Hăm tã là gì? Hăm tã có nguy hiểm không?

Dương Thị Trà My

07-05-2021

goole news
16

Hăm tã là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hăm tã gây ngứa ngáy, đau đớn và nếu trở nên nghiêm trọng có thể khiến da đau rát, lở loét, bong tróc, chảy dịch, chảy máu. Vậy hăm tã là gì? Có nguy hiểm không?

Hăm tã là gì?

Hăm tã là tình trạng viêm da xuất hiện trên vùng da trẻ mặc tã lót. Trong thuật ngữ y tế, tình trạng này được gọi là Viêm da do kích ứng tã. Hăm tã gây ra mẩn đỏ tương tự như phát ban tại các khu vực như mông, hậu môn, đùi, bẹn và quanh bộ phận sinh dục của trẻ.

Hăm tã là gì? Có nguy hiểm không?

Hăm tã là gì? Có nguy hiểm không?

Hăm tã gây ngứa ngáy, đau đớn và nếu trở nên nghiêm trọng có thể khiến da đau rát, lở loét, bong tróc, chảy dịch, chảy máu.

Hăm tã có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh như lưng, bắp đùi. Hăm tã khác với viêm da dị ứng và phát ban do nóng. Bởi hăm tã xuất phát từ khu vực trẻ mặc tã và có thể lây lan.

Nguyên nhân gây ra hăm tã

Nước tiểu của bé: Nước tiểu là chất thải và có chứa nhiều loại vi khuẩn, nấm… có hại gây kích ứng da

Phân của bé: Trong phân có rất nhiều thành phần gây kích ứng da như vi khuẩn Bacterium Coli, các enzyme…

Mồ hôi, nhiệt độ, độ ẩm: Trẻ nhỏ thường hiếu động khiến lượng mồ hôi ra rất lớn. Thêm vào đó khi trẻ tiểu tiện, đại tiện trong tã làm độ ẩm tăng lên khiến da dễ bị kích ứng bởi các độc tố trong chất thải.

Kích ứng: Da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm, vì vậy việc tã cọ xát nhiều lần khi trẻ vận động làm nguy cơ da bị xước xát, tổn thương là rất cao. Từ đó các loại vi khuẩn có cơ hội phát triển.

Hăm tã có thể do kích ứng gây ra

Hăm tã có thể do kích ứng gây ra

Nấm: Nhiệt độ và độ ẩm trong tã chính là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của các loại nấm gây hại.

Những phương pháp điều trị hăm tã hiệu quả

Thay tã thường xuyên chính là phương pháp điều trị hăm tã tốt nhất. Cha mẹ cần thay tã cho trẻ mỗi 3 giờ/lần hoặc ngay sau khi trẻ đại tiện. Bên cạnh đó, có thể sử dụng kem và thuốc mỡ bôi lên vùng da bị hăm.

Nếu da bị kích ứng do nước tiểu, cha mẹ có thể dùng các loại thuốc mỡ chứa oxit kẽm để làm giảm các triệu chứng bệnh. Nên bôi thuốc sau khi trẻ được rửa sạch bằng nước ấm, lau khô vùng mặc tã.

Nếu tình trạng hăm tã, mẩn ngứa kéo dài kể cả khi đã sử dụng các loại thuốc bôi, cha mẹ nên nghĩ tới việc lựa chọn loại tã khác mềm mại với các thành phần thân thiện với làn da của trẻ. Một số bé có làn da nhạy cảm và thường bị kích ứng với các hóa chất trong tã vải và tã dùng một lần.

Ngoài ra cha mẹ có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để sử dụng các loại kem chống nấm, thuốc kháng nếu bé bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế hăm tã:

Giữ cho vùng mặc tã của em bé khô ráo nhất có thể;

Để da bé thoáng mát và tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt;

Không quấn tã quá chặt và thay tã thường xuyên;

Dùng nước ấm để lau rửa làm sạch vùng mặc tã cho bé và sử dụng khăn bằng vải mềm thấm khô.

Dùng nước ấm vệ sinh sạch sẽ giúp giảm hăm hiệu quả

Dùng nước ấm vệ sinh sạch sẽ giúp giảm hăm hiệu quả

Bôi thuốc mỡ chứa oxit kẽm hoặc thuốc trị nấm mỗi lần thay tã (theo chỉ định của bác sĩ)

Cho trẻ đi khám ngay nếu mẩn đỏ nghiêm trọng hơn dù đã áp dụng những phương pháp điều trị tại nhà hoặc khi trẻ có cá dấu hiệu: sốt, nôn mửa, tiêu chảy, bé không chịu bú…

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Hăm tã thường không gây tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ tuy nhiên nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể tạo điều kiện cho những bệnh cơ hội khác như nhiễm nấm và nhiễm trùng phát triển. Nhiễm nấm là khá phổ biến với những trẻ sử dụng kháng sinh bởi vì kháng sinh giết chết những vi khuẩn có lợi kiểm soát sự phát triển của nấm. Nấm ban đầu chỉ là một đốm nhỏ đỏ sau lan rộng dày đặc trên cả một vùng da. Nhiễm trùng thường kéo theo những cơn sốt mặc khác vùng bị nhiễm trùng sẽ chảy nước vàng hoặc có mụn mủ. 

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề hăm tã là gì và cách xử lý khi trẻ bị hăm tã. Để đảm bảo an toàn cho bé, khi nhận thấy có dấu hiệu mắc bệnh, các mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Với những trường hợp hăm sữa ở mức độ nặng hơn, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Hãy liên hệ hotline 19001806 để được tư vấn thêm. 



BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,755

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám