Hội chứng PTSD là một vấn đề tâm lý nghiêm trọng mà nhiều người phải đối mặt sau khi trải qua những sự kiện chấn thương, để lại di chứng lâu dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Việc chẩn đoán chính xác hội chứng PTSD không chỉ giúp người bệnh nhận được sự hỗ trợ cần thiết mà còn góp phần nâng cao nhận thức về tình trạng này trong cộng đồng y.
Khái quát về Hội chứng PTSD
Hội chứng PTSD (Post-Traumatic Stress Disorder) là dạng rối loạn rối loạn căng thẳng sau sang chấn, có thể phát triển sau khi một người trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đau thương nghiêm trọng. Đây được xem như một phản ứng kéo dài và bất thường đối với căng thẳng, khác với sự lo lắng hay sợ hãi nhất thời.

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn có tác động tiêu cực tới sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống
Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ (NIMH), PTSD ảnh hưởng đến cách một người xử lý ký ức về sự kiện, dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ ngay cả khi không còn nguy hiểm thực tế. Người mắc hội chứng này có thể trải qua những hồi tưởng sống động, ác mộng hoặc phản ứng cảm xúc quá mức khi đối diện với những tình huống gợi nhớ đến sang chấn.
Tại Việt Nam, tuy chưa có thống kê chính thức, nhưng tỷ lệ mắc bệnh rối loạn tâm thần nói chung đang có xu hướng gia tăng. Theo Bộ Y tế, khoảng 15% dân số Việt Nam (tương đương 13,5 triệu người) mắc các rối loạn tâm thần phổ biến, trong đó có PTSD. Một số nhóm dễ bị ảnh hưởng bao gồm nạn nhân của bạo lực gia đình, lạm dụng tình dục, tai nạn nghiêm trọng, hoặc những người từng trải qua chiến tranh, thiên tai.
PTSD không chỉ xuất hiện ngay sau chấn thương mà có thể xảy ra nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau đó. Nó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một người trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc, cũng như trong các mối quan hệ xã hội. Nhìn chung, PTSD là một tình trạng nghiêm trọng cần được nhận diện và can thiệp sớm để tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống.
Phân loại các dạng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
Hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương được chia thành 3 loại chính, bao gồm:
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương không phức tạp: Là chứng rối loạn chỉ ảnh hưởng bởi một sự kiện chấn thương duy nhất, chẳng hạn như trầm cảm hay lạm dụng chất gây nghiện. Không đi kèm tình trạng sức khỏe tâm thần nào khác cùng lúc.
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương phức tạp: Dạng rối loạn PTSD này khá nghiêm trọng, bị ảnh hưởng bởi nhiều sự kiện chấn thương tâm lý cùng lúc, lặp đi lặp lại nhiều lần. Người mắc PTSD phức tạp có thể gặp các triệu chứng của hội chứng PTSD điển hình với cường độ cao như gây hấn với người khác bằng lời nói và hành động, tâm trạng thay đổi theo chiều hướng tiêu cực,...
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương kèm theo: PTSD kèm theo có thể xảy ra đồng thời với hội chứng PTSD bao gồm rối loạn sử dụng chất gây nghiện (SUD), rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm,...
Đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng PTSD
Người có nguy cơ cao dễ mắc hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương bao gồm:
- Người trong quân đội: Các binh sĩ phải đối mặt với những tình huống chiến đấu như mất mát, thất bại trên chiến trường hoặc sau chiến tranh;
- Người đã phải chứng kiến các tai nạn như tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, tai nạn máy bay, cuộc phắn phá hàng loạt hoặc các thảm họa tự nhiên (bão, lũ lụt, động đất);
- Nạn nhân của bạo lực học đường, tấn công tình dục;
- Người trong ngành cứu hộ cứu nạn như nhân viên y tế, cảnh sát có thể phát triển chứng rối loạn stress sau sang chấn;
Xem thêm:
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng PTSD
Hội chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn có nguyên nhân chính từ việc trải qua hoặc chứng kiến các sự kiện gây sang chấn nghiêm trọng. Những tình huống phổ biến dẫn đến PTSD bao gồm bạo lực, chiến tranh, lạm dụng tình dục, tai nạn nghiêm trọng, thiên tai hoặc mất mát đột ngột của người thân.
Bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng PTSD
Ngoài ra, PTSD có liên quan đến những thay đổi trong hệ thần kinh và não bộ. Các nghiên cứu cho thấy những người mắc PTSD có mức độ bất thường của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, GABA, norepinephrine và cortisol – hormone căng thẳng. Đồng thời, vùng hạch hạnh nhân (amygdala) của não – nơi xử lý cảm xúc và phản ứng sợ hãi – trở nên quá mức hoạt động, trong khi vùng vỏ não trước trán giữa (medial prefrontal cortex) lại suy giảm chức năng, làm giảm khả năng kiểm soát cảm xúc.
Khoảng 5- 10% những người từng trải qua sang chấn có nguy cơ phát triển PTSD, nhưng không phải ai cũng mắc phải tình trạng này. Việc tiếp cận hỗ trợ tâm lý kịp thời và có các yếu tố bảo vệ như sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè có thể giúp giảm nguy cơ mắc PTSD.
Nhận biết triệu chứng của hội chứng PTSD
Đánh giá kịp thời các triệu chứng là rất quan trọng để can thiệp và hỗ trợ người mắc PTSD
Các triệu chứng của PTSD thường được chia thành bốn nhóm chính:
Hồi tưởng và tái trải nghiệm (Re-experiencing)
- Người bệnh có thể gặp những ký ức ám ảnh hoặc hồi tưởng lại sự kiện dưới dạng flashback;
- Ác mộng về sự kiện xảy ra thường xuyên;
- Trải qua cảm xúc và phản ứng mạnh mẽ khi tiếp xúc với tác nhân gợi nhớ đến sang chấn.
Tránh né (Avoidance)
- Cố gắng tránh những địa điểm, tình huống hoặc người gợi nhớ đến sự kiện sang chấn;
- Cảm giác tê liệt cảm xúc, mất hứng thú với các hoạt động từng yêu thích;
- Khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc hoặc duy trì các mối quan hệ.
Tăng cường cảnh giác (Hyperarousal & reactivity)
- Dễ bị giật mình, căng thẳng quá mức và phản ứng mạnh với các kích thích bên ngoài.
- Mất ngủ, ác mộng liên tục và khó tập trung.
- Hành vi dễ cáu kỉnh, nóng giận hoặc có những phản ứng bạo lực.
Thay đổi trong suy nghĩ và tâm trạng
- Cảm giác tội lỗi, xấu hổ hoặc đổ lỗi cho bản thân về sự kiện xảy ra.
- Cảm giác tuyệt vọng, mất niềm tin vào cuộc sống và người khác.
- Suy nghĩ tiêu cực kéo dài và có thể dẫn đến ý định tự sát trong một số trường hợp.
Nếu một người có các triệu chứng trên kéo dài hơn một tháng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, họ nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần. Các phương pháp điều trị như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp tiếp xúc (exposure therapy) và thuốc chống trầm cảm có thể giúp cải thiện tình trạng.
Phương pháp chẩn đoán hội chứng PTSD
Để chẩn đoán chính xác PTSD, các chuyên gia y tế thực hiện một quy trình đánh giá toàn diện, bao gồm:
Kiểm tra thể chất: Bác sĩ tiến hành khám lâm sàng để loại trừ các nguyên nhân y khoa khác có thể gây ra triệu chứng tương tự PTSD. Mặc dù không có xét nghiệm đặc hiệu cho PTSD, nhưng việc kiểm tra này giúp đảm bảo rằng các triệu chứng không xuất phát từ vấn đề sức khỏe khác.
Đánh giá tâm lý: Chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần sẽ thực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên sâu để thu thập thông tin về trải nghiệm sang chấn, các triệu chứng hiện tại và mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Quá trình này có thể bao gồm việc sử dụng các bảng câu hỏi tiêu chuẩn hóa để đánh giá mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5-TR: Theo "Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần" phiên bản 5 (DSM-5-TR), để chẩn đoán PTSD, người bệnh phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể, bao gồm:
- Trực tiếp trải qua, chứng kiến hoặc biết về sự kiện đe dọa tính mạng, gây chấn thương nghiêm trọng hoặc xâm hại tình dục.
- Ký ức đau buồn tái diễn, ác mộng, hồi tưởng sống động về sự kiện.
- Tránh nhắc đến hoặc tiếp xúc với những yếu tố gợi nhớ đến sự kiện sang chấn.
- Cảm giác tách biệt, mất hứng thú, suy nghĩ tiêu cực về bản thân hoặc thế giới xung quanh.
- Khó ngủ, dễ cáu gắt, khó tập trung, phản ứng giật mình quá mức.
Các triệu chứng này phải kéo dài ít nhất một tháng và gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác trong cuộc sống của người bệnh. Việc chẩn đoán PTSD đòi hỏi sự nhạy bén và kinh nghiệm của chuyên gia y tế, nhằm đảm bảo xác định chính xác tình trạng và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp cho từng cá nhân.
Điều trị và phòng ngừa hội chứng PTSD
Mục tiêu của việc điều trị hội chứng PTSD là giảm các triệu chứng cảm xúc và thể chất, cải thiện chức năng hàng ngày và đối phó tốt hơn với các sự kiện gây rối loạn cho người bệnh.
Điều trị bằng thuốc
- Thuốc chống trầm cảm: Bao gồm các chất ức chế chọn lọc thụ thể serotonin (SSRIs) như citalopram (Celexa), fluoxetine (Pronoxox) Paxil), fluvoxamine (Luvox), sertraline (Doxepin);
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Như amitriptyline (Elavil), isocarboxazid (Doxepin);
- Thuốc giúp ổn định cảm xúc: Lamotrigine (Lamictal) và divalproex (Depakote);
- Thuốc chống loạn thần không điển hình: Như quetiapine (Seroquel), aripiprazole (Abilify) đôi khi cũng được chỉ định;
- Thuốc huyết áp: Đôi khi cũng được sử dụng nhằm để kiểm soát các triệu chứng như Prazosin (sử dụng cho những cơn ác mộng); clonidine (catapres) giúp cho giấc ngủ tốt hơn, propranolol (inderal) giúp thiểu sự hình thành các ký ức đau thương.
Tâm lý trị liệu
Để điều trị PTSD, các phương pháp tâm lý trị liệu đã được chứng minh là hiệu quả, bao gồm:
Tâm lý trị liệu là một phương pháp có thể giúp người bệnh vượt qua những di chứng tâm lý nặng nề
- Liệu pháp Nhận thức Hành vi (Cognitive Behavioral Therapy - CBT): CBT giúp người bệnh nhận diện và thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực liên quan đến trải nghiệm sang chấn. Bằng cách đối mặt với ký ức đau thương trong môi trường kiểm soát, người bệnh học cách giảm thiểu lo âu và cải thiện phản ứng cảm xúc.
- Liệu pháp Tiếp xúc Kéo dài (Prolonged Exposure Therapy - PE): PE tập trung vào việc giúp người bệnh đối diện trực tiếp với những ký ức hoặc tình huống gây sợ hãi mà họ thường tránh né. Qua việc tiếp xúc lặp đi lặp lại trong môi trường an toàn, người bệnh dần giảm bớt phản ứng lo âu và tăng khả năng kiểm soát cảm xúc.
- Liệu pháp Giải mẫn cảm và Tái xử lý bằng Chuyển động Mắt (Eye Movement Desensitization and Reprocessing - EMDR): EMDR kết hợp việc hồi tưởng ngắn gọn về trải nghiệm đau thương với các chuyển động mắt do chuyên gia hướng dẫn, nhằm thay đổi cách người bệnh phản ứng với ký ức đó và thúc đẩy quá trình chữa lành.
- Liệu pháp Tâm động học (Psychodynamic Therapy): Phương pháp này giúp người bệnh khám phá và hiểu sâu hơn về các xung đột cảm xúc nội tại liên quan đến trải nghiệm sang chấn, từ đó cải thiện nhận thức về bản thân và tăng cường khả năng đối phó.
- Liệu pháp Gia đình và Nhóm: Tham gia vào các buổi trị liệu gia đình hoặc nhóm cho phép người bệnh chia sẻ trải nghiệm, nhận được sự hỗ trợ từ người thân và những người có hoàn cảnh tương tự, giúp giảm cảm giác cô lập và tăng cường quá trình hồi phục.
Biện pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa PTSD, việc thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả là rất quan trọng.
- Nhận sự giúp đỡ của mọi người xung quanh để giảm đi sự căng thẳng;
- Tập trung vào cảm xúc tích cực và cười nhiều hơn;
- Đặt niềm tin vào việc có thể tự quản lý cảm xúc của chính mình;
- Tham gia các nhóm hỗ trợ sự kiện sau chấn thương hoặc sang chấn;
- Thực hành suy nghĩ tích cực;
- Xây dựng mối quan hệ và lối sống lành mạnh;
- Giữ liên lạc với bạn bè và người thân thân thiết trong gia đình.
Tóm lại, việc phòng ngừa PTSD đòi hỏi sự kết hợp giữa can thiệp tâm lý kịp thời, khi cần thiết, sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Những biện pháp này giúp giảm thiểu tác động của các sự kiện đau thương và tăng cường khả năng phục hồi tâm lý cho cá nhân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.