Một số nguyên nhân gây bệnh cơ xương khớp
Bệnh cơ xương khớp xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Nhưng tỷ lệ nữ giới mắc phải nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân gây bệnh được chia thành 2 nhóm là nguyên nhân chủ quan và khách quan. Biết được nguyên nhân sẽ giúp người bệnh trị các bệnh về hệ vận động.
Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan bao gồm những yếu tố không thể thay đổi được như giới tính, tuổi và di truyền.
- Giới tính: nguy cơ mắc bệnh về cơ xương khớp ở nữ giới cao hơn nam giới. Nữ giới thì thường mắc các bệnh như khớp dạng thấp, lupus, xơ cứng bì, thoái hóa khớp; còn nam giới thì xuất hiện các bệnh như gút, các bệnh lý về cột sống huyết thanh âm tính.
- Tuổi tác: tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp, loãng xương sẽ càng tăng. Càng nhiều tuổi thì các sụn khớp sẽ càng lão hóa, mỏng dần, dịch khớp tiết ra ít đi. Làm xuất hiện tình trạng bong tróc đầu sụn khớp, cọ sát vào nhau gây đau nhức khi vận động, đổi tư thế. Khi trời lạnh hay thời tiết thay đổi thì mức độ đau cũng tăng lên.
- Yếu tố di truyền: có một số người khi sinh ra bị khuyết thiếu, dị dạng hoặc sụn khớp bị lỗi. Nên nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường. Những người mang gen HLA- B27 có nguy cơ mắc các bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan những yếu tố có thể thay đổi được như là béo phì - thừa cân; đặc tính công việc; chế độ dinh dưỡng không làm mạnh.
- Bị béo phì, thừa cân: trọng lượng cơ thể lớn đã tăng sức ép lên khớp làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Béo phì là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh về cơ xương khớp
- Đặc tính công việc: một số công việc căng thẳng lặp đi lặp lại có thể dẫn tới thoái hóa khớp hoặc viêm gân. Tư thế sinh hoạt, ngồi làm việc sai cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Gây gù vẹo cột sống, đau do cơ co cứng,...
- Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh như ăn nhiều thực phẩm chứa đạm sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh gút,...
Tuy nhiên những yếu tố này có thể thay đổi được vì chúng ta có thể can thiệp. Giúp ngăn ngừa và làm chậm diễn biến bệnh, hoặc thậm chí là chữa khỏi bệnh nếu tuân thủ tốt hướng dẫn của bác sĩ.
Cách phòng tránh các bệnh xương khớp
Phòng ngừa bệnh xương khớp áp dụng cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Từ khi sinh ra cho đến khi tuổi đã cao một cách hiệu quả bằng cách thực hiện hằng ngày và thường xuyên.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp bạn phòng tránh được các bệnh về xương khớp. Nên nếu bạn có một chế độ phù hợp thì sẽ tránh được bệnh này rất hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bạn phòng tránh các bệnh về xương khớp
Canxi là chất dinh dưỡng rất tốt cho hệ xương khớp. Bổ sung canxi cho cơ thể sẽ giúp phòng các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, chống loãng xương.
Bạn có thể bổ sung canxi qua việc ăn các thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, cua,…
Ngoài ra thì sữa cũng chứa nhiều canxi. Bạn có thể uống 1- 2 cốc sữa mỗi ngày để phòng tránh bệnh xương khớp. Cùng với đó là bổ sung rau quả như súp lơ, rau cải, cam, dâu tây, đu đủ,… để hệ xương vững chắc. Hạt dẻ, hạnh nhân, đậu phộng,… chứa boron- chất giúp xương chắc khỏe.
Duy trì cân nặng ổn định, hợp lý
Khi bị béo phì, thừa cân sẽ làm tăng lực đè nặng lên khớp làm tổn thương đến các khớp. Đặc biệt là đối với trẻ em. Ở trẻ em hệ thống xương khớp chưa được phát triển toàn diện. Nên nếu áp lực quá lớn lên những vùng xương khớp như cột sống, khớp háng, khớp gối hay cổ chân làm tổn thương hệ xương khớp từ sớm.
Do đó, bạn cần điều chỉnh cân nặng, duy trì ở mức ổn định, hợp lý để giảm bớt sức nặng lên khớp. Giảm cân là một trong những biện pháp phòng chống bệnh cơ xương khớp hiệu quả.
Giảm cân là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng chống bệnh cơ xương khớp
Trẻ bị béo phì sẽ gặp các vấn đề về xương khớp. Nhưng cơ thể không có biểu hiện ra ngoài. Việc bố mẹ khuyến khích con chơi bóng rổ, đá bóng, chảy bộ hoặc nhảy dây,… là một sai lầm vì nó sẽ khiến hệ xương khớp của trẻ càng bị tổn thương nhiều hơn.
Cách giảm cân tốt nhất cho con đó là điều chỉnh chế độ ăn uống, cho trẻ đi bơi, đạp xe hoặc làm việc nhà,...
Với người lớn, người già bị thừa cân, béo thì cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống. Nên ăn nhiều rau xanh, tránh cây để bổ sung vitamin. Đồng thời tránh xa những thực phẩm chế biến sẵn. Kết hợp tăng cường vận động với các bài tập như yoga, tập với bóng, vận động nhẹ nhàng vừa giúp giảm cân vừa để cơ thể linh hoạt.
Loại bỏ những thói quen không tốt cho xương khớp
Những thói quen không tốt cho hệ cơ xương khớp mà bạn cần bỏ ngay từ bây giờ đó là:
- Không dùng gói cao hơn 6cm để ngủ.
- Tránh nằm ngủ trên các loại đệm quá mềm.
- Hạn chế việc nằm võng.
- Không đặt máy tính quá thấp để tránh thoái hóa đốt cổ.
- Khi dùng điện thoại không nên cúi gằm.
- Khi bê, nhấc đồ không cúi khom người.
- Không nhấc vật nặng một cách đột ngột với tư thế chưa thoải mái.
- Không nên làm quá sức, nếu vật quá nặng hãy gọi người hỗ trợ.
Không nên giữ quá lâu một tư thế
Các chuyên gia cho biết, để giảm áp lực cho xương ngoài việc vận động, ăn uống lành mạnh thì bạn cũng nên tránh việc giữ một tư thế quá lâu.
Hãy thay đổi tư thế tối đa 90 phút 1 lần
Một số công việc đặc thù như lái xe, ngồi sửa đồ, may vá quần áo hoặc dân văn phòng thường xuyên ngồi làm việc với máy tính. Khiến cho nhóm người này phải ngồi quá lâu với cùng 1 tư thế làm tăng áp lực lên hệ xương khớp, đồng thời khiến cho khí huyết khó lưu thông. Dễ xuất hiện tình trạng tắc mạch dẫn đến teo cơ, loãng xương.
Do đó, cách phòng ngừa bệnh xương khớp hiệu quả mà đơn giản đó là bạn không nên ngồi hoặc quá lâu 1 tư thế. Mà hãy thay đổi tối đa 90 phút 1 lần. Hãy đứng dậy, đi lại vận động nhẹ nhàng, ép giãn, xoay các khớp cổ tay, chân, vai,...
Cũng không nằm quá lâu trên giường. Trường hợp phẫu thuật xương khớp bắt buộc phải nghỉ ngơi tại giường nhưng bạn có thể vận động những khớp tự do thay vì nằm yên bất động. Ví dụ như phẫu thuật cột sống thì vận động khớp tay, chân khi nằm nghỉ tại giường.
Cùng với đó là có nhiều bệnh người cao tuổi thường có xu hướng nằm quá lâu, ít vận động khiến cho các khớp bị cứng, dính và tăng mức độ loãng xương. Thậm chí là teo cơ, loét ở vùng tì đè khiến cho quá trình điều trị khó khăn và kéo dài hơn.
Giữ nhịp sống thoải mái
Hãy cân đối giữa nghỉ ngơi và làm việc để cơ thể được nghỉ ngơi
Hãy sắp xếp công việc hợp lý, cân đối giữa nghỉ ngơi và làm việc. Hãy nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể chúng ta đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Do đó tránh lặp đi lặp lại 1 công việc hay 1 tư thế kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Tuy lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ gây tổn thương cho các khớp.
Lời khuyên từ bác sĩ
Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp có 2 lời khuyên dành cho tất cả mọi người về vấn đề bệnh cơ xương khớp để đảm bảo chức năng của hệ cơ và hệ xương như sau:
- Một là, hãy quan tâm nhiều hơn đến hệ cơ xương khớp. Tuyệt đối không được cố chịu định để bệnh nặng mới chữa, lúc này vừa tốn tiền, tốn thời gian mà hiệu quả lại không cao.
- Hai là, nếu mắc bệnh, hoặc phát hiện dấu hiệu của bệnh thì hãy hạn chế vận động và đến bác sĩ ngay để được khám và điều trị, tránh việc tự ý mua thuốc, mua theo đơn của người khác. Có thể bệnh là giống nhau nhưng cơ địa mỗi người là khác nhau nên phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra cũng khác nhau để phù hợp.
Hai lời khuyên quan trọng bác sĩ dành cho tất cả mọi người về bệnh cơ xương khớp
Bệnh viện đa khoa Phương Đông là đơn vị chuyên khám và điều trị các bệnh xương khớp bởi đội ngũ y bác sĩ đầu ngành cùng hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo mang đến hiệu quả cao nhất cho người bệnh. Liên hệ ngay Hotline 1900 1806 để đặt lịch khám, tránh phải xếp hàng chờ đợi.