Hoại tử xương có chữa được không? Khi nào cần phẫu thuật?

Ngọc Anh

17-07-2025

goole news
16

Hoại tử xương hay còn gọi là tình trạng các mô xương suy yếu, tiêu biến sẽ gây đau đớn vô cùng cho người bệnh, hạn chế đi lại và thậm chí biến dạng và phải thay khớp. Đây là bệnh lý cần phát hiện và điều trị trong vòng 36 tháng kể từ khi phát hiện nhưng diễn biến lại khá âm thầm và chỉ gây ra các triệu chứng đầu tiên sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. 

Hoại tử xương là gì?

Hoại tử xương là tình trạng chết mô xương do mất nguồn cung cấp máu tạm thời hoặc vĩnh viễn. Khi máu không đến được xương, các tế bào xương và tủy xương bắt đầu thoái hoá dẫn đến cấu trúc xương bị suy yếu, xương yếu và rất dễ gãy.

Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến một phần xương hoặc nhiều xương cùng lúc. Các chuyên gia cơ xương khớp ghi nhận bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều xương ở các thời điểm khác nhau. 

Trên thực tế lâm sàng, mọi xương trên cơ thể đều có thể bị hoại tử. Tuy nhiên, một số xương có nguy cơ hoại tử cao hơn bình thường, bao gồm:

  • Xương khớp hông
  • Xương đùi
  • Xương cánh tay
  • Xương vai
  • Xương mắt cá chân

Đây là bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không có thể dẫn đến tình trạng suy giảm xương, hư hỏng khớp, khiến người bệnh đau đớn và tàn tật. 

Minh hoạ hình ảnh xương bị hoại tử

Minh hoạ hình ảnh xương bị hoại tử

Dấu hiệu của hoại tử xương dễ nhận biết tại nhà

Các dấu hiệu của hoại tử xương thường không xuất hiện ngay lập tức mà chỉ biểu hiện ra sau vài tuần đến vài tháng khi mạch máu bị tổn thương. Đa số người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau đầu tiên và mức độ tăng dần sau đó. Khi quan sát hoặc sờ nắn, bệnh nhân có thể thấy khớp bị xẹp lại và đau dữ dội khi vận động hoặc mang vác đồ đạc. Khi bạn nằm yên một chỗ nghỉ ngơi, các cơn đau này mới có xu hướng giảm dần.

Ngoài ra tùy theo vị trí hoại tử mà bệnh lý này có thể kéo theo một số triệu chứng khác như:

  • Chỏm xương đùi: Đau vùng háng, cơn đau lan từ háng xuống mông hoặc đùi khiến người bệnh phải ngồi xe lăn, cần người hỗ trợ đi lại
  • Khớp gối: Đau khớp gối đột ngột dù không có chấn thương. Cơn đau xuất phát ở vị trí mâm chày và mặt trong lồi cầu đùi. Nếu bệnh nhân bị tràn dịch khớp thì mỗi khi chạm vào đều đau dữ dội 
  • Chỏm xương cánh tay: Ít gây đau và tàn tật hơn so với khớp háng và khớp gối

Nguyên nhân khiến xương bị hoại tử?

Do chấn thương

Các chấn thương trong thể thao, do va chạm bất ngờ hoặc tai nạn giao thông là nguyên nhân phổ biến nhất gián đoạn lượng máu truyền đến xương. Ví dụ, tình trạng trật khớp, gãy xương sau va chạm có thể làm làm các mạch máu nuôi xương bị đứt hoặc tổn thương. 

Mặt khác, các mảnh xương gãy hoặc tình trạng tụ máu sau chấn thương có thể chèn ép lên mạch khiến máu bị ức tắc trong thành mạch. Theo thời gian, tế bào xương sẽ chết dần, gây hoại tử. 

Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc, đặc biệt là corticosteroid liều cao sử dụng trong điều trị các bệnh chống viêm, bệnh tự miễn  và bisphosphonate chỉ định trong điều trị loãng xương, đa u tuỷ xương có thể để lại các tác dụng phụ ở xương.

Với corticosteroid, khi đi vào cơ thể chúng có thể làm tăng nồng độ lipid máu và dẫn đến tắc nghẽn lòng mạch máu nhỏ. Mặt khác, loại thuốc này nếu sử dụng nhiều có thể tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông, trực tiếp gây nghẽn mạch. 

Bisphosphonate thì có tác dụng làm tăng mật độ xương nhưng nếu dùng thường xuyên có thể khiến xương bị hoại tử. Tình trạng này đã được xác nhận ở một số bệnh nhân đang điều trị đa u tuỷ xương và điều trị ung thư di căn xương

Tác dụng phụ của thuốc có thể khiến các mô xương bị phá huỷ, gây hoại tử

Tác dụng phụ của thuốc có thể khiến các mô xương bị phá huỷ, gây hoại tử

Do ảnh hưởng khi điều trị các bệnh lý khác

Nếu bạn mắc bệnh K và đang điều trị bằng xạ trị thì có thể gặp phải tình trạng xương bị hoại tử. Phẫu thuật ghép thận, ghép tạng,... cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Cơ chế bệnh lý của hoại tử xương là gì?

Như đã giải thích ở trên, hoại tử xương xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến xương bị gián đoạn, dẫn đến thiếu máu cục bộ. Theo đó, các tế bào xương thiếu oxy và dưỡng chất nên chết dần. 

Cơ chế bệnh lý nếu không liên quan đến chấn thương được giải thích bằng do tắc mạch máu. Tình trạng này xảy ra do cục máu đông, mỡ tích tụ trong thành mạch hoặc chèn ép mạch máu từ bên ngoài. Thông thường, cơ thể người bệnh sẽ tự sửa chữa lại bằng cách loại bỏ các mô đã tổn thương, thay thế bằng mô mới. 

Tuy nhiên, đa số cơ chế tự sửa chữa này không thành công. Máu bị tắc nghẽn dẫn đến hoại tử, khiến các xương dài bị dẹt về bề mặt, thoái hoá và biến dạng, hỏng khớp. 

Cơ chế của bệnh lý đến từ tình trạng các mạch máu bị tắc

Cơ chế của bệnh lý đến từ tình trạng các mạch máu bị tắc

Chẩn đoán hoại tử xương như thế nào?

Người bệnh sau khi thăm khám lâm sàng để khai thác triệu chứng, tiền sử bệnh lý và kiểm tra phạm vi chuyển động của khớp sẽ được chỉ định thực hiện:

  • Chụp X-quang: Theo dõi những sự thay đổi của xương trong giai đoạn muộn, nhưng không phát hiện bất thường ở giai đoạn đầu
  • Chụp MRI và chụp CT: Hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu này sẽ giúp bác sĩ phát hiện những sự thay đổi sớm nhất về cấu trúc xương.
  • Xạ hình xương: Bệnh nhân sẽ được tiêm phóng xạ vào cơ thể để thu lại hình ảnh về mức độ tổn thương và vị trí hoại tử trên hình chụp.

Các cách điều trị tình trạng hoại tử xương

Dùng thuốc trị hoại tử xương

Bệnh nhân có thể được kê các loại thuốc để kiểm soát triệu chứng và làm chậm quá trình suy yếu, tiêu biến của xương như sau:

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Như ibuprofen hoặc naproxen sodium có tác dụng giảm đau đớn, giúp người bệnh thoải mái hơn trong sinh hoạt.
  • Thuốc giảm cholesterol: Hạn chế tình trạng rối loạn mỡ máu và tắc nghẽn mạch máu.
  • Thuốc giãn mạch: Iloprost có thể hỗ trợ tăng lưu lượng máu đến xương.
  • Thuốc điều trị loãng xương
  • Thuốc chống đông máu: Với người bệnh rối loạn đông máu, warfarin sẽ được chỉ định để giảm nguy cơ máu đông thành cục ở các mạch máu nuôi xương.

Vật lý trị liệu

Để duy trì khả năng đi lại, bệnh nhân nên kết hợp tập vật lý trị liệu cùng với dùng thuốc. Tất nhiên, việc luyện tập phải được tiến hành theo nguyên tắc ưu tiên nghỉ ngơi, chỉ dùng nạng để giảm tải trọng lượng lên khớp.

Vật lý trị liệu cũng là cách hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Vật lý trị liệu cũng là cách hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Tiếp theo, các kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ người bệnh tập một số bài tập để đi lại bình thường, cải thiện phạm vi chuyển động của khớp. Trong một vài trường hợp, liệu pháp kích thích điện sẽ được sử dụng để kích thích cơ thể sản sinh và hoàn thiện các mô xương mới thay cho các mô cũ mất chức năng.

Phẫu thuật

Trên thực tế, vì các cơn đau do hoại tử xương chỉ xuất hiện trong vài năm khi các mô xương đầu tiên bắt đầu chết đi nên người được chẩn đoán xương bị hoại tử thường phải phẫu thuật. 

Bệnh nhân sẽ phải trải qua hàng loạt các cuộc phẫu thuật như sau:

  • Giải nén lõi: Trước tiên, bác sĩ sẽ loại bỏ một phần bên trong xương để giảm đau và kích thích mô xương mới.
  • Cấy ghép xương: Tiếp theo, bệnh nhân sẽ được lấy một xương khỏe mạnh từ vị trí khác của cơ thể để củng cố phần xương bị ảnh hưởng. 
  • Cắt xương: Người bệnh cần phải cắt xương để củng cố sự liên kết của xương và giảm sức ép lên khớp, kéo dài thời gian thay khớp
  • Thay khớp: Thay thế khớp bị hư hỏng bằng khớp nhân tạo, thường áp dụng khi xương bị xẹp và không còn khả năng chống đỡ
  • Ứng dụng tế bào gốc: Đây là phương pháp hiện đại nhất, người bệnh sẽ được cô đặc tủy xương và chọc hút để chữa bệnh hoại tử ở trong giai đoạn đầu. 

Phòng ngừa tình trạng xương bị hoại tử như thế nào?

Mặc dù không thể phòng tránh hoàn toàn nhưng bạn có thể hạn chế nguy cơ hoại tử ở xương bằng cách chủ động thực hiện các biện pháp sau:

  • Kiêng rượu bia và các chất kích thích
  • Hạn chế ăn các món dầu mỡ, chiên rán để giảm chỉ số mỡ máu, tránh gây tắc nghẽn mạch máu
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định, không tự ý dùng thuốc quá liều hoặc uống thuốc mà không được bác sĩ kê đơn
  • Bỏ thuốc lá
  • Duy trì thăm khám và điều trị các bệnh lý nền (nếu có)

Bạn nên kiêng các món dầu mỡ

Bạn nên kiêng các món dầu mỡ

Câu hỏi thường gặp

Hoại tử xương có nguy hiểm không?

Có. Bệnh phải được phẫu thuật trong 3 năm kể từ khi được chẩn đoán. Một khi xương đã bị xẹp ở khớp thì các xương ở khớp khác cũng có thể bị xẹp. 

Tiên lượng sống của bệnh nhân còn phụ thuộc vào thời điểm chẩn đoán và có tiền sử bệnh lý hay không. Tuy nhiên, bệnh sẽ tiến triển xấu nếu:

  • Người bệnh đã ngoài 50 tuổi
  • Hơn ⅓ xương chịu trọng lực bị hoại tử
  • Tổn thương hoại tử lan đến phần cuối của xương
  • Đã Điều trị với cortisone liều cao trong thời gian dài 

 

Hoại tử xương có chữa được không?

Nếu bạn chỉ bị hoại tử xương nhỏ thì không cần điều trị mà vẫn có thể tự khỏi bệnh. Ngược lại, các trường hợp xương bị hoại tử đã diễn biến nặng cần phải theo dõi và can thiệp ngoại khoa (nếu cần).

Có thể nói, hoại tư xương là tình trạng thiếu máu tạm thời hoặc thiếu máu nuôi dưỡng xương vĩnh viễn khiến xương yếu, dễ gãy và không còn khả năng chịu lực. Đây là bệnh lý nguy hiểm vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, bạn cần chủ động thăm khám và kiểm tra xương khớp định kỳ ở các Bệnh viện uy tín để có hướng điều trị kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

13

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp
19001806 Đặt lịch khám