Khô khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Hương Thắm

24-08-2022

goole news
16

Bệnh khô khớp gối là tình trạng các khớp phát ra tiếng lạo xạo khi vận động. Điều này gây ảnh hưởng tới quá trình đi lại, đứng lên, ngồi xuống hoặc thậm chí kéo dài có thể gây mất khả năng đi lại. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào, bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin làm rõ.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh khô khớp gối

Để việc điều trị diễn ra thuận lợi và hiệu quả thì việc xác định nguyên nhân dẫn tới hiện tượng khô khớp gối là rất cần thiết. Theo các bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, bệnh lý có thể xảy ra do một số yếu tố sau đây: 

Do tuổi tác

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người càng lớn tuổi thì nguy cơ bị khô khớp gối sẽ càng cao. Lý do là bởi dịch khớp gối sẽ ít đi kéo theo sự thoái hóa của khớp, sụn khớp và xương khớp theo tuổi tác. Tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa càng lớn. Điều này gây ra tình trạng khô khớp gối. 

Người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh khô khớp gối càng cao

Người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh khô khớp gối càng cao

Thường xuyên lao động nặng

Thường xuyên vận động, làm việc nặng. Bê vác và di chuyển có thể tạo lực đẩy mạnh. Dẫn tới những tổn thương sụn khớp. Điều này cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới quá trình tiết dịch bôi trơn, dẫn tới khớp gối bị khô. 

Đặc biệt ở những người trong độ tuổi trung niên. Việc thường xuyên phải lao động nặng dễ gây ảnh hưởng tới khớp gối nói riêng hoặc sức khỏe xương khớp nói chung. Vì thế giảm thiểu mật độ lao động là cách hiệu quả để bảo vệ khớp gối và hệ cơ xương khớp.

Chế độ dinh dưỡng thiếu và không đủ dưỡng chất

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu lượng canxi cùng các vitamin quan trọng để điều tiết việc tiết dịch khớp gối. Tình trạng kéo dài có thể gây ra hiện tượng khô khớp gối. Do đó thực đơn hàng ngày đủ chất dinh dưỡng; đồng thời chú ý bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi là cách để tăng cường sự chắc khỏe cho hệ xương khớp. 

Thiếu chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khô khớp gối

Thiếu chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khô khớp gối

Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh

Một vài loại thuốc điều trị các bệnh lý có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng tới xương khớp. Tình trạng khô khớp gối có thể xảy ra nếu bạn không lưu ý tới việc dùng thuốc tây. 

Các triệu chứng thường gặp 

Bác sĩ chuyên khoa cảnh báo bệnh khô khớp gối thường có triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Vì thế nếu không chú ý có thể bỏ qua việc phát hiện bệnh lý ở giai đoạn sớm. Dẫn tới việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh lý khô khớp gối bao gồm:

Khô khớp gối gây ra hiện tượng đau âm ỉ, cơn đau tăng lên khi di chuyển

Khô khớp gối gây ra hiện tượng đau âm ỉ, cơn đau tăng lên khi di chuyển

  • Hiện tượng đầu gối bị đau âm ỉ, đau nhẹ và cơn đau gia tăng khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế. 
  • Khi người bệnh đứng lên ngồi xuống sẽ xuất hiện cảm giác nhức, mỏi. 
  • Khi leo cầu thang thường có tiếng lạo xạo phát ra ở đầu gối. Tiếng kêu càng to thì bệnh lý càng nặng hơn. 
  • Các cơn đau khớp gối có thể xuất hiện nhiều hơn vào buổi đêm. Mỗi buổi sáng thức dậy hoặc khi thay đổi thời tiết. 

Khô khớp gối kéo dài có nguy hiểm không?

Khô khớp gối nên uống thuốc gì và có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Theo chuyên gia tình trạng khớp tiết ít hoặc thậm chí là không tiết các chất nhờn giúp bôi trơn khớp gối khi vận động. Có thể dẫn tới đau nhức, tê cứng khi di chuyển và hoạt động. 

Căn cứ vào các dấu hiệu khô khớp gối cũng như diễn biến của bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa đánh giá tình trạng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên về lâu dài hiện tượng khớp gối bị khô có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của người mắc, cụ thể như sau:

  • Hạn chế khả năng vận động của khớp: Khi khớp gối bị khô. Người bệnh sẽ gặp phải khó khăn khi thực hiện hoạt động leo cầu thang, đi đứng, duỗi chân, đứng lên ngồi xuống,...
  • Đau nhức kéo dài: Tình trạng kéo khiến sụn khớp dần bị bào mòn dẫn tới lộ phần đầu xương. Trong quá trình hoạt động, 2 đầu xương sẽ ma sát với nhau. Gây ra tình trạng đau, khó chịu, thậm chí cơn đau còn có thể kéo dài và không ngắt. 
  • Nguy cơ teo cơ, biến dạng khớp: Các đối tượng bị khô khớp phát triển nặng có thể dẫn tới tình trạng teo cơ quanh khớp.
  • Liệt khớp: Đây được đánh giá là biến chứng nguy hiểm và nghiêm trọng nhất. Khi các khớp khô cứng và khó vận động kéo dài có thể dẫn tới tình trạng liệt suốt đời. 

Biện pháp điều trị hiệu quả

Tình trạng khớp gối bị khô cần được điều trị như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tình trạng được điều trị thông qua sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật. Phát hiện càng sớm thì quá trình chữa bệnh càng nhanh chóng và thuận lợi. 

Dùng thuốc

Điều trị nội khoa là phương pháp phổ biến trong việc cải thiện tình trạng khớp gối bị khô. Khô khớp gối nên uống thuốc gì? Căn cứ vào mức độ, tình trạng cụ thể, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc sau:

Sử dụng thuốc là cách điều trị khô khớp gối được nhiều người lựa chọn

Sử dụng thuốc là cách điều trị khô khớp gối được nhiều người lựa chọn

  • Thuốc chống viêm và giảm đau.
  • Thuốc phục hồi chức năng của khớp. Thông thường các loại thuốc này có chứa thành phần sụn khớp hoặc thuốc chống thoái hóa khớp như collagen type 2, chondroitin, acid hyaluronic…

Phẫu thuật

Bệnh nhân nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị theo đúng phương pháp và lộ trình phù hợp nhất. Tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà theo các phương pháp dân gian. 

Khi biện pháp điều trị bằng thuốc không đáp ứng. Bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển và gây đau đớn bác sĩ khuyên áp dụng phương pháp phẫu thuật. Phẫu thuật được áp dụng là thay khớp gối.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh khô khớp gối?

Để điều trị tình trạng khớp gối bị khô. Bên cạnh dùng thuốc, chế độ ăn cũng giữ một vị trí hết sức quan trọng. Người bệnh cần nắm chắc những thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong phần sau đây. 

Người bệnh khô khớp gối nên ăn gì?

Tình trạng khớp gối bị khô nên ăn gì để cải thiện và phục hồi là câu hỏi chung của rất nhiều người. Dưới đây là tổng hợp những nhóm thực phẩm người bệnh nên ăn để cải thiện tình trạng này. 

Người bị khô khớp gối nên bổ sung rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày

Người bị khô khớp gối nên bổ sung rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày

  • Nhóm các thực phẩm giàu acid béo.
  • Nhóm sữa cùng với các chế phẩm từ sữa.
  • Cà chua.
  • Rau xanh.
  • Các loại hạt và ngũ cốc. 
  • Khoai lang.
  • Hải sản.
  • Nhóm trái cây giàu vitamin C.
  • Dầu oliu.

Người bị khô khớp gối không nên ăn gì?

Người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không tốt với sức khỏe xương khớp sau đây:

  • Nội tạng động vật: Đây là thực phẩm có thể làm cản trở việc hấp thu, vận chuyển canxi và kích thích các phản ứng viêm. Từ đó khiến dẫn tới tình trạng lão hóa khớp và khớp sẽ trở lên khô cứng hơn. 
  • Các loại thức ăn nhiều dầu mỡ: Nhóm thực phẩm sẽ làm tăng độ sưng viêm, gây cản trở quá trình làm lành các tổn thương, dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài. 
  • Thực phẩm có chứa nhiều muối: Bao gồm cà muối, cá khô hoặc dưa muối,... nhóm thực phẩm này có thể làm gia tăng tốc độ thoái hóa cơ xương khớp. Do đó làm giảm sự tiết dịch, bôi trơn khớp gối, khiến khớp gối dễ dàng bị tổn thương. 
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều đường: Bao gồm bánh, kẹo, trà sữa,...
  • Người bị khô khớp gối không nên sử dụng chất kích thích và các đồ uống có chứa cồn. Thành phần có thể làm giảm lượng oxy tới khớp, đồng thời tăng tốc độ tiêu hủy xương, khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng hơn. 

Khô khớp gối có nên đi bộ không?

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc chung của nhiều người. Thậm chí có người lo lắng việc đi bộ sẽ gia tăng áp lực lên trên khớp gối, khiến tình trạng trở nên tệ hơn. 

Việc đi bộ giúp tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt của xương khớp

Việc đi bộ giúp tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt của xương khớp

Trên thực tế các cơn đau ở khớp gối có thể khó chịu mỗi khi người bệnh vận động. Tuy nhiên đây lại được xem là giải pháp tốt để làm thuyên giảm các vấn đề về cứng khớp hoặc đau nhức khớp. Chuyên gia đã chỉ ra việc vận động nhẹ nhàng và thường xuyên là cách để giúp sụn khớp có thể nhận đủ các chất dinh dưỡng, đồng thời cải thiện sức khỏe. 

Bệnh nhân có phương pháp đi bộ phù hợp với thể lực và khả năng thì đôi chân sẽ được tăng sự dẻo dai. Đi bộ cũng giúp tăng tính linh hoạt của xương khớp, giảm cân từ đó giảm áp lực lên đầu gối. Tuy nhiên bệnh nhân cần phải đi bộ đúng phương pháp, nếu không sẽ làm gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan tới khô khớp gối. Hy vọng bài viết đã mang đến nhiều kiến thức bổ ích, giúp bạn đọc có được cái nhìn toàn diện về tình trạng khô khớp gối và có phương pháp điều trị đúng, hiệu quả. Khi cần tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ hotline 19001806 để được hỗ trợ. 

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

4,021

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

PGS.TS. Bác sĩ

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

PGS.TS. Bác sĩ

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám