Khắc phục chứng mất ngủ ở mẹ bầu theo từng giai đoạn của thai kỳ

Đào Thị Huyền

10-06-2021

goole news
16

Hiện tượng mất ngủ khi mang thai là một trong những nỗi sợ hãi của rất nhiều bà bầu, tình trạng kéo dài sẽ khiến các mẹ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi và khó chịu. Vì vậy cách khắc phục chứng mất ngủ ở mẹ bầu theo từng giai đoạn là điều vô cùng cần thiết giúp thể trạng của thai phụ khỏe mạnh trong suốt thời gian mang thai.

Tìm hiểu hiện tượng mất ngủ ở mẹ bầu 

Hiện tượng mất ngủ ở mẹ bầu là một trong những rối loạn về giấc ngủ, biểu hiện của các rối loạn đó là:

  • Khó đi vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ
  • Tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ (mỗi lần nhiều hơn 30 phút) 
  • Thức dậy quá sớm
  • Vẫn cảm thấy mệt sau khi thức dậy, không sảng khoái

Tìm hiểu hiện tượng mất ngủ ở mẹ bầu 

Mất ngủ khi mang thai là một trong những nỗi sợ hãi của rất nhiều bà bầu, tình trạng kéo dài sẽ khiến các mẹ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi và khó chịu

Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị mất ngủ về đêm?

Khó thở

Khi mang thai hormone cơ thể phụ nữ bị thay đổi khiến hơi thở sâu và chậm hơn dẫn đến cảm giác khó chịu khi ngủ. Thai nhi càng lớn thì phần dạ con ép lên cơ hoành dẫn tới tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu.

Đi tiểu nhiều lần

Dạ con không ngừng lớn lên chèn ép vùng bàng quang làm mẹ bầu cảm thấy đi tiểu nhiều lần trong đêm. Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở nhiều phụ nữ mang thai.

Đau lưng và nhức chân

Lưng và chân của mẹ ngày càng chịu sức nặng từ thai nhi gây nên cảm giác khó chịu khi ngủ. Không ít bà bầu trong những tháng cuối thai kỳ do thiếu canxi, kali hay sự gia tăng trọng lượng của thai dẫn tới chứng chuột rút ban đêm.

Vấn đề tiêu hóa

Mẹ bầu thường gặp tình trạng thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản vào những tháng cuối thai kỳ do con lớn dần khiến dạ dày bị chèn ép. Ngoài ra còn do thừa chất dinh dưỡng khi mang thai khiến mẹ bầu không hấp thụ hết gây chướng bụng, đầy hơi.

Ốm nghén

Các biểu hiện ốm nghén ở những tháng đầu thai kỳ như mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn.... cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị mất ngủ.

Khắc phục chứng mất ngủ ở mẹ bầu theo từng giai đoạn của thai kỳ

Ốm nghén là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị mất ngủ

Tăng nhịp tim

Khi mang thai, tim phải làm việc nhiều hơn bình thường để bơm máu tới dạ con. Nhịp tim tăng gây ra tình trạng mất ngủ.

Thai nhi ngày càng phát triển

Thai nhi bắt đầu đạp, xoay chuyển, nhào lộn vào những tháng cuối thai kỳ làm cho mẹ bầu khó ngủ hơn.

Lo lắng và căng thẳng

Những suy nghĩ, lo lắng trong thai kỳ về sự phát triển của thai nhi, vấn đề nuôi , chăm sóc dạy b, về công việc, gia đình cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị mất ngủ.

Những tác hại của tình trạng mất ngủ của mẹ bầu đối với thai nhi

Trẻ sinh ra dễ thiếu máu

Trong thời gian mang thai mẹ bầu ngủ muộn sau 23 giờ không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ mà còn làm chậm quá trình tự tạo máu tự nhiên của thai nhi trong bụng. Bởi trong khoảng thời gian từ 23 – 3 giờ sáng là thời điểm tốt nhất cho sự tạo máu trong cơ thể trẻ.

Trẻ sinh ra chậm phát triển

Sự thay đổi đồng hồ sinh học làm rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên của trẻ khi các mẹ thức quá khuya. Vì thế, khi phụ nữ mang thai ngủ quá muộn hay thiếu ngủ sẽ kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng của em bé, trẻ sinh ra có thể chậm phát triển, nhẹ cân….

Trẻ sinh ra hay quấy khóc

Mẹ bầu ngủ muộn kéo dài khiến trẻ trong bụng mẹ được sinh ra hay quấy khóc, tức giận

Những tác hại của tình trạng mất ngủ của mẹ bầu đối với thai nhi

Mẹ bầu ngủ muộn kéo dài khiến trẻ trong bụng mẹ được sinh ra hay quấy khóc, tức giận

Khắc phục chứng mất ngủ ở mẹ bầu theo từng giai đoạn

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

Trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai thường phải đối diện với một loạt cảm xúc từ lo lắng sợ hãi đến vui sướng. Đặc biệt sự gia tăng hormone progesterone trong thai kỳ mang thai sẽ gây ra nhiều mệt mỏi, khó chịu liên tục cho bà bầu. Ngoài ra chứng ốm nghén, buồn nôn, chóng mặt cũng khiến mẹ cảm thấy khó khăn hơn khi nằm ngủ.

Dưới đây là 1 số mẹo ngủ ngon cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ:

- Nghỉ ngơi nhiều và ngủ bất cứ lúc nào nếu có thể

- Uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng

- Ăn thực phẩm chứa nhiều chất lỏng vào ban ngày, hạn chế ăn ban đêm để có thể cắt giảm những lần đi vệ sinh vào ban đêm.

- Ngủ trong tư thế nghiêng về bên trái. Đây được coi là vị trí tốt nhất để đảm bảo sự lưu thông máu. Mẹ có thể sử dụng thêm gối ngủ đặt dưới bụng hoặc giữa hai đầu gối giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

- Khi đi ngủ vào ban đêm mẹ  không nên bật đèn sáng, chỉ sử dụng đền có ánh sáng dịu nhẹ để không bị mất ngủ.

- Xây dựng một lịch trình cho giấc ngủ đúng giờ

 Khắc phục chứng mất ngủ ở mẹ bầu theo từng giai đoạn

Uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

Khi bước vào 3 tháng giữa thai kỳ nhiều bà bầu thường lấy lại sự khỏe khoắn hơn. Những triệu chứng đi tiểu thường xuyên,  buồn nôn và chứng buồn ngủ cũng có nhiều khả năng biến mất. Nhưng cũng có rất nhiều bà bầu vẫn bị khó ngủ. Để mẹ ngủ ngon hơn, dưới đây là mẹo ngủ ngon cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ:

- Mẹ nên cố gắng tránh thức ăn gia vị chứa nhiều chất béo hoặc chiên để không bị ợ nóng

- Luôn ngủ với tư thế gối đầu cổ lên cao cao để giữ cho axit dạ dày không trào ngược lên cổ

- Chia bữa ăn nhỏ trong ngày

- Sử dụng thuốc kháng axit để hạn chế cho chứng ợ nóng (Phải được sử đồng ý của bác sĩ)

- Nằm nghiêng với đầu gối và hông cong khi ngủ

- Không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ 

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Đây là giai đoạn ngủ khó và bị mất ngủ  nhiểu nhất trong toàn bộ thai kỳ của các bà bầu. Với tần suất đi tiểu quá nhiều, tăng cân, tâm lý hồi hộp cho cuộc vượt cạn, các bà bầu thường khá tỉnh táo vào ban đêm. Bên cạnh đó, em bé trong bụng lại hay chuyển động điều này cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ bà bầu. Và trong giai đoạn cuối của thai kỳ, nhiều mẹ bầu thấy mũi bị sưng và nghẹt mũi, tình trạng chuột rút chân gây đau đớn, căng thẳng và mất ngủ vào ban đêm.

Mẹo có giấc ngủ ngon 3 tháng cuối thai kỳ:

- Ngủ nghiêng bên trái giúp cải thiện lưu thông máu trở lại với tim

- Sử dụng gối ngủ  

- Không sử dụng nước ngọt và đồ uống có ga 

- Nghe nhạc 15-30 trước khi đi ngủ

-  Hạn chế uống nhiều nước vào ban đêm 

- Tắm nước ấm, ngâm chân, ngửi tinh dầu tự nhiên cũng khiến mẹ dễ ngủ hơn

- Tạo không gian ngủ rộng rãi, thoải mái, đảm bảo đông mát, đủ ấm khi ngủ

  Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ mẹ có thể nghe nhạc để không bị mất ngủ

Nghe nhạc 15-30 trước khi đi ngủ để mẹ dễ ngủ sâu hơn

Bà bầu mất ngủ nên ăn gì?

Quả bầu: Bầu là quả có đặc tính an thần tuyệt vời giúp bà bầu ngủ ngon và xoa dịu cơ thể, tốt cho sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi.  Mẹ có thể sử dụng bầu để nấu canh, luộc chấm mắm kho quẹt… Đây là món vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Thì là: Thì là được xem là một loại thảo mộc giúp xoa dịu cơ thể và trí óc nên giúp bạn ngủ ngon. Ngoài ra, thì là giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và kiểm soát huyết áp trong thời gian mang thai.

Mật ong: Một số nghiên cứu cho thấy mật ong có tính chất thôi miên, giúp ngủ ngon, xoa dịu thần kinh trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên dùng mật ong với liều lượng vừa phải và chỉ nên dùng một chút mật ong trước khi đi ngủ thôi nhé.

Xà lách: Xà lách cũng có tác dụng an thần, giúp lọc máu và tăng cường hệ miễn dịch. Để đạt hiệu quả hơn, mẹ nên ép xà lách thành nước và uống trực tiếp hoặc ăn salad trộn sẽ giúp xoa dịu hệ thần kinh của bạn.

Yến mạch: Yến mạch là một loại ngũ cốc rất tốt cho hệ thần kinh và hệ tiêu hóa trong thời gian mang thai. Với đặc tính an thần mạnh, yến mạch giúp bà bầu đi vào giấc ngủ nhanh, sâu hơn  và hạn chế chứng mất ngủ. 

Cá: Cá chứa nhiều tryptophan giúp làm giảm cảm giác căng thẳng,  xoa dịu thần kinh và mang đến giấc ngủ sâu. Mẹ có thể sử dụng cá hồi, cá ngừ,…để cải thiện giấc ngủ cho mình

Tâm sen: Tâm sen là thần dược giúp điều trị mất ngủ. Tâm sen có tính hàn, vị đắng được dùng để chữa bệnh mất ngủ.

Củ sen: Củ sen chứa nhiều vitamin, trong đó vitamin B6 là một chất quan trọng trong việc tổng hợp hóa học tác động đến việc kiểm soát căng thẳng, lo lắng. Mẹ bầu có thể sử dụng củ sen hầm chung với móng giò vừa bổ dưỡng vừa giúp mẹ ngủ sâu.

Hạnh nhân: Canxi, Magie có trong hạt nhân rất cần thiết cho một giấc ngủ sâu. Ngoài ra mẹ bầu ăn vài hạt hạnh nhân vào buổi tối giúp cơ thể chống đói tốt và kiểm soát được cân nặng của mình hiệu quả. Đặc biệt hạnh nhân còn chứa a-xít folic giúp phòng ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh. 

Bà bầu mất ngủ nên ăn gì?

Ăn hạnh nhân giúp mẹ có một giấc ngủ sâu

 Sữa: Uống một ly sữa ấm giúp thần kinh thư giãn và tâm trí thoải mái, điều này sẽ giúp mẹ bầu đi vào giấc ngủ nhanh chóng và sâu.

Chuối: Chuối chứa nhiều vitamin và có tác dụng giải phóng năng lượng. Ăn một quả chuối chín vào buổi tối sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn và có giấc ngủ ngon hơn. ài.

Thực phẩm giàu thiamin: Thực phẩm giàu chất thiamin (vitamin B1) đặc biệt tốt trong việc giúp phụ nữ mang thai đi vào giấc ngủ. Đây là vitamin rất cần thiết cho giấc ngủ vì có hiệu quả an thần tuyệt vời và xoa dịu hệ thần kinh của bạn nữa. Các loại thực phẩm như trứng và phô mai cũng có nhiều loại vitamin này.

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ khắc phục chứng mất ngủ theo từng giai đoạn của thai kỳ để cơ thể không quá mệt mỏi và suy nhược. Tuy nhiên, tình trạng mất ngủ, khó ngủ trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của mẹ và em bé, vì vậy nếu đã áp dụng các phương pháp khắc phục tại nhà mà không hiệu quả, mẹ nên đến bệnh viện để được tư vấn cách chữa trị. Mọi thắc mắc cẩn giải đáp cũng như tư vấn về dinh dưỡng, chăm sóc thai kỳ, thai sản trọn gói tại Phương Đông vui lòng gọi 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,676

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám