Giãn dây chằng đầu gối: Biểu hiện và phương hướng điều trị bệnh

Thu Hiền

19-01-2024

goole news
16

Giãn dây chằng đầu gối tuy chỉ là tổn thương nhỏ nhưng nếu không điều trị kịp thời có khả năng bị biến chứng. Vậy để khắc phục tình trạng giãn dây chằng cũng như trả lời được thắc mắc giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi thì mọi người có thể tham khảo thông tin dưới đây.

Tìm hiểu về dây chằng đầu gối

Ở đầu gối dây chằng có vai trò rất quan trọng khi các khớp xương được nối với nhau nhờ hệ thống dây chằng. Ở khớp gối có 4 loại dây chằng chính giữ chắc các khớp xương giúp hoạt động di chuyển của mọi người được diễn ra bình thường. Dưới đây là chức năng và vị trí dây chằng đầu gối của từng loại.

  • Dây chằng sau đầu gối: đây là dây chằng đặt ở phía sau đầu gối giúp cho xương chày dễ dàng chuyển động hơn. 
  • Tiếp theo là dây chằng chéo trước: dây chằng chéo đầu gối này nằm ở trung tâm của đầu gối, hỗ trợ điều khiển chuyển động quay và chuyển động về phía trước của xương chày.
  • Dây chằng chính thứ 3 nằm ở phía bên trong kéo dài từ phía trên của xương chày đến vị trí đầu dưới của xương đùi. Loại dây chằng này sẽ khớp xương đầu gối hoạt động linh hoạt, ổn định hơn.
  • Dây chằng bên ngoài khớp gối: dây chằng tạo thành góc hẹp ở phía ngoài giúp duy trì sự ổn định cho đầu gối.

Hình ảnh dây chằng đầu gối bị tổn thương

Nguyên nhân bị giãn dây chằng đầu gối

Giãn dây chằng ngày nay xuất hiện ở mọi lứa tuổi để giảm thiểu số ca mắc bệnh lý này thì trước tiên mọi người nên tìm hiểu về nguyên nhân của chúng. Các khớp gối bị giãn dây chằng do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Ở giới trẻ giãn dây chằng ở đầu gối chủ yếu là do chấn thương khi chơi thể thao, chuyển đổi tư thế quá nhanh khiến cho chân bị giãn tĩnh mạch. Với một số môn thể thao như bóng đá, nhảy cao bắt buộc người chơi phải bật, rướn cơ thể. Khi tiếp đất với chân trụ không vững sẽ rất dễ bị bong gân đầu gối.
  • Trong sinh hoạt thường ngày hoạt động không đúng cách cũng có thể bị giãn dây chằng các bộ phận như lưng, cổ, vai, gáy,...
  • Đối với người ở lứa tuổi trung niên, cao tuổi thường bị lão hóa do đó nên hệ thống dây chằng ở khớp gối cũng sẽ bị tổn thương.
  • Giãn dây chằng có thể bị biến chứng từ bệnh khác ví dụ như khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm đa khớp gây tổn hại đến dây chằng.

Dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh giãn dây chằng khớp gối

Để mọi người nhanh chóng nhìn ra tình trạng bệnh lý thì dưới đây là một số triệu chứng của người bị giãn dây chằng.

  • Cảm giác đau nhức ở đầu kéo dài trong vài ngày, phần đầu gối đầu gối bị sưng to. Ở đó thường xuyên bị căng cơ khớp gối và ửng hồng khiến cho việc người bệnh di chuyển khó khăn. Với tình trạng nặng thì sẽ cần sự trợ giúp từ người thân hoặc nạn để đi lại dễ dàng hơn. 
  • Ở người cao tuổi xảy ra quá trình lão hóa nhanh do đó bệnh lý thường chuyển biến nặng hơn.
  • Sau một thời gian dài không điều trị khớp ở gối sẽ ngày một yếu đi, chúng trở nên lỏng lẻo. Điều này khiến cho chân của người bệnh không còn được vững chắc, dễ bị vấp ngã, lực chân không còn mạnh như trước nữa.

Biến chứng khi bị giãn dây chằng ở đầu gối 

Nếu không có phương pháp điều trị đúng cách cũng như được cứu chữa kịp thời. Thì đau dây chằng là bệnh lý gây nguy hiểm đến tình trạng sức con người. Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra khi dây chằng ở đầu gối.

Tình trạng đứt dây chằng

Khi dây chằng ở đầu gối bị giãn nhưng vẫn vận động mạnh, quá mức nguy cơ bị đứt dây chằng rất cao. Các khớp ngày càng yếu hơn do đó lực tác dụng lên đầu gối ngàng càng bị hạn chế.

Vận động khớp ngày càng khó khăn

Bởi vì dây chằng có chức năng nâng đỡ giúp đầu gối di chuyển linh hoạt hơn do đó khi bị căng giãn hay đứt dây chằng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng di chuyển, vận động của các khớp.  Mới đầu có thể vẫn hoạt động được bình thường như lâu dần khớp xương sẽ ngày càng khó cử động.

Đai khớp gối yếu khiến việc di chuyển khó khănĐai khớp gối yếu khiến việc di chuyển khó khăn

Khớp xương bị biến dạng

Với trường hợp bị giãn dây chằng không điều trị kịp thời để bệnh tình trở nặng sẽ rất nguy hiểm chúng các cơ khớp có thể bị teo hơn nữa còn dẫn đến liệt khớp, khó khăn trong việc di chuyển và đứng trụ.

Cách điều trị giãn dây chằng đầu gối tại nhà 

Để giúp tình trạng dây chằng ngày càng được cải thiện thì các bạn cần có phương pháp điều trị hợp lý. Không chỉ dùng thuốc uống mà còn phải đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống và hoạt động của bản thân.

Điều trị bằng thuốc giảm đau 

Nếu người đau nhức quá mức thì nên sử dụng một số liều thuốc giảm đau Tây y. Chúng có tác khá nhanh chỉ sau vài giờ cơn đau của mọi người sẽ dần dịu lại. Vì là giải pháp mang lại hiệu quả kịp thời nên được nhiều bệnh nhân sử dụng. Tuy nhiên để chữa dứt điểm bệnh giãn dây chằng đầu gối là rất khó. 

Đặc biệt uống nhiều thuốc giảm đau sẽ gây ra tác dụng khác làm giòn xương, loét đường tiêu hóa do đó bệnh nhân không nên quá lạm dụng chúng. Các loại thuốc điều trị giãn dây chằng lưng, đầu gối thường được bác sĩ kê đơn như: Ibuprofen, Aspirin, Diclofenac, Paracetamol, Naproxen,...

Sử dụng tất, nẹp để cố định dây chằng đầu gối

Người bệnh nên sử dụng nẹp gối để cố định vị trí bị tổn thương trong một thời gian dài nhằm hạn chế lực bên ngoài tác động vào. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng và phần dây chằng ở khớp đầu gối.

Cách chữa giãn dây chằng đầu gốiCách chữa giãn dây chằng đầu gối

Áp dụng bài thuốc dân gian

Với chi phí thấp mà lại dễ dàng thực hiện bài thuốc dân gian sẽ là lựa chọn an toàn giúp mọi người điều trị giãn dây chằng khớp gối. Ngải cứu không chỉ loại rau mà chúng còn là một loại thuốc quý điều trị rất nhiều loại bệnh. Chúng có tính ấm ngoài việc giúp mạch máu lưu thông, còn hỗ trợ giảm đau nhức khớp gối bị giãn dây chằng. 

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người mắc bệnh giãn dây chằng đầu gối cần có chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp đầy đủ dinh dưỡng phục vụ cho quá trình phục hồi chức năng khớp gối:

  • Một số loại vitamin tăng cường sức đề kháng mà người bệnh cần bổ sung là: Protein, Vitamin D, Vitamin C, axit béo omega-3, vitamin E, canxi,... 
  • Các chất dinh dưỡng trên có nhiều trong loại thực phẩm như: Cá ngừ, cá trích, ức gà, thịt bò, trái cây, sữa, các loại hạt ngũ cốc, các loại rau xanh…

Phần khớp gối chắc khỏe, tăng cường độ dẻo dai cho thành mạch, đặc biệt giúp cải thiện các chứng đau, nhức thường gặp đối với người bị giãn dây chằng khớp gối.

  • Đối với bệnh nhân bị giãn dây chằng cần hạn chế một số chất kích thích và đồ ăn cay nóng. Bởi vì các loại đồ ăn, đồ uống này có thể gây viêm dây chằng đầu gối làm cản trở quá trình hồi phục khớp gối. Do đó mọi người nên kiêng khem để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi. 

Bài tập cho người bị giãn dây chằng 

Các bạn có thể tìm đến một số bài tập thể dục nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng nâng cao sức khỏe cho đôi chân. Mọi người có thể nằm nghỉ tại chỗ nhẹ nhàng co khớp gối khoảng 15-20 phút mỗi ngày giúp mạch máu ở đầu gối được lưu thông và linh hoạt hơn. Đây là bài tập phục hồi giãn dây chằng lưng, đầu gối khá hiệu quả.

Thể dục nâng cao sức khỏeThể dục nâng cao sức khỏe

Giãn dây chằng đầu gối phải mổ không?

Để có cách chữa giãn dây chằng lưng, đầu gối dứt điểm cũng như biết được bạn dây chằng bị giãn có phải mổ không thì mọi người nên thăm khám ở bệnh viện uy tín. Các bác sĩ kê sau khi khám sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Với triệu chứng nhẹ bệnh nhân sẽ được kê thuốc uống và đeo tất tĩnh mạch. Còn đối với tình trạng nặng thì sẽ cần phải dùng đến sự can thiệp của dao kéo.

Lời kết 

Với những thông tin chi tiết trên chắc hẳn mọi người đã nắm bắt được cách điều trị và triệu chứng bệnh giãn dây chằng đầu gối. Qua bài viết này mọi người nên thường xuyên thăm khám nhằm đảm sức khỏe cho bản thân và có sự can thiệp kịp thời.

Hiện nay có rất nhiều bệnh viện mới tuy nhiên mọi người nên lựa chọn nơi có chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở vật chất hiện đại. Vì vậy lựa chọn Bệnh viện Phương Đông là nơi gửi gắm niềm tin vô cùng hợp lý. Mọi thắc mắc có thể liên hệ hotline 1900 1806 để được giải đáp.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,579

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám