Hội chứng bàng quang to ở thai nhi là gì? Nguyên nhân và cách chẩn đoán

Bích Ngọc

26-07-2024

goole news
16

Thai nhi gặp các dị tật đường tiết niệu thường chiếm 20-30% dị tật được phát hiện trước khi sinh. Trong đó, hội chứng bàng quang to ở thai nhi có thể xảy ra khi gặp tổn thương dưới bàng quang. Tình trạng này có thể phát hiện sớm ngay từ những tháng đầu thai kỳ nhờ siêu âm. Vậy hội chứng bàng quang to ở thai nhi là gì? Nguyên nhân do đâu? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Hội chứng bàng quang to ở thai nhi là gì?

Hội chứng bàng quang to ở thai nhi là bất thường ở đường tiết niệu và được phát hiện qua siêu âm. Tình trạng thai nhi bàng quang to có thể phát hiện ngay trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bàng quan của thai nhi được xác định là to khi đường kính dọc của bàng quang >7mm ở tuần thứ 11-14 của thai kỳ. 

Việc chẩn đoán thai nhi gặp hội chứng bàng quang to là khi: 

  • Kích thước dọc của bàng quang > 7mm ở 3 tháng đầu thai kỳ. 
  • Kích thước dọc của bàng quang > 30mm ở 3 tháng giữa thai kỳ. 
  • Kích thước dọc của bàng quang > 60mm ở 3 tháng cuối thai kỳ.  

Hội chứng bàng quang to ở thai nhi được xác định khi kích thước của bàng quang >7mm ở tuần thứ 11-14 Hội chứng bàng quang to ở thai nhi được xác định khi kích thước của bàng quang >7mm ở tuần thứ 11-14 

Hiện tượng này được phát hiện qua siêu âm trước sinh là 1/1500 phụ nữ mang thai, thường phát hiện ở bé trai hơn bé gái (tỷ lệ 8/1). 

Nếu kích thước của bàng quang khoảng 7-15mm thì cần thực hiện nhiễm sắc thể đồ của thai nhi. Nếu kết quả bình thường, 90% trường hợp xảy ra là phân giải tự phát. Đối với những trường hợp có kích thước dọc bàng quang > 15mm sẽ có tiên lượng xấu do tỷ lệ tắc nghẽn đường tiết niệu dưới và bệnh tắc nghẽn tiết niệu sau đó. 

Xem thêm:

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng bàng quang to ở thai nhi

Khi thai nhi gặp các vấn đề khác về hệ tiết niệu có thể dẫn đến hội chứng bàng quang to. Cụ thể như: 

  • Van niệu đạo sau
  • Hẹp teo niệu đạo
  • Hội chứng bụng quả mận (prune belly syndrome)
  • Có bất thường ổ nhớp
  • Bất thường nhiễm sắc thể, gồm NST 13, 18, 21. 

Trong những nguyên nhân khiến bàng quang to ở thai nhi, chủ yếu là do thay đổi ở van niệu đạo sau (chiếm 57%), sau đó là những bất thường khác về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bàng quan to ở thai nhi là do có sự thay đổi ở van niệu đạo sauNguyên nhân chủ yếu dẫn đến bàng quan to ở thai nhi là do có sự thay đổi ở van niệu đạo sau

Cách chẩn đoán hội chứng bàng quang to

Cách chẩn đoán hội chứng bàng quang to ở thai nhi thường được phát hiện qua siêu âm. Bác sĩ sẽ đo kích thước của bàng quang và so sánh với tuần tuổi thai nhi. Nếu bàng quang lớn hơn nhiều so với kích thước tiêu chuẩn thì khả năng thai nhi mắc hội chứng bàng quang to rất cao. 

Siêu âm không chỉ giúp chẩn đoán mà còn đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ đó có phương án theo dõi và can thiệp phù hợp. Ngoài âm, các xét nghiệm khác cũng được thực hiện để tìm kiếm các bất thường về nhiễm sắc thể. 

Mẹ cần làm gì khi thai nhi bàng quang to

Khi thai nhi được chẩn đoán mắc hội chứng bàng quang to, mẹ nên thực hiện theo dõi thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ: 

  • Theo dõi tình trạng bệnh để có phương án xử lý phù hợp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 
  • Tiên lượng bệnh sẽ phụ thuộc vào lượng nước ối, tuổi thai khi chẩn đoán, kích thước bàng quang, mức độ tăng âm của thận, karyotype,... 
  • Có khoảng 50% trường hợp buộc phải chấm dứt thai kỳ. 

Việc theo dõi tình trạng bệnh chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa là điều cần thiếtViệc theo dõi tình trạng bệnh chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa là điều cần thiết

Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, chúng tôi có dịch vụ thai sản trọn gói cho sản phụ từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với mốc khám thai định kỳ, siêu âm 3D, 4D và các xét nghiệm thường quy để đảm bảo mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ bầu sẽ được thăm khám và chẩn đoán cùng các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, từ đó có phương án điều trị phù hợp. 

Hội chứng bàng quang to ở thai nhi là tình trạng kích thước bàng quang của thai nhi to hơn so với tiêu chuẩn bình thường. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, mẹ nên thăm khám định kỳ để được bác sĩ chuyên khoa có phương án xử lý phù hợp. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng mẹ bầu đã có thêm những thông tin về hội chứng bàng quang to ở thai nhi. Để bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nên khám thai định kỳ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
255

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám