Giãn dây chằng: Nguyên nhân, dấu hiệu, vị trí thường gặp và cách điều trị

Thu Hiền

19-01-2024

goole news
16

Giãn dây chằng (tên hay gọi là bong gân) là một trong những chấn thương thường xảy ra trong đời sống. Người bị giãn dây chằng có thể tự hồi phục hoặc phải cần điều trị tùy theo tình trạng chấn thương. Việc nhận biết dấu hiệu căng dây chằng và sơ cứu, điều trị đúng cách có vai trò rất quan trọng giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Giãn dây chằng là gì?

Giãn dây chằng tiếng Anh là Medial ligament, còn được gọi tên khác là bong gân. Đây là hiện tượng dây chằng bị ép đột ngột, hoặc do tác động của nhiều yếu tố khiến cho các khớp bị lệch ra ngoài phạm vi bình thường, khi dây chằng bị kéo căng quá mức dẫn đến đau dây chằng. Tình trạng này thường xảy ra ở khớp vai, khớp gối và đặc biệt phổ biến ở mặt ngoài của mắt cá chân. 

Tình trạng giãn dây chằng với căng cơ hay bị nhầm lẫn với nhau. Khi dây chằng bị giãn thì dải cơ bị tổn thương nằm ở chỗ nối với hai xương. Còn căng cơ thì dải mô bị tổn thương ở vị trí gắn cơ với xương. 

Ngoài ra giãn dây chằng mức độ nghiêm trọng và gãy xương sẽ có triệu chứng tương tự nhau nên cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và có cách chữa trị đúng.

Giãn dây chằng khá phổ biếnGiãn dây chằng khá phổ biến

Nguyên nhân khiến dây chằng bị giãn

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho dây chằng bị tổn thương, đa số đều xảy ra trong đời sống thường ngày như:

  • Ngã: đi bộ hoặc tập thể dụccó thể tiếp đất đột ngột rất dễ bị giãn dây chằng ở các khớp đầu gối, cổ tay… 
  • Chơi thể thao: các động tác xoay người gấp, động tác dùng lực cổ tay về trước,… là những động tác dễ gây đau dây chằng cổ tay. 
  • Tai nạn giao thông
  • Tai nạn khi lao động: nếu mang vác vật nặng lâu ngày, sai tư thế dẫn đến các dây chằng bị căng thẳng quá mức, gây đau và ảnh hưởng đến khả năng vận động. 

Bên cạnh các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến giãn dây chằng, còn một số những yếu tố góp phần gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Điều kiện môi trường: do đi trên bề mặt đường trơn trượt, không bằng phẳng, dẫn đến dễ gây ngã.
  • Giày dép không phù hợp: việc dùng giày dép không vừa vặn, không phù hợp môi trường và các dụng cụ thể thao không được bảo dưỡng đúng cũng là lý do khiến con người dễ bị té ngã, gây chấn thương.
  • Tiền sử bệnh: người có tiền sử giãn dây chằng, viêm dây chằng dễ lặp lại chấn thương này. 
  • Tình trạng sức khỏe: người có thể trạng kém, cơ bắp yếu, béo phì sẽ dễ bị tổn thương dây chằng hơn so với người khác.

Các mức độ giãn dây chằng

Tình trạng giãn dây chằng được chia thành nhiều mức độ, mỗi mức độ sẽ có cách xử lý khác nhau.

  • Mức độ 1: nhẹ

Ở mức độ này dây chằng đã bị giãn, nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Bệnh nhân có thể nghe được tiếng động “rắc” ở thời điểm bị chấn thương, nhưng tình trạng dây chằng đau nhức, sưng không đáng kể.. 

  • Mức độ 2: trung bình

Khi ở mức độ này dây chằng bị rách một phần, có chảy máu bên trong, dây chằng đau và sưng nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân bị hạn chế hoặc có thể không thể cử động được bộ phận khớp bị giãn dây chằng.

  • Mức độ 3: nặng

Khi bị tổn thương dây chằng mức độ 3, người bệnh sẽ có cảm giác đau dữ dội bởi dây chằng lúc này đã có vết rách lớn, chảy máu nhiều, sưng tấy và không thể trụ trên chân bị giãn dây chằng.

Dấu hiệu thường gặp để nhận biết bị giãn dây chằng

Người bệnh có thể dựa vào một số dấu hiệu sau đây để nhận biết việc bị giãn dây chằng:

  • Bệnh nhân có thể nghe được tiếng “bóc” hoặc cảm thấy trật bên trong khớp ở thời điểm bị tổn thương dây chằng
  • Đau ở vùng khớp giãn dây chằng
  • Tụ máu phía bên trong và dần bầm tím ra ngoài da   
  • Sưng nơi viêm bên trong khớp hoặc mô mềm xung quanh khớp 
  • Không thể cử động và sử dụng khớp khi bị chấn thương 
  • Khớp mất ổn định, đặc biệt ở các khớp chịu trọng lượng nặng như đầu gối hoặc mắt cá chân sẽ có biểu hiện rõ nhất

Khi gặp những tình trạng này, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và chữa trị một cách chính xác nhất, nhằm tránh các biến chứng không đáng có để lại. 

Các vị trí tổn thương dây chằng thường mắc phải

Các vị trí thường bị giãn dây chằng có thể kể đến bao gồm: 

Giãn dây chằng đầu gối

Đầu gối là nơi dễ gặp chấn thương nhất ở người thường xuyên vận động mạnh, chơi thể thao. Trong đó, giãn dây chằng đầu gối là chấn thương thường gặp nhất. Tuy sẽ gây đau nhức, khó chịu nhưng có thể hoàn toàn hồi phục được nếu chăm sóc và chữa trị đúng cách.

Dựa vào mức độ của tổn thương giãn dây chằng mà thời gian phục hồi cũng sẽ khác nhau, nhưng trung bình sẽ từ 3- 4 tuần với mức độ nhẹ đến trung bình và khoảng 2 tháng nếu ở mức độ nặng. 

Giãn dây chằng đầu gốiGiãn dây chằng đầu gối

Giãn dây chằng cổ chân

Chấn thương dây chằng cổ chân thường gặp trong các trường hợp ngã khi chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông. Khi bị giãn dây chằng cổ chân, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói và sưng ở vị trí cổ chân, mắt cá chân hoặc ở cả gót chân. 

Giãn dây chằng đầu cổ chân bao lâu thì khỏi? Mức độ nhẹ sẽ là 4-6  tuần, mức độ trung bình là 4- 8 tuần và mức độ nặng là 12 tuần. Và thời gian phục hồi này chỉ có hiệu quả khi làm theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Giãn dây chằng cổ tay

Việc bị giãn dây chằng cổ tay cũng là tình trạng thường xuyên xảy ra. Khi gặp tổn thương này, người bệnh cần sử dụng nẹp hoặc băng cổ tay, để cổ tay nghỉ ngơi ít nhất 48 tiếng và sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn. Ngoài ra cũng cần thường xuyên luyện tập, xoa bóp và đặt cổ tay đúng thế khi đi ngủ. 

Giãn dây chằng vai

Tuy chấn thương dây chằng vai không quá nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Người bệnh phải chịu những cơn đau hoặc nhức mỏi ở khớp vai. Thậm chí, tình trạng đau nhức còn có thể lan rộng xuống cánh tay và lưng.

Giãn dây chằng lưng

Không giống với những vị trí giãn dây chằng khác, bị giãn dây chằng lưng gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng vận động và thậm chí có thể gây liệt người. Người bị giãn dây chằng lưng, giãn dây chằng thắt lưng sẽ cảm thấy đau nhức, khó vận động, không thể mang vác các vật nặng, cơ hể mệt mỏi, khó chịu. 

Cách chữa giãn dây chằng lưng, nếu bị nhẹ người bệnh cần nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, chườm nóng hoặc lạnh, kết hợp xoa bóp, massage, tập thể dục và hạn chế vận động mạnh. Trường hợp bị nặng hơn, không thể cử động được, người bệnh cần đi bệnh viện kiểm tra, điều trị trong thời gian dài để phục hồi. 

Giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi? Đa số người bị tổn thương dây chằng ở lưng sẽ phục hồi sau 1- 2 tháng điều trị. Tuy nhiên, nếu chấn thương dây chằng kèm theo các bệnh lý ở cột sống thì quá trình điều trị phức tạp và lâu hơn.

Để giúp phòng ngừa và phục hồi chấn thương này, người bệnh cần ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý và tập các bài tập phục hồi giãn dây chằng lưng.  

Giãn dây chằng lưngGiãn dây chằng lưng

Giãn dây chằng háng

Giãn dây chằng háng là hiện tượng các dây chằng ở xung quanh khu vực khớp háng bị căng quá mức nhưng không thể tự phục hồi. Lúc này các dây chằng khớp sẽ bị tổn thương, sưng tấy kèm theo những cơn đau nhức khiến bệnh nhân bị cứng khớp, vận động và đi lại khó khăn.

Giãn dây chằng háng bao lâu thì khỏi? Với những trường hợp nhẹ và phát hiện kịp thời, tình trạng đau sẽ được cải thiện sau 2-3 ngày nghỉ ngơi và thực hiện các biện pháp xử lí phù hợp. 

Giãn dây chằng hángGiãn dây chằng háng

Giải pháp điều trị và phòng ngừa đau dây chằng

Sơ cứu khi bị giãn dây chằng

Các biện pháp sơ cứu chấn thương dây chằng rất quan trọng đối với việc điều trị và phục hồi. Chúng tôi khuyên bạn cần thực hiện phương pháp RICE khi sơ cứu chấn thương dây chằng:

  • Rest - Nghỉ ngơi: người bệnh cần hạn chế hoạt động ở vị trí bị giãn dây chằng
  • Ice - Chườm lạnh: dùng túi nước đá để chườm lạnh vùng bị thương giúp giảm sưng tây, phù nề
  • Compression - Băng ép: có thể dùng agcj thun, vải sạch băng lên vùng bị giãn dây chằng
  • Elevation - Kê cao: vùng bị giãn dây chằng nên được đặt cao hơn để tránh tích tụ máu, tránh sưng phù,..

Cách điều trị giãn dây chằng

Để điệu trị chấn thương dây chằng, người bệnh cần kết hợp các bài vật lí trị liệu với việc sử dụng thuốc được bác sĩ kê. Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành mô sẹo bất thường, hạn chế tình trạng cứng khớp và khôi phục các cơ tổn thương. 

Về thuốc, bên cạnh thuốc giảm đau, bác sĩ sẽ dùng một số loại bổ sung có thành phần như Glucosamine, Collagen Type 1 và Mucopolysaccharides, Chondroitin sulfate,... nhằm giúp phục hồi khớp và ngăn ngừa các biến chứng khác.

Đối với vật lý trị liệu, tuỳ thuộc vào tình trạng cứng khớp, các cơ tổn thương của người bệnh mà các bác sĩ sẽ có hướng dẫn bài tập cụ thể. Người bệnh thường cần sau 3- 6 tuần là có thể trở lại trạng thái bình thường với chấn thương nhẹ. Còn với chấn thương nặng hơn thì có thể cần đến 8- 12 tháng tùy trường hợp.

Các phương pháp phòng ngừa giãn dây chằng

Việc chữa trị, phục hồi  các vấn đề liên quan đến dây chằng thường mất nhiều thời gian và khả năng tái phát cao. Nên chú ý biện pháp an toàn để tránh chấn thương với một số lưu ý sau: 

  • Cẩn thận khi di chuyển với đường gồ ghề, trơn trượt
  • Cẩn thận khi tham gia giao thông 
  • Khởi động đúng và đủ và sử dụng các thiết bị bảo hộ khi chơi thể thao
  • Thường xuyên luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe 
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Kết luận

Hi vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này đã giúp các bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng giãn dây chằng, cũng như các cách phòng ngừa tình trạng này. 

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những bệnh viện đa khoa lớn tại Việt Nam. Nếu bạn cần chẩn đoán và tiếp cận các phương pháp chữa trị để phục hồi tình trạng giãn dây chằng thì hãy liên hệ hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại Đặt lịch khám để được hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,003

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám