Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị đúng cách

Thu Hiền

26-07-2023

goole news
16

Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh lý về tâm thần khá phổ biến có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Bệnh này gây ra những ám ảnh về tâm lý khiến người mắc dễ mệt mỏi, lo âu, stress, trầm cảm. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển mãn tính và gây ra những hệ lụy về sức khỏe nghiêm trọng. Để nhận định rõ hơn về bệnh này, bạn đọc hãy cùng Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông xem ngay bài viết tổng hợp bên dưới nhé.

Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

Rối loạn lo âu lan tỏa có tên tiếng Anh là generalized anxiety disorder và gọi với tên khác là rối loạn lo âu toàn thể. Đây là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn lo âu có đặc điểm là lan tỏa sự lo âu dai dẳng. 

Chứng rối loạn lo âu này là bệnh lý tâm thần khởi phát trước tuổi 25 và tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới ít hơn so với nữ giới. Nếu không được điều trị bệnh có thể tiến triển thành mãn tính. Khi đó tỷ lệ phục hồi khá thấp, tỷ lệ tái phát trung bình. Yếu tố làm tăng nguy cơ chứng rối loạn lo âu gồm có tiền sử gia đình, bị sang chấn tâm lý, trầm cảm,..

Các triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa

Triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa diễn biến ở hai dạng về tâm lý thần kinh và thể chất. Cụ thể:

Triệu chứng về tâm lý thần kinh

Người bị mắc bệnh rối loạn lo âu lan tỏa có các triệu chứng về tâm lý thần kinh như sau:

  • Người mệt mỏi kéo dài.
  • Luôn cảm thấy lo lắng, bồn chồn, khó chịu, người không cảm thấy thoải mái.
  • Cảm thấy lo âu, mệt mỏi kéo dài mà không rõ nguyên nhân cụ thể.
  • Có nhiều suy nghĩ bộc phát không thể kiểm soát được, suy nghĩ này không phù hợp với thực tế.
  • Dễ bị kích động bộc phát, không kiểm soát được hành vi tâm lý của mình.
  • Luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi về những điều vô lý.
  • Mất tập trung, mất sự chú ý.
  • Rối loạn về hành vi ăn uống, có thể thèm ăn, chán ăn mà không rõ nguyên nhân.
  • Gặp rối loạn về giấc ngủ bởi người bệnh luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng.
  • Người bệnh dễ bị giật mình, chóng mặt, đầu óc trống rỗng, run rẩy.

Các triệu chứng phổ biến của người mắc chứng rối loạn lo âuCác triệu chứng phổ biến của người mắc chứng rối loạn lo âu

Triệu chứng về thể chất cơ thể

Đối với triệu chứng về thể chất cơ thể người bệnh sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:

Triệu chứng về tim mạch:

  • Tim đập nhanh.
  • Hồi hộp.
  • Đau ngực.
  • Có nguy cơ cao mắc bệnh lý về tim mạch.

Triệu chứng về tiêu hóa:

  • Buồn nôn.
  • Gặp các rối loạn tiêu hóa như viêm đường ruột, hội chứng viêm ruột kích thích,...
  • Khó chịu ở thượng vị.
  • Tiểu nhiều lần.
  • Sôi bụng, đau bụng.

Triệu chứng khác:

  • Dễ ra mồ hôi.
  • Đau đầu.
  • Đau cơ.
  • Đau vai gáy.
  • Căng nhức mắt do thường xuyên mất ngủ, khó ngủ.
  • Gặp các triệu chứng như tê cóng, lạnh và có cảm giác như có kim châm.
  • Đau ngực, khó thở.

Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu lan tỏa

Nguyên nhân của chứng rối loạn lan tỏa hiện chưa được xác định rõ ràng nhưng dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể:

  • Di truyền.
  • Bị những ám ảnh từ thời thơ ấu như từng bị lạm dụng, bị bắt nạt,...
  • Gặp các bệnh lý mãn tính khiến cơ thể đau đớn kéo dài. 
  • Thường xuyên sống hoặc làm việc ở môi trường căng thẳng.
  • Có tiền sử lạm dụng ma túy hoặc rượu bia trước đó. 

Một số biến chứng của rối loạn lo âu lan tỏa

Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nếu để tình trạng này kéo dài và không điều trị kịp thời. Bệnh lý này sẽ gây ra những ảnh hưởng như sau:

  • Khó tập trung vào công việc, học tập.
  • Giảm chất lượng công việc, sinh hoạt cuộc sống.
  • Không phân bổ thời gian hợp lý vì người bệnh bị tâm lý chi phối.
  • Có những tiêu hao năng lượng không cần thiết.
  • Tăng nguy cơ trầm cảm.

Bệnh cạnh đó bệnh lý này có thể diễn biến trầm trọng hơn gây ra những ảnh hưởng sức khỏe về thể chất khác như:

  • Gặp các vấn đề về tiêu hóa, đường ruột như loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích,...
  • Nhức đầu.
  • Đau nửa đầu.
  • Mắc các bệnh lý mãn tính.
  • Mất ngủ.
  • Mắc bệnh lý về tim mạch.
  • Ám ảnh.
  • Rối loạn hoảng sợ.
  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
  • Trầm cảm.
  • Có ý định tự tử.
  • Lạm dụng chất kích thích.

Phương pháp điều trị rối loạn lo âu lan tỏa

Cách điều trị rối loạn lo âu lan tỏa sẽ được chỉ định dùng thuốc và chữa bằng liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp cả hai. Cụ thể:

Dùng thuốc

Phác đồ điều trị rối loạn lo âu lan tỏa được kê đơn các thuốc chống trầm cảm, chống lo âu. Đối với thuốc chống trầm cảm sẽ sử dụng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và thuốc serotonin-norepinephrine (SNRI). Khi uống loại thuốc này người bệnh có thể mất vài tuần mới có thể bắt đầu lại công việc thường ngày. 

Sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu để giảm bớt bệnhSử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu để giảm bớt bệnh

Ngoài ra bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc chống trầm cảm khác như: duloxetine (Cymbalta), escitalopram (Lexapro), paroxetine (Paxil, Pexeva), venlafaxine (Effexor XR). 

Đối với thuốc chống lo âu sẽ sử dụng Benzodiazepines (thuốc an thần). Loại thuốc này sẽ giúp kiểm soát các dạng GAD nghiêm trọng và có hiệu quả trong việc giảm lo lắng nhanh chóng. Ngoài ra Buspirone cũng là thuốc chống lo âu được chỉ định sử dụng. Nhưng sử dụng Buspirone sẽ mất khoảng 3 - 4 tuần thì mới mang lại hiệu quả hoàn toàn.

Trị liệu bằng tâm lý trị liệu

Bên cạnh việc dùng thuốc thì trị liệu bằng tâm lý hành vi, nhận thức cũng được sử dụng nhiều để điều trị chứng rối loạn lo âu. Bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp hành vi - nhận thức (CBT) để xem xét những suy nghĩ, cảm xúc và giúp bệnh nhân nhận ra sự lo lắng quá mức của mình. Thông qua liệu pháp này người bệnh sẽ có thể loại bỏ được hành vi tiêu cực, loại bỏ suy nghĩ bốc đồng và học được các thói quen, suy nghĩ lành mạnh hơn.

Cách phòng ngừa rối loạn lo âu lan tỏa

Để phòng ngừa bệnh rối loạn lo âu lan tỏa bạn có thể làm những việc tích cực như sau:

1. Xây dựng các mối quan hệ xã hội rộng hơn

Bằng việc xây dựng các mối quan hệ xã hội, kết bạn, giao lưu với người khác sẽ giúp bạn làm dịu sự lo lắng, căng thẳng. Bạn hãy tìm một người bạn có thể tâm sự, trò chuyện mỗi ngày để giải tỏa tâm lý và chia sẻ mọi chuyện trong cuộc sống. 

Mỗi khi bạn cảm thấy lo lắng, hồi hộp bạn hãy giải tỏa nó ra bằng cách nói chuyện với người khác. Đồng thời hãy loại bỏ những mối quan hệ khiến bạn trở nên căng thẳng và tạo những mối quan hệ đáng tin cậy để bệnh lý được giảm bớt.

2. Tăng cường vận động

Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Cách này cũng giúp bạn bớt lo lắng, bớt suy nghĩ về những điều không tích cực và giảm bớt căng thẳng, lo âu. Tập thể dục thể thao sẽ khiến tinh thần thoải mái hơn và luôn suy nghĩ đến những điều tích cực nhất.

Người bị chứng rối loạn lo âu mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút để tập luyện. Chọn những bài tập phù hợp với sức của mình như: bơi lội, đi bộ, chạy bộ, nhảy múa, đạp xe,... Những bài tập này vừa tăng cường sức khỏe vừa giúp giải tỏa tâm lý rất tốt.

3. Học cách tĩnh tâm

Học cách tĩnh tâm sẽ là một phương pháp hỗ trợ tâm lý để loại bỏ những cơn bồn chồn, lo âu khá hiệu quả. Bạn có thể ngồi thiền, tập yoga để loại bỏ căng thẳng hoặc dành ít phút để đi ra ngoài hít thở không khí trong lành. Những việc làm này tưởng chừng đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao trong việc điều trị tâm lý, giảm lo lắng, bồn chồn.

Ngồi thiền giúp cơ thể tĩnh tâm, thư giãn hơnNgồi thiền giúp cơ thể tĩnh tâm, thư giãn hơn

4. Thư giãn mỗi ngày

Có nhiều bài tập giúp bạn luôn cảm thấy thư giãn và giảm thiểu các cơn lo âu, bồn chồn, hồi hộp. Cụ thể:

  • Tập hít thở sâu khi tim đập nhanh và khi cảm thấy lo âu, sợ hãi. Việc này sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn nhiều và giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Tập bài tập giãn cơ để giúp cơ bắp được thả lỏng và giúp đầu óc trở nên thư giãn hơn.
  • Ngồi thiền giúp bộ não được thay đổi, giúp con người tĩnh tâm hơn và tạo ra nguồn năng lượng thoải mái, vui tươi, giảm bớt lo lắng.

5. Sử dụng linh động các giác quan của cơ thể

Nếu như bạn không thể tương tác với mọi người như bình thường được thì có thể sử dụng các giác quan trên cơ thể. Việc sử dụng linh động các giác quan trên cơ thể sẽ giúp giảm triệu chứng lo lắng hiệu quả hơn nhiều. Cụ thể:

  • Hãy nhìn vào bất kỳ thứ gì khiến bạn cảm thấy thư giãn đầu óc như hoa lá, bức tranh, con vật, khung cảnh thiên nhiên đẹp,...
  • Nghe nhạc để tận hưởng những âm thanh khiến đầu óc cảm thấy thư thái hơn nhiều. Có thể nghe một bản nhạc nhẹ nhàng, du dương, tiếng chim hót, tiếng sóng biển, tiếng nước chảy, ...
  • Sử dụng khứu giác để ngửi những mùi mà bạn thích như nước hoa, đốt nến thơm, hít thở không khí trong lành,...
  • Sử dụng vị giác để nếm, thưởng thức những món ăn, cốc trà, nước ép mình yêu thích để giúp tâm trạng trở nên thư thái hơn.
  • Tự mình xoa bóp bàn tay, cổ chân hoặc nhờ người khác massage để giúp tâm trạng giải tỏa, thư giãn hơn.
  • Hãy tự mình đi đến những nơi bạn thích, những khung cảnh vui tươi sẽ giúp tinh thần được thoải mái hơn nhiều và hạn chế suy nghĩ tiêu cực.

Việc hiểu rõ về chứng rối loạn lo âu lan tỏa sẽ giúp mỗi người có thể nhận biết và phòng tránh bệnh một cách tích cực, hiệu quả nhất. Hãy học cách suy nghĩ tích cực, làm những điều mình thích hoặc đi du lịch đó đây sẽ khiến tâm trạng của bạn thư thái hơn nhiều. 

Mọi thông tin liên quan hãy liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ tận tình! Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,618

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám