Bị hen phế quản kiêng ăn gì, hen phế quản nên ăn gì? - Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Bích Ngọc

12-06-2024

goole news
16

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bị bệnh hen phế quản giúp nâng cao thể trạng và hỗ trợ kiểm soát tốt hơn. Chính vì vậy, bị hen phế quản kiêng ăn gì, hen phế quản nên ăn gì? Cùng Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông chia sẻ chế độ dinh dưỡng cho người bị hen phế quản qua bài viết dưới đây. 

1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh hen phế quản

1.1. Hen phế quản là gì?

Hen phế quản ( hay hen suyễn) là bệnh thường gặp về đường hô hấp. Đây là bệnh về viêm đường dẫn khí quản bởi các phản ứng viêm và dị kích thích dẫn đến co thắt phế quản. Các triệu chứng của bệnh là khó thở, tức ngực, ho, có đờm trắng,... Khi mắc bệnh, chúng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. 

Để kiểm soát bệnh, bệnh nhân nên kết hợp điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ và chế độ ăn uống hợp lý. 

Hen phế quản là bệnh lý thường gặp về đường hô hấp gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngàyHen phế quản là bệnh lý thường gặp về đường hô hấp gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày

1.2. Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh hen phế quản

Chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị hen phế quản. Việc ăn uống đủ chất sẽ giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng để bệnh không tiến triển nặng hơn. 

Ngoài ra, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh. Trên thực tế, điều trị kết hợp theo hướng dẫn của bác sĩ và chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng và hiệu quả. 

2. Người mắc hen phế quản nên kiêng ăn gì?

Thực phẩm chứa nhiều calo

Đối với người bị bệnh hen suyễn, thực phẩm không nên hàng đầu là những loại chứa nhiều calo. Nạp nhiều calo không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng mà tác động đến sức khỏe, đặc biệt là người mắc bệnh hen suyễn. 

Những người thừa cân - béo phì sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Vậy nên, cần kiểm soát lượng calo nạp vào và calo tiêu thụ để cung cấp năng lượng phù hợp cho cơ thể. 

Các loại thực phẩm chứa nhiều calo như: Đường ngọt, bánh kẹo, thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán,...

Calo chứa nhiều trong các loại bánh kẹo, đồ ngọtCalo chứa nhiều trong các loại bánh kẹo, đồ ngọt

Thực phẩm gây dị ứng

Khi bị bệnh, nên theo dõi và ghi chép lại những loại thực phẩm bị dị ứng để tránh không sử dụng thực phẩm đó. Ngoài ra, cần đọc kỹ thành phần và cách chế biến món ăn khi ăn ngoài. 

Một số thực phẩm có khả năng gây dị ứng như: 

  • Hải sản: Tôm, cua,...
  • Thịt: Thịt bò, thịt gà
  • Các loại đậu
  • … 

Chất kích thích

Người mắc bệnh viêm phế quản không nên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích khác,... chúng ảnh hưởng tiêu cực lên hệ hô hấp và tim mạch của người bệnh. Rượu, bia có chứa thành phần làm kích thích cơn hen như histamin và sulfide, khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. 

Đồng thời, hút thuốc lá có nhiều độc tố như nicotin, monoxit carbon, các chất gây ung thư,... khiến phế quản co thắt, tạo ra cơn hen cấp tính. 

Thuốc lá và rượu bia sẽ khiến tình trạng bệnh hen phế quản trở nặng hơnThuốc lá và rượu bia sẽ khiến tình trạng bệnh hen phế quản trở nặng hơn

Thực phẩm mặn (có chứa nhiều muối)

Trong chế độ ăn chứa nhiều muối có thể gây cơ thể bị phù do giữ nước. Từ đó khiến tình trạng co thắt đường dẫn khí làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Ngoài ra, thường xuyên ăn những thực phẩm mặn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tăng huyết áp, tim mạch, thận,.... Tổ chức y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nên tiêu thụ dưới 5g muối mỗi ngày với người trường thành (tương đương 1 thìa cà phê)

Thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, đóng gói sẵn

Các chất bảo quản, chất tạo màu,  thực phẩm đóng gói sẵn hay thức ăn nhanh sẽ gia tăng các triệu chứng của bệnh hen suyễn, đặc biệt là natri bisulfit, natri metabisulfit,...

Chính vì vậy, người mắc bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này, thay vào đó bằng rau củ tươi, trái cây để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 

Thực phẩm chứa sulfite

Sulfide là một hóa chất thường được thêm vào đồ uống hay thức ăn để kéo dài thời gian bảo quản và gia tăng mùi vị. Tuy nhiên, việc tiêu thụ các thực phẩm có chứa sulfide quá mức có thể gia tăng các cơn hen suyễn. 

Một số loại thực phẩm chứa nhiều sulfide như: 

  • Rượu vang.
  • Trái cây sấy khô.
  • Nước chanh. 
  • Các thực phẩm ngâm chua như cà muối, dưa cải muối,...

Trong rượu vang có chứa nhiều sulfide làm gia tăng các cơn hen phế quảnTrong rượu vang có chứa nhiều sulfide làm gia tăng các cơn hen phế quản

3. Hen phế quản nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là một chất giúp bảo vệ tế bào tránh bị hư hại, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện các chức năng của phổi. Chúng thường có trong các loại trái cây hoặc rau củ có màu sắc như: Cam, quýt, cà chua, súp lơ,... Trong các loại thực phẩm này cũng chứa nhiều vitamin A, C, E,...

Khi sử dụng các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ giúp ngăn ngừa phổi bị tổn thương, làm lành những tổn thương của viêm, tăng sức đề kháng và làm giảm các triệu chứng của bệnh. 

Nên ưu tiên sử dụng các loại rau củ và trái cây tươi trong chế độ ăn uống của người mắc bệnh hen suyễn. Chúng không chỉ chứa ít calo giúp kiểm soát cân nặng mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết có thể hỗ trợ phổi khỏe mạnh. 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn chứa nhiều trái cây và rau củ có thể làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh hen và giảm triệu chứng thở khò khò. 

Bên cạnh đó, người mắc bệnh hen phế quản nên bổ sung thêm các loại quả mọng, rau có lá xanh, bơ,...

Trong quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng hen suyễnTrong quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng hen suyễn

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Vitamin C là một chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức đề kháng nên rất tốt đối với người bị hen suyễn. Những loại thực phẩm này giúp giảm các triệu chứng như viêm mũi dị ứng và thở khò khè. 

Một số loại trái cây có chứa nhiều vitamin C như: Cam, quýt, bưởi, kiwi, súp lơ xanh, cà chua,...)

Thực phẩm giàu vitamin A

Với đặc tính chống oxy mạnh, vitamin A giúp hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh và cải thiện chức năng của phổi. 

Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A như: Trứng, cá béo, các loại quả chứa nhiều beta caroten (cà chua, cà rốt,...), các loại rau lá xanh. 

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E

Trong vitamin E có chất chống oxy hóa, chúng có thể làm giảm các triệu chứng của hen suyễn như ho, thở khò khè. 

Các thực phẩm có nguồn vitamin E dồi dào gồm: Quả bơ, cải xoăn, cải xanh, các loại hạt,...

Trong quả bơ có chứa nhiều vitamin E hỗ trợ giảm các triệu chứng như ho, thở khò khèTrong quả bơ có chứa nhiều vitamin E hỗ trợ giảm các triệu chứng như ho, thở khò khè

Thực phẩm chứa nhiều vitamin D

Các loại thực phẩm như: Sữa, phô mai, nấm, cá hồi,.... có chứa rất nhiều vitamin D tốt cho người mắc bệnh hen phế quản. Bổ sung vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng viêm đường hô hấp, giảm tỷ lệ các cơn hen suyễn,....

Có một số nghiên cứu ghi nhận rằng, thêm vitamin D vào thực đơn hằng ngày của người mắc bệnh hen sẽ góp phần làm giảm số lần nhập viện của bệnh nhân bị hen suyễn nặng. 

Thêm những loại thực phẩm giàu omega-3 vào bữa ăn

Acid béo omega -3 giúp cơ thể chống lại các loại bệnh viêm, trong đó có hen phế quản. Omega-3 thường được tìm thấy trong các loại cá béo và các loại hạt. 

Người hen phế quản có thể bổ sung omega-3 bằng các ăn những loại thực phẩm như: Cá hồi, cá mòi, hạt óc chó, hạt điều,....

Thực phẩm giàu magie

Đối với người mắc bệnh hen phế quản nên bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều magie do chúng có tính chất kháng viêm và giãn cơ trơn. Người bệnh hen phế quản có thể thêm các thực phẩm chứa nhiều magie như: Các loại rau xanh, quả bơ, các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen,...), các loại hạt (hạt điều, hạt dẻ,...), chuối, ngũ cốc nguyên hạt, các chế phẩm từ sữa,...

Trong các loại hạt có chứa nhiều magie tốt cho người mắc bệnh hen phế quảnTrong các loại hạt có chứa nhiều magie tốt cho người mắc bệnh hen phế quản

4. Những lưu ý khác cho người bị hen phế quản

Bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, người mắc bệnh hen phế quản nên chú ý đến các thói quen sinh hoạt hằng ngày để kiểm soát bệnh tốt hơn

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh

Thời tiết lạnh được coi như là “kẻ thù” của người mắc bệnh hen phế quản bởi chúng gây ra các đợt hen suyễn cấp và các bệnh về đường hô hấp khác. Chính vì vậy, người bị bệnh nên chú ý giữ cho cơ thể luôn ấm bằng mặc áo khoác, mũ, khẩu trang,... Cần đặc biệt chú ý hơn vào các thời điểm giao mùa, mùa đông. 

Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ

Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý ngưng thuốc, giảm hay tăng liều thuốc,.... vì chúng có vai trò quan trọng giúp hạn chế tối đa các cơn khó thở cấp, giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong. 

Ngoài ra, người mắc bệnh hen suyễn nên luôn mang theo thuốc cắt cơn khó thở. Thường xuyên tái khám, theo dõi tình trạng bệnh. 

Có thể nói, thuốc cắt cơn hen là vật bất ly thân đối với người bệnh ngoài những thắc mắc về chế độ ăn như hen phế quản kiêng ăn gì, hen phế quản nên ăn gì,...

Người mắc bệnh hen suyễn nên luôn mang theo thuốc cắt cơn khó thởNgười mắc bệnh hen suyễn nên luôn mang theo thuốc cắt cơn khó thở

Tránh tiếp xúc với lông động vật và phấn hoa

Lông động vật và phấn hoá là một trong những tác nhân gây ra các cơn hen cấp ở người mắc bệnh hen suyễn. Chính vì vậy, để kiểm soát bệnh và cải thiện sức khỏe người bệnh nên tránh tiếp xúc với thú cưng và hoa. 

Nên đeo khẩu trang khi ra đường

Khi ra đường, sẽ có nhiều tác nhân như khói bụi, môi trường ô nhiễm, độc hại,... người mắc bệnh hen suyễn cần chú ý đeo khẩu trang đa lớp nhằm hạn chế tối đa những yếu tố tác động đến lớp niêm mạc, từ đó gây ra các cơn hen phế quản cấp, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. 

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

Không chỉ những nơi công cộng hay ngoài đường, tác nhân gây hen suyễn có thể đến từ chính ngôi nhà đang sinh sống. Chính vì vậy, cần lau dọn, hút bụi nhà cửa thường xuyên, giặt chăn gối thường xuyên loại bỏ vi khuẩn và các yếu tố gây dị ứng. 

Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn và các yếu tố gây dị ứngDọn dẹp nhà cửa thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn và các yếu tố gây dị ứng

Xây dựng chế độ hợp lý cho người mắc bệnh hen suyễn rất quan trọng, nên chủ động theo dõi để cải thiện tình trạng bệnh. Hy vọng qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông 

Nếu vẫn lo lắng bệnh hen phế quản kiêng ăn gì, hen phế quản nên ăn gì,... Bạn có thể đến Khoa Dinh Dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn thêm về chế độ ăn cho người bệnh. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
75

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám