Ký sinh trùng sốt rét và tổng quát về đặc điểm, vòng đời

Thu Hiền

03-02-2024

goole news
16

Tại Việt Nam, số lượng ca mắc bệnh sốt rét ngày càng gia tăng vào thời điểm đầu và cuối mùa mưa. Đối tượng mắc bệnh đa số là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn tuổi và thai phụ. Nguyên nhân chính gây bệnh là sự xâm nhập của ký sinh trùng sốt rét từ tuyến nước bọt của muỗi vào cơ thể người. Nếu mỗi người tự trang bị kiến thức về đặc điểm, phương thức lây nhiễm ký sinh trùng sốt rét và cách phòng ngừa thì sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Đôi nét về ký sinh trùng sốt rét 

Ký sinh trùng sốt rét là gì?

Tên của ký sinh trùng sốt rét là Plasmodium - một chi của ký sinh trùng đơn bào thuộc lớp bào tử. Lối sống dinh dưỡng của chúng là kí sinh trên cơ thể. Đây là ký sinh gây bệnh sốt rét chủ yếu ở trẻ em và người trưởng thành. Hiện nay có trên 200 loài tồn tại với hình thái và khu vực sống khác nhau.  

Các loại chủng ký sinh trùng sốt rét hiện nay 

Trùng sốt rét có 5 chủng ký sinh được phát hiện bao gồm: 

  • Plasmodium Falciparum: đây là loại gây bệnh chủ yếu tại Việt Nam, chiếm tới 70- 80%, loại này chỉ sinh trưởng tại vùng khí hậu nóng ẩm. 
  • Plasmodium Vivax: khoảng 20- 30% số ca mắc do lại chủng Vivax, trùng này thường phát triển ở nơi có khí hậu lạnh.
  • Plasmodium Ovale: hiện chưa phát hiện chủng này tại Việt Nam, chỉ gặp ở châu Phi. 
  • Plasmodium Malaria: chủng này sinh trường kém ở môi trường nóng ẩm nên ít gặp ở châu Á. 
  • Plasmodium Knowlesi: đây là chủng ký sinh ở khỉ có khả năng gây bệnh cho người. 

Plasmodium Falciparum là thể gây bệnh chính ở Việt NamPlasmodium Falciparum là thể gây bệnh chính ở Việt Nam

Trùng sốt rét có đặc điểm gì? 

Đặc điểm về hình thể ký sinh trùng sốt rét 

 Có 4 giai đoạn phát triển trong cơ thể người

  • Thể nhẫn và tự dưỡng: là dạng đầu tiên của ký sinh trùng khi mới tiến vào hồng cầu. Dạng tự dưỡng non có hình nhẫn với một chấm đỏ ở nhẫn, tế bào chất là một vòng cung màu xanh bao quanh không bào tiêu hoá. Theo thời gian, ký sinh trùng phát triển thành tự dưỡng già với nhân to hơn và tế bào chất dày hơn.
  • Thể phân liệt: dây là thời điểm chúng phân chia thành nhiều mảnh gọi là mảnh trùng. Chúng sẽ phân chia đến mức có thể phá vỡ hồng cầu này và tìm hồng cầu bình thường khác để xâm nhập và phá vỡ 
  • Thể giao bào: là thể hữu tính gồm giao bào đực và giao bào cái, thể này tồn tại ở dạ dày muỗi. 

Đặc điểm về dinh dưỡng của trùng sốt rét 

Trùng sốt rét là động vật nguyên sinh có đời sống kí sinh. Đối tượng tấn công là hồng cầu ở người. Nhờ vết cắn của muỗi Anophen, trùng sốt rét kí sinh nội bào hồng cầu, ăn chất nguyên sinh ở hồng cầu và sản sinh nhiều kí sinh cho đến khi hồng cầu bị vỡ. Sau đó, chúng sẽ tìm hồng cầu khác để chui vào và phá vỡ, lặp lại chu trình ký sinh. 

Trùng sốt rét lây nhiễm qua đường nào? 

Con đường truyền bệnh chủ yếu qua vết cắn của muỗi, đặc biệt là muỗi Anophen chuyên sống ở vùng ẩm ướt, vùng rừng núi. Đối tượng dễ bị nhiễm bệnh bao gồm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người trưởng thành và thai phụ. 

Có 4 con đường lây bệnh: 

  • Do muỗi truyền: do bị muỗi Anophen đốt - đây là phương thức chủ yếu. 
  • Do truyền máu có nhiễm ký sinh trùng Plasmodium gây hại. 
  • Do từ mẹ truyền sang con qua nhau thai - đây là trường hợp hiếm gặp. 
  • Do tiêm chích có dính máu ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. 

Phương thức truyền bệnh chủ yếu là do muỗi đốtPhương thức truyền bệnh chủ yếu là do muỗi đốt

Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?

Bệnh sốt rét không thể truyền trực tiếp từ người bệnh sang người khoẻ mạnh mà không có vật trung gian truyền bệnh. Muỗi chính là vật trung gian truyền ký sinh trùng sốt rét vào cơ thể người theo đường máu, sau đó di chuyển đến gan. Chúng sẽ ở trong gan vài ngày để phát triển số lượng sau đó quay lại hệ thống máu. Lúc này các biểu hiện của bệnh bắt đầu xuất hiện và cần điều trị ngay lập tức. 

Bệnh nhân bị sốt rét còn nguồn lây bệnh khi giao bào ký sinh trùng còn trong máu. Khi muỗi đốt những người này, nó sẽ bị nhiễm bệnh và truyền ký sinh trùng vào người tiếp theo nó đốt. Muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét có khả năng truyền bệnh suốt cuộc đời. 

Bệnh sốt rét ở nước ta thường có tốc độ lây lan mạnh vào tháng 4- 5, tháng 9- 10 (đầu và cuối mùa mưa). Đặc biệt với miền Nam, bệnh sốt rét xuất hiện quanh năm và phát triển nhiều vào mùa mưa. 

Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét 

Trùng sốt rét trong cơ thể muỗi 

Muỗi Anophen là loại thích ứng với sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét. Dạ dày muỗi tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh sản hữu tính (sự kết hợp giữa giao bào đực và giao vào cái) để tạo thành hợp tử. Sau đó, hợp tử phát triển thành trứng. Trứng khi đủ điều kiện sẽ tự chui ra ngoài thành dạ dày muỗi, phóng thích các thoa trùng vào tuyến nước bọt của muỗi. Ở giai đoạn này, chúng đã sẵn sàng truyền bệnh và bắt đầu chu kỳ mới trong cơ thể người bị nhiễm. 

Trùng sốt rét trong cơ thể con người 

Muỗi Anophen cái khi cắn vào người khoẻ mạnh, các thoa trùng từ tuyến nước bọt xâm nhập vào hệ thống mạch máu đến gan. Chúng tiến vào tế bào chủ và sinh sản vô tình, đây được gọi là chu trình tiền hồng cầu. Một thoa trùng có thể tạo từ 10000 đến hơn 30000 mảnh trùng.

Trùng sốt rét ký sinh ở gan

Sau khi tiến vào cơ thể người qua đường máu, ký sinh trùng nhanh chóng đến gan. Tại đây, chúng bắt đầu phân chia đến một lượng nhất định làm tế bào gan bị vỡ ra giải phóng ký sinh trùng mới, đây là giai đoạn phát triển của nhiều thoa trùng. Trong giai đoạn phát triển và nhân lên ở gan chúng không gây ra bất kì triệu chứng phát bệnh nào. 

Trùng sốt rét ký sinh ở hồng cầu

Sau giai đoạn sinh trưởng ở gan, chúng sẽ bắt đầu xâm nhập vào các tế bào hồng cầu. Chúng tiếp tục phát triển, sinh sản vô tính đến một lượng có thể làm vỡ hồng cầu để giải phóng thế hệ kí sinh trùng mới. Quá trình này khiến nồng độ hồng cầu bị suy giảm nặng, bắt đầu xuất hiện triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, rét run, buồn nôn, và trong trường hợp nặng có thể gây tử vong. 

Từ đó, ký sinh trùng sốt rét liên tục tạo ra những vòng sốt rét trên cơ thể người, tạo những biến chứng nguy hiểm cho đến khi có sự can thiệp. 

Đối với chủng P.vivax và P.ovale, ký sinh trùng không phân chia ngay mà nằm yên trong thời gian dài ở thể ngủ. Các thể này tiềm tàng trong gan, từng đợt thành thể phân liệt, vỡ ra từng mảnh trùng vào máu gây ra những cơn tái phát. 

Ký sinh trùng sốt rét sinh sản vô tính ở hồng cầu để giải phóng thế hệ ký sinh trùng mớiKý sinh trùng sốt rét sinh sản vô tính ở hồng cầu để giải phóng thế hệ ký sinh trùng mới 

Vòng đời phát triển của trùng sốt rét 

Vòng đời cơ bản của ký sinh trùng gây bệnh sốt rét như nhau: 

  • Giao tử đực và cái bắt đầu sản sinh trong dạ dày muỗi, sau đó trứng phóng thích thoa trùng vào tuyến nước bọt muỗi cái Anophen. 
  • Muỗi Anophen đốt người khoẻ mạnh, ký sinh trùng theo đường máu vào cơ thể người. Chúng nhanh chóng tiến vào đến gan. 
  • Các thoa trùng phát triển thành thể phân liệt rồi giải phóng các mảnh trùng. Sự nhân lên của ký sinh trùng trong gan gọi là chu kỳ tiền hồng cầu.
  • Các mảnh trùng di chuyển chui vào trong hồng cầu, tại đây chúng nhân đôi vô tính. Trong đó, các mảnh trùng phát triển thành thể tư dưỡng rồi trưởng thành thành thể phân liệt. 
  • Các thể phân liệt sau đó vỡ ra và giải phóng các thoa trùng. Sau từ 48 đến 72 giờ, chúng làm vỡ hồng cầu và giải phóng thoa trùng vào huyết tương, gây các dấu hiệu lâm sàng của sốt rét. 
  • Khi muỗi đốt vào người bệnh, chúng sẽ bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét và trùng khi đốt người tiếp theo. 
  • Các thoa trùng di chuyển đến tuyến nước bọt của muỗi, tại đây chúng sẵn sàng để được truyền vào vật chủ mới và tiếp tục vòng đời của trùng sốt rét.

Cách phòng tránh trùng sốt rét 

 Trùng sốt rét là nguyên nhân gây bệnh sốt rét ở người, để phòng tránh các bệnh từ loại trùng này, người dân cần thực hiện các bước sau: 

  • Nâng cao ý thức về bệnh sốt rét: nhận thức được mức độ nguy hiểm khi bị nhiễm bệnh cùng những dấu hiệu thường gặp, cách điều trị. Nâng cao ý thức và chung tay cùng địa phương dọn dẹp khu vực sinh sống, góp phần đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh. 
  • Loại bỏ nơi trú ẩn của muỗi: phát quang bớt bụi rậm, đậy nắp chum vại, không để nước ứ đọng thành vũng. Không nên xây dựng chuồng gia súc gần nhà ở. Luôn dọn dẹp vệ sinh nhà ở, tránh ẩm thấp. 
  • Phòng ngừa bị muỗi đốt bằng cách dùng tinh dầu, nhang xua đuổi muỗi, khuyến khích nên ngủ trong mùng. 
  • Lập chế độ cung cấp dưỡng chất để cơ thể không bị suy nhược, thường xuyên uống nước ấm, tránh ăn những món có gia vị mạnh, những đồ uống có cồn. 
  • Khi phát hiện bị sốt rét nên đến các cơ sở y tế để được điều trị. 

Ngủ trong mùng là phương pháp tránh bị muỗi đốt vào ban đêmNgủ trong mùng là phương pháp tránh bị muỗi đốt vào ban đêm

Một số câu hỏi thường gặp 

Trùng sốt rét di chuyển bằng bộ phận nào?

Khác với trùng kiết lị có chân giả thực hiện chức năng di chuyển, trùng sốt rét không có bộ phận di chuyển.  

Trùng sốt rét sinh sản như thế nào? 

Trùng sốt rét trải qua 3 giai đoạn sinh sản: 

Giai đoạn 1: Ký sinh trong gan.

Giai đoạn 2: Trong hồng cầu. 

Giai đoạn 3: Hữu tính trong muỗi. 

Trùng sốt rét có lối sống như thế nào?

Vật chủ trung gian gây bệnh sốt rét là muỗi Anophen, truyền vào máu người. Lối sống chính của trùng là kí sinh trong máu bằng cách phá huỷ các tế bào hồng cầu.  

Quy trình nhuộm giemsa tìm ký sinh trùng sốt rét

Sử dụng phương pháp nhuộm giemsa dựa trên hình thể, tính chất, cấu tạo và kích thước. 

Các bước tiến hành bao gồm: 

  • Sử dụng kim chích vào vị trí sát khuẩn, sâu vừa phải khoảng 1mm. Dùng bông khô lau sạch để loại bỏ giọt máu đầu, vuốt ngón tay nhẹ nhàng từ trên xuống. 
  • Dùng lam kính để soi xét mẫu máu. 
  • Sát khuẩn tay bệnh nhân. 
  • Đánh dấu tiêu bản máu, để khô.
  • Tiến hành soi dưới kính hiển vi 100x, ghi nhận kết quả về ký sinh trùng và nhận xét tiêu bản nhuộm. 

Kết luận

Trùng sốt rét là nguyên nhân gây bệnh sốt rét điển hình ở người. Chúng không thể truyền trực tiếp từ người sang người mà cần vật trung gian là muỗi. Khi chúng vào cơ thể người, ở giai đoạn ký sinh trong gian, không xuất hiện triệu chứng của bệnh. Sau khi từ gan đến hồng cầu, chúng sẽ sinh sản cho đến khi hồng cầu vỡ, từ đây những dấu hiệu của bệnh bắt đầu xuất hiện. Việc tự nâng cao nhận thức về đặc điểm tổng quát của trùng sốt rét sẽ giúp người dân phòng ngừa những trường hợp lây nhiễm. 

Nếu có bất cứ thắc mắc về bệnh sốt rét hoặc bất kì bệnh nào khác thì hãy vui lòng liên hệ qua hotline 1900 1806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn hoặc để lại thông tin tại Đặt lịch khám để đặt lịch.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,004

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám