Giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết là gì và xử lý ra sao

Phương Loan

03-04-2024

goole news
16

Tại Việt Nam, sốt xuất huyết lưu hành quanh năm ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, nhưng bùng phát mạnh mẽ nhất vào mùa mưa. Khi nhiễm bệnh, tương ứng với các giai đoạn sốt xuất huyết sẽ có triệu chứng, cách chăm sóc khác nhau để hạn chế biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe.

Các giai đoạn sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây bệnh thông qua muỗi cái Aedes. Tùy vào bị nhiễm thể nhẹ hay thể nặng, mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng lâm sàng ở các giai đoạn sốt xuất huyết khác nhau.

Dù vậy, thông thường người bệnh sốt xuất huyết đều trải qua 4 giai đoạn. Bao gồm giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm- giai đoạn cần lưu ý nhất và giai đoạn hồi phục. Chi tiết biểu hiện của từng thời kỳ như sau:

Giai đoạn ủ bệnh sốt xuất huyết

Người khỏe mạnh khi bị muỗi vằn cái mang virus Dengue cắn, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể bằng đường máu và bắt đầu lây lan khắp cơ thể trong 2 - 7 ngày. Tùy vào thể trạng, hệ miễn dịch mỗi người mà thời gian ủ bệnh dao động 3 - 14 ngày.

Giai đoạn ủ bệnh diễn ra trong 3 - 14 ngày

(Giai đoạn ủ bệnh diễn ra trong 3 - 14 ngày)

Ở giai đoạn này, phần lớn người bệnh sốt xuất huyết không biết mình bị nhiễm virus do không có biểu hiện đặc trưng. Dẫn tới chủ quan không đến cơ sở y tế thăm khám, tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà khiến bệnh tình trở nặng.

Giai đoạn sốt

Khi tiến vào giai đoạn sốt, người bệnh sẽ nhận thấy rõ ràng hơn nhờ biểu hiện sốt cao 39 - 40 độ trong 2 - 7 ngày. Các triệu chứng khác có thể đi kèm như đau đầu dữ dội, đau sau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, đau xương, phát ban, xuất huyết nhỏ hoặc ban đỏ vùng hầu họng, mặt trong 24 - 48 giờ.

Giai đoạn sốt cao liên tục trên 39 - 40 độ C

(Giai đoạn sốt cao liên tục trên 39 - 40 độ C)

Trường hợp người bệnh nôn mửa dai dẳng, đau bụng dữ dội, tích tụ dịch, chảy máu niêm mạc, khó thở, uể oải, nôn nao, rất có thể đây là cảnh báo bệnh diễn tiến nguy hiểm. Cần lập tức liên hệ với bác sĩ hoặc di chuyển đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Riêng với trẻ em ở giai đoạn sốt, các biểu hiện đặc trưng bao gồm đau bụng và đau họng dữ dội. Thường đến ngày thứ 8 sẽ xuất hiện chảy máu mũi, nốt xuất huyết li ti trên da, lan nhanh ở tay, chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt gây ngứa ngáy và khó chịu.

Giai đoạn nguy hiểm

Giảm sốt đối với sốt xuất huyết đôi khi dấu hiệu cảnh báo bệnh tiến vào giai đoạn nguy hiểm, kéo dài trong 24 - 48 giờ. Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng nhiễm trùng thứ phát, bao gồm cô đặc máu và giảm tiểu cầu. Đây là giai đoạn cần lưu ý nhất đối với bệnh sốt xuất huyết.

Giảm sốt là dấu hiệu bệnh tiến triển nặng

(Giảm sốt là dấu hiệu bệnh tiến triển nặng)

Hoặc khởi phát các triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Huyết tương bị rò rỉ, tràn dịch cổ trướng hoặc màng phổi, cô đặc máu, hạ protein trong máu do tăng tính thấm thành mạch.
  • Sốc huyết áp, huyết áp tâm thu giảm nhanh chóng, gây sốc dẫn đến tử vong.
  • Tình trạng xuất huyết nghiêm trọng như tiểu tiện ra máu, đại tiện ra máu, phân đen, hắc ín, nôn mửa kèm máu, rong kinh, ho ra máu hoặc chảy máu âm đạo bất thường.
  • Tràn dịch màng phổi gây đau tức  ngực khi vận động, khó thở, căng tức ngực.
  • Tràn dịch màng bụng, gây chướng và phình to bụng, gây cảm giác khó chịu.
  • Gan phình to, tay chân lạnh ẩm, li bì, chậm chạp, nặng nề, tiểu ít, gây đau tức sườn dưới hoặc vùng thượng vị.
  • Sốt xuất huyết dưới da làm nổi các nốt đỏ hoặc mảng đốm đỏ ở lòng bàn tay, mu bàn chân, bụng, đùi, mạng sườn.

Một số triệu chứng khác mà người bệnh sốt xuất huyết có thể phải đối mặt như viêm gan, viêm cơ tim, viêm tụy và viêm não. Bởi vậy, khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên bạn cần đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất để được thăm khám kịp thời.

Giai đoạn hồi phục sốt xuất huyết

Sau khi kết thúc giai đoạn nguy hiểm từ 1 - 2 ngày, nếu được điều trị và chăm sóc tích cực, người bệnh sẽ cắt sốt hoàn toàn, huyết áp trở về mức ổn định. Một số triệu chứng nguy hiểm như rò rỉ huyết tương giảm, chỉ số hồng cầu ổn định, tăng số lượng bạch cầu khỏe mạnh và tiểu cầu trong máu.

Đây là một trong các giai đoạn sốt xuất huyết dễ chăm sóc, theo dõi nhất, tuy nhiên không được chủ quan hay lơ là. Dù chỉ là một biểu hiện bất thường nhỏ cũng cần liên hệ y tế chuyên môn, tuân thủ quy tắc và hướng dẫn điều trị.

Sốt xuất huyết giai đoạn nào nguy hiểm nhất?

Trong phần 1. Các giai đoạn sốt xuất huyết, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã chia sẻ giai đoạn giảm sốt là nguy hiểm nhất. Thường diễn ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau ngày phát sốt đầu tiên, gây hạ tiểu cầu và đông máu.

Nếu không được thăm khám kịp thời, người bệnh có thể gặp những biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm như suy tạng, xuất huyết não, tràn dịch màng phổi hoặc thậm chí là tử vong. Đặc biệt là trẻ em rất dễ gặp phải những biến chứng của sốt xuất huyết do hệ miễn dịch còn yếu. Vậy nên, khi hạ sốt bạn hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám bác sĩ, xét nghiệm chẩn đoán chính xác.

Chế độ dinh dưỡng cho các giai đoạn sốt xuất huyết như thế nào?

Tùy từng giai đoạn sốt xuất huyết mà sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau, phù hợp với các triệu chứng. Phần lớn không có hướng dẫn với thời kỳ ủ bệnh, do biểu hiện lâm sàng khi này không quá đặc trưng và rõ ràng.

Những món ăn giàu dinh dưỡng cho người bị sốt xuất huyết

Những món ăn giàu dinh dưỡng cho người bị sốt xuất huyết

Khi bị sốt cao liên tục trong nhiều ngày, người nhà nên bổ sung thực phẩm dạng lỏng như cháo, súp, canh. Những món ăn này vừa cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vừa hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.

Giai đoạn giảm sốt, dần hồi phục hoặc diễn tiến lên mức nguy hiểm, người bệnh cần một chế độ ăn nhẹ. Hạn chế, tránh tuyệt đối thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, có gas, nhiều đường hoặc chất kích thích khiến bệnh tình kéo dài.

Phương pháp điều trị sốt xuất huyết

Bệnh nhân và gia đình đã được tìm hiểu về các giai đoạn sốt xuất huyết, triệu chứng cụ thể ở từng thời kỳ. Có thể thấy, đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể để lại di chứng nặng nề cho sức khỏe người nhiễm bệnh.

Phương pháp điều trị sốt xuất huyết

(Phương pháp điều trị sốt xuất huyết)

Chúng tôi luôn khuyến cáo, nếu nghi ngờ mắc sốt xuất huyết cần lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám, nhận chỉ định. Song, không phải trường hợp nào cũng cần nhập viện theo dõi, một số nhóm bệnh thể nhẹ có thể điều trị sốt xuất huyết tại nhàDù thuộc nhóm bệnh không biến chứng hoặc biến chứng nguy hiểm, gia đình đều cần theo dõi sát sao và tuân thủ hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ. Tuyệt đối không lơ là, chủ quan làm gia tăng nguy cơ bệnh diễn tiến nặng.

Kết lại, trong các giai đoạn sốt xuất huyết, giai đoạn giảm sốt diễn ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi phát bệnh là nguy hiểm nhất, có thể để lại các di chứng nặng nề cho sức khỏe. Chính vì vậy người bệnh và người nhà cần đặc biệt chú ý. 

Ngoài ra, nếu có bất kì thắc mắc nào khác về sốt xuất huyết cũng như các bệnh khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 để Bệnh viện đa khoa Phương Đông kịp thời hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

104

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám