưởng bởi một số thuốc mà chúng ta sử dụng trước khi thực hiện xét nghiệm, ví dụ như glucocorticoid chẳng hạn.
Chỉ số bạch cầu mono được xem là ổn định khi chỉ chiếm tỷ lệ 4.0% - 8.0%
Nếu thấy tỷ lệ bạch cầu mono trong máu tăng cao hoặc giảm xuống thấp ngoài giới hạn cho phép nêu trên, bạn cần lưu ý một số bệnh lý thường gặp. Đây sẽ là căn cứ để các bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn nếu cần để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn. Từ đó sớm có biện pháp can thiệp xử trí kịp thời và hiệu quả nhất.
Tỷ lệ bạch cầu mono cao có sao không?
Tỷ lệ bạch cầu mono cao khi đạt trên 8.0%. Không phải ngẫu nhiên, chỉ số này lại có mặt nhiều trong máu tơi vậy.
Vậy tỷ lệ bạch cầu mono cao có sao không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, chỉ số này dù cao hay thấp hơn ngưỡng cho phép thì đều là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý.
Trong trường hợp tỷ lệ bạch cầu mono cao hơn mức tiêu chuẩn thì rất có thể do bạn đang bị:
- Bệnh cúm.
- Bệnh quai bị.
- Bệnh viêm gan.
- Mắc bệnh sốt rét
- Bị nhiễm độc dị ứng
- Viêm nội mạc bán cấp.
- Bệnh lao.
- Một số bệnh lý ác tính như: ung thư dạ dày/đại tràng/trực tràng, bệnh bạch cầu cấp dòng mono, u tủy,..
Tỷ lệ bạch cầu mono cao có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh quai bị
Chú ý: Nếu sau xét nghiệm thấy chỉ số bạch cầu mono cao hơn ngưỡng cho phép thì bạn không nên quá lo lắng, Bởi điều này chưa đủ căn cứ để có thể kết luận rằng bạn đã mắc phải một trong số bệnh lý kể trên. Bởi bác sĩ còn phải thực hiện thăm khám chuyên sâu kết hợp với các xét nghiệm khác thì mới có thể đưa ra kết luận chính xác nhất.
Ngược lại với tỷ lệ bạch cầu mono giảm bạn có thể đang gặp phải một số vấn đề liên quan tới hệ miễn dịch, mất cân bằng sinh tủy, suy tủy, nhiễm ký sinh trùng, giảm sức đề kháng. Lúc này, một số xét nghiệm khác cũng cần được thực hiện thêm để có thể chẩn đoán chính xác bệnh.
Tỷ lệ bạch cầu mono cao phải làm sao?
Khi kết quả xét nghiệm cho thấy, tỷ lệ bạch cầu mono cao hơn ngưỡng cho phép thì bạn nên khắc phục tình trạng này bằng một số biện pháp sau:
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh
Việc bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe là điều rất quan trọng đối với việc điều chỉnh tỷ lệ bạch cầu mono trong máu về mức cân bằng. Bởi việc làm này không chỉ giúp con người tránh khỏi các bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp mà còn hạn chế sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn có hại vào cơ thể thông qua đường ăn uống.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ
Thăm khám sức khỏe định kỳ là việc cần thiết mà ai cũng nên thực hiện. Nó sẽ giúp bạn đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại của mình, đồng thời phát hiện sớm một số bệnh lý, qua đó kịp thời có biện pháp chăm sóc và điều trị.
Tỷ lệ bạch cầu mono cao phải làm sao? Lời khuyên là bạn nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ
Khi thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ, lượng bạch cầu mono trong máu đang tăng hay giảm sẽ được đánh giá thông qua kết quả phân tích máu. Nếu tỷ lệ này tăng cao, bác sĩ sẽ xem xét tới một số chỉ số khác liên quan để đưa ra kết luận chính xác. Ví dụ như như số lượng bạch cầu hay thể tích bạch cầu trong máu chẳng hạn.
- Tập luyện thể dục thường xuyên
Khi có tỷ lệ bạch cầu mono cao, tốt nhất mỗi ngày, bạn nên dành ra 30 phút để tập luyện thể dục, thể thao. Điều này sẽ giúp cơ thể đào thải được các chất độc hại ra ngoài đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất bên trong diễn ra tốt hơn.
Thăm khám và điều trị khi mono cao tại đâu?
Với thế mạnh vượt trội về cả về con người lẫn trang thiết bị, BVĐK Phương Đông tự tin là nơi tiếp nhận thăm khám và điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có cả tình trạng bạch cầu mono cao. Trong đó, Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là trung tâm xét nghiệm đồng bộ với đầy đủ các lĩnh vực: sinh hóa – miễn dịch, huyết học – truyền máu, miễn dịch, vi sinh – sinh học phân tử và giải phẫu bệnh. Từ đó đảm bảo đạt tiêu chuẩn cao.
Bạn có thể làm xét nghiệm máu và kiểm tra tỷ lệ bạch cầu mono tại Khoa xét nghiệm - BVĐK Phương Đông
Hiện tại, khoa xét nghiệm BVĐK Phương Đông đang sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu tử các quốc gia phát triển như:
- Máy phân tích huyết học tự động lazer 26 thông số - Quintus của Italy.
- Máy Sinh hóa tự động hoàn toàn - AU480 của Beckman Coulter, Mỹ.
- Máy miễn dịch tự động hoàn toàn theo nguyên lý điện hóa phát quang - Cobase411 của Roche, Thụy sỹ.
- Máy đông máu tự động - CS600 của Sysmec, Nhật Bản.
Vừa rồi là thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc tỷ lệ bạch cầu mono cao có sao không cùng một số vấn đề liên quan. Chỉ số này có thể là biểu hiện của một số bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, vì vậy mỗi chúng ta đều không nên chủ quan và đừng quên thăm khám sức khỏe định kỳ nhé!